Tác động đối với các nướ cở khu vực

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách kinh tế của Mỹ đối với khu vực châu Á - Thái bình dương giai đoạn 2000 - 2004 (Trang 92 - 95)

Đứng trên góc độ từng nước riêng biệt chính sách kinh tế của Mỹ trong những năm 2000-2004 đã có những tác động nhất định đối với mỗi nước trên nhiều mặt khác nhau:

Đối với Nhật Bản, do việc thực hiện chính sách mở cửa, thực hiện tự do hoá thương mại, đã có tác động ngay đến tình hình ngoại thương Nhật Bản. Theo báo báo của Bộ Tài chính Nhật Bản, xuất siêu của nước này trong năm tài chính 2001 đã giảm 25,9% xuống còn 7.113,23 tỷ Yên. Đây là năm thứ 3 liên tiếp xuất siêu của Nhật Bản giảm. Trong đó, xuất siêu của Nhật Bản sang Mỹ giảm 5,1% xuống còn 7.147,76 tỷ Yên [10, tr.30]. Trong vấn đề an ninh, chính trị, nguyên nhân chủ yếu của việc tăng cường hợp tác phòng thủ với Mỹ là do những ràng buộc trong Hiến pháp, hơn nữa, Nhật Bản cũng không đủ khả năng tự bảo vệ. Mặt khác, việc tăng cường hợp tác an ninh với Mỹ trong những năm qua, giúp cho Nhật Bản mở rộng vai trò an ninh, chính trị trong khu vực, tương xứng với một siêu cường kinh tế thứ hai thế giới. Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, chủ nghĩa dân tộc của Nhật Bản đòi hỏi phải khôi phục tính tự chủ và tinh thần trách nhiệm quốc tế đang bị mờ nhạt do lâu nay dựa vào Mỹ để đảm bảo an ninh. Do đó, Nhật Bản tăng cường tính tự chủ hơn trong hợp tác an ninh Nhật – Mỹ và thông qua những sửa đổi của “phương châm hợp tác phòng vệ Mỹ – Nhật Bản”, Nhật Bản có thể nâng cao vị thế quốc tế của mình, từng bước tạo cơ sở cho việc thực hiện nước lớn về kinh tế, quân sự.

Đối với Trung Quốc, việc điều chỉnh chính sách kinh tế của Mỹ theo hướng hợp tác hai bên cùng có lợi đã có tác dụng thúc đẩy kim ngạch buôn bán của Trung Quốc với Mỹ. Lợi ích của Trung Quốc trong mối quan hệ

này thể hiện trước hết ở việc xuất khẩu sang Mỹ có lợi cho ngành công nghiệp chế biến ở khu vực duyên hải Trung Quốc, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu công nhân làm hàng xuất khẩu sang Mỹ. Nhờ đó, kinh tế của khu vực duyên hải Trung Quốc được tăng lên rõ rệt. Việc Trung Quốc nhập khẩu các thiết bị kỹ thuật của Mỹ đã tạo điều kiện cho trình độ kỹ thuật trong nước được nâng cao, mở rộng khả năng cạnh tranh của Trung Quốc trên thị trường thế giới. Bên cạnh đó, buôn bán Trung – Mỹ càng phát triển, công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc ngày càng được đẩy mạnh, quá trình hòa nhập vào nền kinh tế thế giới càng sớm được thực hiện. Sau ba năm gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), cơ cấu kinh tế của Trung Quốc đã được cải thiện thêm một bước, đẩy nhanh tiến trình cải cách mở cửa và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế của Trung Quốc, đem lại lợi ích thực sự cho nhân dân, tạo môi trường thử thách đối với các doanh nghiệp, làm giàu thêm kinh nghiệm cho Chính phủ. Nền kinh tế Trung Quốc đã có những dấu hiệu tốt đẹp, đa số các chỉ tiêu kinh tế đều cao hơn so với dự tính ban đầu. Kinh tế tiếp tục tăng trưởng nhanh. Cơ cấu kinh tế tiếp tục được điều chỉnh và cải thiện, cải cách xí nghiệp quốc hữu đi vào chiều sâu, kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển nhanh chóng. Hơn thế, sự phát triển kinh tế trong nước vẫn là động lực tăng trưởng, tính tự chủ trong hoạt động kinh tế tiếp tục được đảm bảo. Nhiều quy định cụ thể, chi tiết về lĩnh vực thuế quan và quản lý quota xuất khẩu đã được triển khai trong các bộ ngành hữu quan. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn sửa đổi và bãi bỏ một loạt các quy địng pháp quy không phù hợp với nguyên tắc của WTO về thương mại, dịch vụ, bản quyền tác giả và đầu tư, đồng thời ban hành một loạt quy định pháp quy mới. Các ngành nông nghiệp, chế tạo và dịch vụ đã có những biến đổi sâu sắc. Cùng với việc duy trì tỷ lệ xuất siêu, tiềm năng phát triển của ngành ngoại thương Trung Quốc còn khá lớn. Trung Quốc đang trở thành công xưởng và sẽ là nơi cung ứng

