Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 42)

5. Cấu trúc của luận văn

2.2. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu

- Địa điểm nghiên cứu: Luận văn được thực hiện nghiên cứu tại huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.

- Thời gian nghiên cứu: Luận văn được nghiên cứu từ tháng 7 năm 2014 đến tháng 3 năm 2015.

2.3. Các công cụ đƣợc sử dụng

Trong quá trình nghiên cứu tác giả sử dụng những công cụ phục vụ cho quá trình nghiên cứu như: Sử dụng các biểu bảng phục vụ quá trình thu thập thông tin, thống kê kinh tế về CCKT và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở huyện Tam Dương; Các bài báo, tạp chí, sách tham khảo, công trình khoa học các cấp và các luận văn, luận án… có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài để phục vụ cho quá trình nghiên cứu; Các công cụ phục vụ cho phân tích kinh tế như: dãy số liệu, chỉ số, đồ thị…;Các chỉ tiêu đánh giá chuyển dịch CCKT.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ Ở HUYỆN TAM DƢƠNG, TỈNH VĨNH PHÚC

3.1. Đặc điểm KT-XH huyện Tam Dƣơng, tỉnh Vĩnh Phúc

3.1.1. Giới thiệu khái quát về huyện Tam Dương

3.1.1.1. Khái quát chung

Tam Dương là huyện trung du, nằm ở khu vực trung tâm tỉnh Vĩnh Phúc, tổng diện tích tự nhiên năm 2014 là 10.821,44 ha; phía Bắc giáp huyện Tam Đảo, huyện Lập Thạch, huyện Sông Lô; phía Nam giáp Thành phố Vĩnh Yên và huyện Yên Lạc; phía Đông giáp huyện Bình Xuyên; phía Tây giáp huyện Lập Thạch và Vĩnh Tường. Huyện có 13 đơn vị hành chính cấp xã bao gồm: Thị trấn Hợp Hòa và các xã: Đồng Tĩnh, Hoàng Hoa, Hướng Đạo, An Hòa, Đạo Tú, Kim Long, Duy Phiên, Hoàng Đan, Thanh Vân, Hợp Thịnh, Vân Hội, Hoàng Lâu.

Tam Dương nằm trên trục phát triển quan trọng, kết nối Sơn Dương - Tam Đảo - Việt Trì - Vĩnh Yên - Phúc Yên và thủ đô Hà Nội. Trên địa bàn huyện Tam Dương có hệ thống các đường giao thông quan trọng đi qua như: Quốc lộ 2A, 2B, 2C; tỉnh lộ 305, 306, 310, 316; tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai; đặc biệt trục giao thông đối ngoại cao tốc Hà Nội - Lào Cai có 1 nút giao thông đầu nối với quốc lộ 2B là nút Kim Long tạo nhiều cơ hội thuận lợi cho giao lưu kinh tế từ địa bàn Tam Dương đi các địa phương trong nước và quốc tế bằng đường bộ. Các tuyến đường vành đai 1, vành đai 2 của đô thị Vĩnh Phúc được qui hoạch và xây dựng đều đi qua nhiều xã của huyện Tam Dương. Hệ thống giao thông đối ngoại, đối nội được xây dựng, cải tạo, nâng cấp đồng bộ đã tạo cho Tam Dương có mật độ giao thông phát triển cao hơn nhiều địa phương khác.

Những đặc điểm về vị trí địa lý nêu trên đã tạo ra những lợi thế đặc biệt cho phát triển KT-XH của huyện Tam Dương. Nằm ở vùng địa hình

trung du chuyển tiếp tự nhiên từ miền núi tới đồng bằng, sản xuất nông nghiệp của Tam Dương có thể phát triển mạnh cây ăn quả, chăn nuôi gia cầm, gia súc, thuỷ sản. Với thuận lợi về đầu mối giao thông đối ngoại và quỹ đất gò đồi trung du, huyện có thể xây dựng các KCN, cụm công nghiệp tập trung thu hút các nhà đầu tư phát triển công nghiệp cơ khí chế tạo, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm, phát triển tiểu thủ công nghiệp làng nghề để thúc đẩy chuyển dịch CCKT huyện theo hướng hợp lý.

3.1.1.2. Điều kiện tự nhiên * Địa hình * Địa hình

Tam Dương cũng như toàn tỉnh Vĩnh Phúc là vùng chuyển tiếp giữa vùng gò đồi trung du với đồng bằng châu thổ sông Hồng, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Toàn huyện được chia ra làm ba vùng sinh thái chính:

- Vùng núi gồm ba xã: Đồng Tĩnh, Hoàng Hoa và Hướng Đạo, chiếm 28,3% diện tích tự nhiên. Địa hình chủ yếu là gò đồi, trên địa bàn khu vực có nhiều hồ đập nhỏ, cơ sở hạ tầng kỹ thuật xã hội còn thiếu, nhất là hệ thống đường giao thông nội bộ còn nhiều khó khăn.

