Quản trị hàng tồn kho

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Trang 26 - 28)

1.2. QUẢN TRỊ VỐN LƢU ĐỘNG

1.2.3. Quản trị hàng tồn kho

Hàng tồn kho là những tài sản mà doanh nghiệp lưu trữ để sản xuất hoặc bán ra sau này. Trong các doanh nghiệp, hàng tồn kho dự trữ thường ở 4 dạng:

- Nguyên liệu, vật liệu - Công cụ, dụng cụ

- Các sản phẩm dở dang, bán thành phẩm - Các thành phẩm, hàng hoá chờ tiêu thụ

Quản lý hàng tồn kho bao gồm việc lập kế hoạch, tổ chức và quản lý các hoạt động nhằm vào nguyên vật liệu, hàng hoá đi vào, đi qua và đi ra khỏi

doanh nghiệp. Quản lý hàng tồn kho dự trữ trong các doanh nghiệp là rất quan trọng bởi vì nếu dự trữ không hợp lý sẽ làm cho quá trình sản xuất kinh doanh bị giám đoạn, hiệu quả kém. Việc quản lý hàng tồn kho có hiệu quả phải đạt được 2 mục tiêu sau:

- Mục tiêu an toàn: Đòi hỏi doanh nghiệp cần phải có một khối lượng hàng hóa dự trữ đủ để đảm bảo sản xuất và bán ra thường xuyên, liên tục.

- Mục tiêu kinh tế: Đảm bảo chi phí cho dự trữ là thấp nhất.

Để kết hợp hài hoà giữa hai mục tiêu này, nhà kinh tế Ford. W. Harris đã đề xuất mô hình EOQ (Economic Order Quantity Model) áp dụng trong quản lý hàng tồn kho để tối thiểu hoá chi phí hàng tồn kho và tối đa hoá an toàn trong cung ứng, đã được hầu hết các doanh nghiệp sử dụng. Mô hình này giả thiết rằng:

- Một lượng hàng hoá như nhau được đặt tại mỗi thời điểm đặt hàng lại. - Các nhà quản lý chỉ quan tâm tới chi phí bảo quản và chi phí đặt hàng là những chi phí chịu ảnh hưởng bởi số lượng hàng tồn kho.

Theo lý thuyết về mô hình này thì số lượng hàng đặt hiệu quả là:

(4)

Trong đó :

EOQ: Số lượng hàng đặt hiệu quả.

S: Tổng nhu cầu về hàng lưu kho trong một năm O: Chi phí một lần đặt hàng

C: Chi phí bảo quản một đơn vị hàng hoá trong năm Vậy mức dữ trữ trung bình tối ưu là: Q*/2

Theo giả thuyết của mô hình thì nhu cầu và thời gian đặt hàng là xác EOQ = Q* = 2*S*O

C

định. Tuy nhiên thực tế không phải như vậy, dự trữ an toàn được sử dụng như là một lớp đệm chống lại sự gia tăng bất thường của nhu cầu hay thời gian mua hàng hoặc tình trạng không sẵn sàng cung cấp. Dự trữ an toàn là mức tồn kho hay dữ trữ tồn kho ở mọi thời điểm, ngay cả khi lượng tồn kho được xác định theo mô hình EOQ.

Vậy dự trữ trung bình tối ưu thực tế là:

(5)

Như vậy, việc quản lý và sử dụng vốn lưu động là 2 vấn đề không thể tách rời nhau, nếu quản lý tốt thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động sẽ cao và ngược lại. Do vậy, muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động doanh nghiệp phải quản trị vốn lưu động một cách khoa học, có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Trang 26 - 28)