hàng gia công chủ yếu của cả thế giới. Hơn nữa, cùng với việc cải thiện môi trường đầu tư trong nước và quá trình chuyển dịch ngành nghề mang tính toàn cầu, Trung Quốc ngày càng được các công ty xuyên quốc gia coi là một trong những lãnh địa chủ yếu của ngành chế tạo. Vốn đầu tư vào Trung Quốc cũng tăng mạnh sau khi Trung Quốc gia nhập WTO và tăng trưởng đầu tư đã trở thành điểm sáng trong tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2002. Với lượng vốn đầu tư nước ngoài rất lớn, Trung Quốc đã trở thành nước đi đầu thế giới trong việc thu hút đầu tư nước ngoài và tương lai sẽ trở thành nước đầu tư ra nước ngoài quan trọng. Trong bối cảnh đầu tư trực tiếp trên thế giới giảm mạnh, nhưng đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc vẫn tăng nhanh, thậm chí vượt cả Mỹ, trở thành nước thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất thế giới. Đầu tư nước ngoài đổ vào Trung Quốc với khối lượng lớn có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc duy trì tốc độ tăng trưởng cao và thúc đẩy quá trình điều chỉnh cơ cấu của nền kinh tế Trung Quốc.

Đối với Hàn Quốc, mặc dù Tổng thống Bush và đội ngũ cố vấn của ông ta tỏ ra dè dặt trước “Chính sách ánh dương” của cựu Tổng thống Hàn Quốc, Kim Tê Chung, nhưng thực tế cho thấy mối quan hệ Oashington- Seoul vẫn không giảm đi tầm quan trọng. Trong chuyến thăm Mỹ của cựu Tổng thống Hàn Quốc, Kim Tê Chung, đầu những năm 2000, hai bên tiếp tục khẳng định tầm quan trong của mối quan hệ song phương Mỹ - Hàn Quốc. Trước khi nổ ra cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, Hàn Quốc đã mở cửa thị trường gạo để đổi lấy việc tự do hóa chế độ thương mại cho các nhà xuất khẩu Hàn Quốc vào Mỹ. Hiện nay, Mỹ đang ráo riết mua nhiều công ty Hàn Quốc cũng như cổ phần khống chế của các công ty sản xuất lớn của họ, đặc biệt là những công ty thuộc ngành kỹ thuật điện tử.

Đối với ASEAN, bước sang những năm đầu của thế kỷ XXI, do những điều chỉnh chính sách của Mỹ đối với ASEAN, quan hệ giữa Mỹ và

ASEAN không chỉ là quan hệ song phương giữa Mỹ với từng nước thành viên của ASEAN hoặc giữa Mỹ với tổ chức ASEAN, mà quan hệ giữa họ đã được mở rộng theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa. Trong thời kỳ này, Mỹ không còn thực hiện việc can thiệp trực tiếp vào các vấn đề tranh chấp ở khu vực này, hơn nữa các nước ASEAN cũng đã vươn lên tự giải quyết các vấn đề của mình, nhờ đó, ASEAN có thể giảm bớ sự phụ thuộc một chiều vào Mỹ. Trong quan hệ thương mại, dưới tác động của Mỹ và theo xu hướng chung của thời đại, quá trình tự do hóa thương mại và đầu tư trong khối và trong các nước thành viên đã được thúc đẩy mạnh mẽ.

Một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho các nước ASEAN tận dụng có hiệu quả thị trường Mỹ là việc được hưởng quy chế “Tối huệ quốc”. Đây là yếu tố thuận lợi, có hiệu quả lớn trong quan hệ thương mại giữa các nước ASEAN với Mỹ. Nhờ được hưởng quy chế tối huệ quốc mà hàng hóa của ASEAN thâm nhập và cạnh tranh được với các hàng hóa hóa nhâp từ các nước khác kể cả một số hàng hóa nội địa do Mỹ sản xuất. Với Mỹ, khi họ dùng công cụ này, lợi nhuận thu được cho ngân sách từ thuế nhập khẩu có giảm đi phân nào, nhưng họ lại gây được thiện cảm với bạn hàng, mà sự tín nhiệm và thiện cảm trong quan hệ buôn bán về lâu dài nhiều khi có lợi hơn nhiều lần so với lợi nhuận bị mất đi. Cho đến nay, các nước thành viên ASEAN vẫn và sẽ tiếp tục nhận được chế độ Tối huệ quốc của Mỹ, trừ Singapo. Từ tháng 7 – 1989, Singapo được coi là một trong năm con rồng ở châu Á, có sức mạnh kinh tế sánh ngang với các quốc gia công nghiệp phát triển, nên bị Mỹ xóa bỏ chế độ Tối huệ quốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách kinh tế của Mỹ đối với khu vực châu Á - Thái bình dương giai đoạn 2000 - 2004 (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)