- Vùng trung du gồm sáu xã và một thị trấn: Hợp Hoà, An Hoà, Đạo Tú, Kim Long, Duy Phiên, Hoàng Đan và Thanh Vân, chiếm 57,78% diện tích tự nhiên toàn huyện. Đất đai và điều kiện tự nhiên khác tương đối thuận lợi cho phát triển sản xuất, có nguồn nước tưới tự chảy, trữ lượng khoáng sản không lớn, hệ thống giao thông thuận lợi, hội tụ nhiều điều kiện để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa như cây công nghiệp, cây thực phẩm, chăn nuôi và hình thành các cụm công nghiệp.

- Vùng đồng bằng gồm các xã: Hợp Thịnh, Vân Hội và Hoàng Lâu, chiếm 13,94% diện tích tự nhiên toàn huyện; đất đai bằng phẳng, giao thông thuận lợi, phù hợp cho phát triển các loại cây trồng ngắn ngày có hiệu quả và giá trị kinh tế cao như rau sạch, cây vụ đông, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản và công nghiệp, dịch vụ.

* Khí hậu, thuỷ văn

Tam Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, được chia thành 4 mùa rõ rệt. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 230C, nhiệt độ cao nhất vào tháng 6, tháng 7 là 29,40C, nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1 là 100

C thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng. Bình quân số giờ nắng trong năm là 1.400-1.600 giờ/năm. Lượng mưa trung bình hàng năm 1.400 - 1.500mm, phân bố không đều, tập trung vào tháng 6, 7, 8 và 9. Độ ẩm không khí trung bình cao từ 80 - 84%, tương đối đều các tháng trong năm.

Nhìn chung, điều kiện khí hậu, thủy văn của huyện thuận lợi cho sự phát triển hệ sinh thái động, thực vật đa dạng cũng như các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên khí hậu thủy văn ở Tam Dương cũng có nét riêng biệt là do dãy núi Tam Đảo chắn hướng gió mùa Đông Bắc nên thường xảy ra mưa nhiều, thỉnh thoảng có gió xoáy, tạo lốc, ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống dân sinh.

* Tài nguyên đất

Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện theo kết quả thống kê 2014 là 10.821,44 ha, trong đó đất nông nghiệp 5305,75 ha chiếm 49,03%, đất lâm nghiệp 1335,53 ha chiếm 12,34%, đất chuyên dùng 1964,52 ha chiếm 18,15%, đất ở 1569,64 ha chiếm 14,50%, đất chưa sử dụng là 37,6 ha chiếm 0,35 %. Còn lại là đất khác với diện tích 608,4 ha chiếm 5,62%, đây là các loại đất sử dụng vào mục đích: quốc phòng, an ninh, trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp,… không tham gia trực tiếp vào mục đích phát triển kinh tế.

Đất canh tác của huyện có độ màu mỡ kém, đất phù sa phân bố chủ yếu ở xã Hợp Thịnh và các xã có địa hình thấp trũng, thích hợp cho trồng lúa, rau và cây thực phẩm. Vùng đồi trung du gồm các loại đất xám feralít xen kẽ đất cát, phù hợp cho trồng các loại cây ăn quả. Bình quân diện tích đất nông nghiệp năm 2014 đạt 526,3m2/người.

Bảng 3.1. Hiện trạng đất đai huyện Tam Dƣơng giai đoạn 2010-2014 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng diện tích tự nhiên (ha) 10821,44 10.821,44 10.821,44 10.821,44 10821,44 Đất nông nghiệp 5392,18 5.365,49 5.335,30 5.332,20 5305,75 Đất lâm nghiệp 1395,72 1.394,40 1.388,08 1.385,75 1335,53 Đất chuyên dùng 1816,59 1.844,40 1.876,23 1.876,23 1964,52 Đất ở 1564,46 1.564,47 1.571,84 1.571,88 1569,64 Đất chưa sử dụng 39,31 39.31 37,60 37,60 37,6 Đất khác 613,18 613,37 612,39 617,78 608,4 Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 100 100 100 100 100 Đất nông nghiệp 49,83 49,58 49,30 49,28 49,03 Đất lâm nghiệp 12,90 12,89 12,83 12,80 12,34 Đất chuyên dùng 16,79 17,04 17,33 17,33 18,15 Đất ở 14,46 14,46 14,52 14,53 14,50 Đất chưa sử dụng 0,36 0,36 0,35 0,35 0,35 Đất khác 5,67 5,67 5,67 5,71 5,62

Nhìn chung, đất đai Tam Dương đã được sử dụng đúng mục đích, tuy nhiên, hiệu quả khai thác, sử dụng chưa cao. Đất nông nghiệp được sử dụng theo hướng thâm canh, tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, nâng cao hệ số quay vòng đất nhưng do vấn đề thuỷ lợi chưa giải quyết tốt nên một số khu vực còn gặp nhiều khó khăn cho sản xuất.

