Thực trạng chuyển dịch CCKT trong nội bộ ngành dịch vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 60 - 63)

5. Cấu trúc của luận văn

3.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế huyện Tam Dương

3.2.4. Thực trạng chuyển dịch CCKT trong nội bộ ngành dịch vụ

Trong giai đoạn 2010-2014, ngành dịch vụ trên địa bàn huyện Tam Dương phát triển tương đối nhanh, ổn định, đáp ứng ngày càng tốt hơn những yêu cầu cơ bản của sản xuất và đời sống nhân dân trong huyện. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong cả giai đoạn đạt 16,75% và có xu hướng tăng nhanh trong hai năm gần đây.

Tuy nhiên, dịch vụ chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn trong CCKT trên địa bàn huyện Tam Dương. Quy mô giá trị sản xuất của nhóm ngành khá nhỏ bé và tăng trưởng chậm. Biểu dưới đây thể hiện quy mô và tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ trên địa bàn huyện.

Bảng3.7a. Giá trị sản xuất và tốc độ tăng trƣởng thƣơng mại, dịch vụ huyện Tam Dƣơng giai đoạn 2010-2014 (tính theo giá cố định năm 2010)

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 Giá trị sản xuất thương mại,dịch vụ (triệu đồng) 536.225 614.896 687.030 827.871 994.273 Tốc độ tăng trưởng (%) 4,67 11,73 20,50 20,10

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Tam Dương * Hoạt động dịch vụ vận tải:

Khối lượng vận chuyển hành khách tăng từ 330,76 nghìn người năm 2010 lên 519,06 nghìn người năm 2014, tăng 14,23%/năm; luân chuyển hành khách tăng từ 31.824,82 nghìn người/km năm 2010 lên 51.084,77 nghìn người/km năm 2014, tăng 15,13%. Điều này chứng tỏ nhu cầu đi lại của nhân dân trong huyện tăng khá nhanh trong những năm vừa qua.

Khối lượng hàng hóa vận chuyển thực hiện trên địa bàn huyện tăng từ 411,50 nghìn tấn năm 2010 lên 844,05 nghìn tấn năm 2014 – tăng 26,28%/năm. Khối lượng hàng hóa luân chuyển tăng từ 12.827,01 nghìn tấn/km năm 2010 lên 25.821,62 nghìn tấn/km năm 2014 – tăng 25,33%/năm.

Nhìn chung, hoạt động kinh doanh vận tải trên địa bàn giai đoạn 2010- 2014 phát triển tương đối ổn định và giữ mức tăng trưởng khá. Hoạt động kinh doanh vận tải chủ yếu là đường bộ và do tư nhân đảm nhân. Trong giai đoạn này, hệ thống giao thông đường bộ được đầu tư đồng bộ góp phần thúc đẩy phát triển dịch vụ vận tải trên địa bàn.

Bảng 3.7b. Dịch vụ vận tải huyện Tam Dƣơng giai đoạn 2010-2014

Đơn vị tính: Triệu đồng giá cố định 2010

Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 2013 2014

Khối lượng hàng

hoá vận chuyển 1000 Tấn 411,50 471,08 587,64 695,52 844,05 Khối lượng hàng

hoá luân chuyển Tấn/km 1000 12.827,01 14.971,39 19.385,12 22.150,15 25.821,62 Khối lượng hành

khách vận chuyển Người 1000 330,76 378,95 481,67 497,39 519,06 Khối lượng hành

khách luân chuyển N/km 1000 31.824,82 35.521,66 44.133,00 47.188,18 51.084,77

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Tam Dương * Dịch vụ bưu chính, viễn thông

Trong 5 năm qua, dịch vụ bưu chính, viễn thông trong huyện phát triển khá nhanh, về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu thông tin liên lạc trong quản lý, kinh doanh và đời sống xã hội. Các dịch vụ bưu chính cơ bản được triển khai đến các thôn, xóm, 100% xã, thị trấn có điểm phục vụ bưu chính. Dịch vụ điện thoại cố định và di động đã được phổ cập trong toàn huyện, 100% số xã và thôn có máy điện thoại. Dịch vụ điện thoại di động được phủ sóng toàn huyện. Năm 2013, mật độ thuê bao trên địa bàn (bao gồm cả cố định và di động) đạt 71,7 máy/100 dân; năm 2014 đã tăng lên thành 83,5 máy/100 dân. Số thuê bao Internet tính đến hết năm 2014 ước đạt 17.200 thuê bao, trong đó tỷ lệ thuê bao băng rộng đạt 1,6 thuê bao/100 dân. Doanh thu năm 2013 bưu chính đạt 1.512 triệu đồng, viễn thông đạt 3.122 triệu đồng thì đến năm 2014 đã tăng lên bưu chính đạt 3.894 triệu đồng, viễn thông đạt 4.387 triệu đồng.

Nhìn chung, dịch vụ bưu chính, viễn thông trong huyện phát triển nhanh, theo kịp với những tiến bộ về công nghệ nhưng do trình độ phát triển kinh tế chưa cao nên nhu cầu sử dụng các dịch vụ trong huyện vẫn còn hạn chế, thị trường dịch vụ thông tin vẫn còn ở mức tiềm năng.

* Dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm

Các dịch vụ tín dụng, tài chính ngân hàng phát triển nhanh và ngày càng đa dạng về hình thức cũng như chất lượng dịch vụ. Dịch vụ tài chính của các ngân hàng và các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã đáp ứng được nhu cầu vay vốn cũng như cho vay phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân và doanh nghiệp.

Hoạt động tín dụng trên địa bàn huyện giai đoạn 2010-2014 đạt tốc độ tăng trưởng khá, bình quân nguồn vốn tăng 35,06% và sử dụng vốn tăng 33,32%. Năm 2014, nguồn vốn huy động vào ngân hàng ước đạt 630.000 triệu đồng, tăng 465.000 triệu đồng so với năm 2010. Dư nợ tín dụng đến hết năm 2014 ước đạt 780.000 triệu đồng, tăng 522.000 triệu đồng so với năm 2010.

* Hoạt động của các chợ trên địa bàn huyện

Trên địa bàn huyện Tam Dương hiện có 5 chợ đang hoạt động theo phiên, hầu hết các chợ đều có cơ sở vật chất dạng bán kiên cố và lán tạm để phục vụ nhu cầu mua bán trao đổi hàng hóa cho nhân dân trong huyện. Tiêu biểu như chợ Me thị trấn Hợp Hòa có diện tích 5.530 m2, 175 hộ kinh doanh; chợ Vàng xã Hoàng Đan 3.000 m2, 120 hộ kinh doanh; chợ số 8 xã Kim long 9.000 m2, 150 hộ kinh doanh; chợ Diện xã Đồng Tĩnh; chợ bê tông xã Đạo Tú. Ngoài ra huyện đang đầu tư xây dựng mới 4 chợ: Chợ Trung tâm huyện, chợ Vẽ xã Hoàng Hoa, chợ Thanh Vân, chợ Duy Phiên và quy hoạch xây dựng chợ ở các xã khác theo chương trình xây dựng nông thôn mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)