Đất chuyên dùng có xu hướng tăng mạnh, nhất là đất giao thông thủy lợi, đất xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội như: giáo dục, thiết chế văn hóa. Đất ở, đất đô thị cũng tăng theo xu thế phát triển và mở rộng thị trấn cũng như các khu dân cư trên địa bàn. Đất chưa sử dụng giảm do khai hoang cải tạo, trồng cây phủ xanh đất trống, đồi núi trọc.

Với mục tiêu phát triển kinh tế hướng mạnh sang các ngành công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị, dự kiến trong giai đoạn tới biến động đất đai phân theo mục đích sử dụng sẽ rất lớn; đất nông nghiệp tiếp tục bị thu hẹp, đất chuyên dùng và đất ở có xu thế tăng lên. Đặc biệt, đất lâm nghiệp có xu hướng giảm mạnh, đây là quỹ đất quan trọng để huyện chuyển đổi sang phát triển công nghiệp và đô thị. Như vậy, việc phân bổ và sử dụng hiệu quả đất đai là vấn đề phải được huyện quan tâm chú ý nhằm tạo khả năng phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và sinh thái.

* Tài nguyên nước và khoáng sản

Chế độ thuỷ văn của Tam Dương chịu ảnh hưởng chính của sông Phó Đáy với hệ thống hồ đập thuỷ lợi tích nước khá lớn và các dòng suối nhỏ chảy từ khu vực chân núi Tam Đảo qua địa bàn.

- Nguồn nước mặt khá dồi dào, chủ yếu từ sông Phó Đáy và hệ thống các ao, hồ đập thuỷ lợi, thuận lợi cho nhu cầu cấp nước sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Tuy vậy do địa hình huyện Tam Dương tương đối phức tạp, vấn đề giữ nước đảm bảo tưới tiêu chủ động cho sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản

của huyện vẫn gặp khó khăn nhất là những năm thời tiết có biến động thất thường về lượng mưa.

- Nước ngầm: Hiện tại, chưa có khảo sát để đánh giá về trữ lượng cụ thể nguồn nước ngầm. Nguồn nước ngầm gần mặt đất do dân tự khoan, đào giếng khai thác có chất lượng khá tốt, trữ lượng ổn định phục vụ trực tiếp cho nhu cầu nước sinh hoạt của dân cư các xã trong huyện.

- Tài nguyên khoáng sản: Tam Dương có tài nguyên cát, sỏi trên sông Phó Đáy nhưng chỉ khai thác thủ công là chủ yếu, chưa có khai thác theo qui mô công nghiệp. Khoáng sản kim loại gồm có quặng đồng, thiếc, sắt rải rác không nhiều và chưa được thăm dò để đánh giá chính xác trữ lượng. Khoáng sản phi kim loại có cao lanh, đất sét đồi với trữ lượng khá lớn có thể khai thác phát triển sản xuất gạch ốp lát cao cấp ở qui mô công nghiệp. Ngoài ra huyện có nguồn tài nguyên than bùn tại các xã Hoàng Lâu, Hoàng Đan nhưng chưa được khảo sát đánh giá chính xác về trữ lượng khai thác công nghiệp.

3.1.1.3. Điều kiện về xã hội

* Dân số và đặc điểm dân cư

Dân số trung bình huyện Tam Dương năm 2014 là: 102.378 người, trong đó nam là 50.565 người, nữ là: 51.813 người.

Dân số trong độ tuổi lao động: 63.780 người, chiếm 62,3% dân số, trong đó có 49.378 người đang làm việc trong các ngành kinh tế.

Lao động vẫn chủ yếu tập trung trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản, chiếm 73,08% tổng lao động, trong khi lao động trong ngành CN-XD chiếm 12,82% còn trong ngành dịch vụ và ngành khác chiếm 14,01%.

Dân số sống ở khu vực thành thị là: 10.152 người; ở khu vực nông thôn là: 92.226 người.

Dân số, lao động của huyện trong giai đoạn 2010 - 2014 được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.2. Dân số, lao động huyện Tam Dƣơng giai đoạn 2010-2014

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014

Dân số trung bình (người) 96.142 97.008 99.123 101.311 102.378

Chia theo giới tính: - Nam 47.429 47.700 48.705 49.286 50.565

- Nữ 48.713 49.308 50.418 52.025 51.813

Chia theo khu vực: - Thành thị 9.501 9.650 9.853 9.937 10.152

- Nông thôn 86.641 87.358 89.270 91.374 92.226 Tốc độ tăng tự nhiên (%) 1,20 1,81 2,27 2,18 2,16 Dân số trong độ tuổi LĐ

(người) 57.685 59.600 61.825 63.316 63.780

Trong đó:

- Nông, lâm, thủy sản 33.879 33.426 33.585 34.895 36.090

- Công nghiệp và XD 5.441 5.926 6.321 6.381 6.332

- Dịch vụ + khác 6.290 6.526 5.329 7.303 6.965

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Tam Dương * Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực của Tam Dương tương đối dồi dào, trình độ dân trí và năng lực tiếp thu kiến thức công nghệ mới còn hạn chế. Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2014 là 25.577 chiếm 40% so với số người trong độ tuổi lao động.

Cơ cấu lao động: Khu vực nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn, thời gian sử dụng lao động trong khu vực nông nghiệp, nông thôn ước tính mới chỉ đạt 70% quỹ thời gian. Cơ hội tìm kiếm việc làm mới cho lao động nông thôn trong thời gian nông nhàn còn nhiều khó khăn.

Khả năng thu hút lao động nông nghiệp sang các ngành nghề phi nông nghiệp còn thấp do các hoạt động khu vực phi nông nghiệp còn hạn hẹp. Mặt

khác, lao động có tay nghề, có kỹ năng, được đào tạo trong các trường Cao đẳng, trường dạy nghề ở Trung ương lại không có nguyện vọng về làm việc tại các doanh nghiệp công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn huyện Tam Dương.

Số người đến tuổi lao động hàng năm tăng lên nhanh chóng, do số người trong độ tuổi từ 0-14 tuổi chuyển sang với tỷ lệ tương đối lớn làm tăng số người cần giải quyết việc làm mới ở huyện hàng năm từ 2.500 - 3.000 người.

Nhìn chung, huyện có nguồn nhân lực tương đối dồi dào và tập trung chủ yếu ở ngành nông, lâm, thủy sản, chiếm khoảng 73% số lao động trong các ngành. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, tỷ trọng lao động ở ngành CN-XD, dịch vụ có xu hướng ngày càng tăng và tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp có xu hướng giảm.

3.1.2. CCKT của huyện Tam Dương trong quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Vĩnh Phúc KT-XH tỉnh Vĩnh Phúc

Huyện Tam Dương là một đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Vĩnh Phúc nên sự phát triển KT-XH của huyện phải theo sự định hướng chung của tỉnh và không thể tách rời khỏi quy hoạch chung của tỉnh Vĩnh Phúc.

Theo quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2015, tỉnh Vĩnh Phúc trở thành một tỉnh có đủ các yếu tố cơ bản của một tỉnh công nghiệp. Đến năm 2020, Vĩnh Phúc trở thành tỉnh công nghiệp, là một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của khu vực và cả nước. Nâng cao rõ rệt mức sống nhân dân, bảo đảm vững chắc về quốc phòng, an ninh; Để trở thành thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế kỷ 21, theo Nghị quyết số 15/2010/NQ-HĐND ngày 30/08/2010 của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc khóa XIV kỳ họp thứ 20: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (tăng trưởng GDP) của tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn 2011-2015 từ 14- 15%/năm; CCKT: Phấn đấu đến năm 2015 tỷ trọng CN-XD chiếm khoảng

61-62%, dịch vụ chiếm khoảng 31-32%, nông, lâm, thủy sản khoảng 6,5-7%. Đến 2020, tỷ trọng dịch vụ dự báo là trên 37%, Nông, lâm, thuỷ sản từ 3-4%, CN-XD từ 58-60%.

Hiện tại, Tam Dương là địa phương thuộc nhóm các huyện chậm phát triển, thu nhập bình quân đầu người thấp, mới đạt được 2/3 mức bình quân chung của toàn tỉnh. Do đó, yêu cầu tăng trưởng kinh tế của huyện giai đoạn 2015-2020 phải đạt được mức độ tương đương hoặc cao hơn so với giai đoạn 2010-2014 thì mới góp phần tích cực vào việc thực hiện mục tiêu chung về công nghiệp hoá, hiện đại hoá toàn tỉnh Vĩnh Phúc và rút ngắn được khoảng cách về trình độ phát triển giữa huyện Tam Dương với các huyện khác trong

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)