.Phân tích dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Trang 47)

2.2.2.1. Phân tích tổng quát cơ cấu vốn của Công ty CP Sữa Việt Nam.

Dựa trên những dữ liệu thu thập được ở trên, lập bảng tính khoa học trên file excel và nhập các thông tin cơ bản về nguồn vốn của công ty qua các năm 2012, 2013,2014,2015.

- Bảng cơ cấu vốn sản xuất kinh doanh của Công ty: Thể hiện dòng giá trị vốn lưu động và vốn cố định.

- Bảng cơ cấu vốn lưu động của Công ty: Thể hiện các dòng vốn bằng tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho và đầu tư tài chính ngắn hạn và tài sản ngắn hạn khác.

Thiết lập các cột tỷ lệ với từng đối tượng nguồn vốn và dựa trên phương pháp phân tích và so sách để đánh giá tổng quát nhất về nguồn vốn Công ty nói chung và vốn lưu động nói riêng. Từ đó đưa ra những nhận xét cá nhân với những ưu nhược điểm với cơ cấu vốn của Công ty.

2.2.2.2. Phân tích chi tiết cơ cấu vốn lưu động của Công ty CP Sữa Việt Nam. Nam.

* Công tác quản trị vốn bằng tiền, khoản phải thu, hàng tồn kho và đầu tư tài chính ngắn hạn.

cấu vốn bằng tiền. Tính các chỉ tiêu:

+ Vòng quay tiền mặt.

+ Thời gian 1 vòng quay tiền mặt.

Dự trên phương pháp thay thế liên hoàn để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố cấu thành nên chỉ số: Vòng quay tiền mặt và Thời gian 1 vòng quay qua các năm từ 2012-2015.

Với phương pháp tương tự tiến hành đánh giá các chỉ tiêu còn lại trong cơ cấu vốn lưu động của Công ty CP Sữa Việt Nam:

+ Hàng tồn kho + Các khoản phải thu

+ Đầu tư tài chính ngắn hạn và tài sản ngắn hạn khác. * Phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động

* Phân tích mức tiết kiệm vốn lưu động tương đối và tuyệt đối.

* Phân tích hệ số đảm nhiệm vốn lưu động: Từ hệ số này tiến hành so sánh với 2 doanh nghiệp có cùng ngành nghề kinh doanh để thấy được cái khách quan nhất về thực trạng vốn lưu động của Công ty CP Sữa Việt Nam.

* Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động

* Phân tích khả năng thanh toán hiện hành * Phân tích hệ số thanh toán nhanh

* Phân tích khả năng thanh toán tức thời

Qua mỗi chỉ tiêu phân tích tiến hành đưa ra những nhận định về ưu nhược điểm trong công tác quản trị vốn lưu động của Công ty.

2.2.3.Tổng hợp kết quả, xử lý thông tin, nhận xét và đánh giá:

Đây là giai đoạn cơ bản, quyết định chất lượng của đề tài, vì các dữ liệu, số liệu sau khi được sử lý đúng đắn, chính xác và được tổng hợp một cách logic có ý nghĩa trong việc đưa ra các nhận định về khả năng quản trị vốn lưu động

trong Doanh nghiệp.

Mục đích của việc tổng hợp kết quả nhằm có cơ sở cho việc phân tích và xử lý thông tin, từ đó chọn lọc và hệ thống hoá các phần khác nhau của thông tin, của tư liệu đã có để từ đó tìm ra những khía cạnh mới, kết luận mới về đối tượng. Quá trình tổng hợp, phân tích, xử lý thông tin, tư liệu là quá trình sử dụng kiến thức tổng hợp của người nghiên cứu, là quá trình sử dụng tư duy biện chứng và lôgic cùng với các phương pháp nghiên cứu khoa học để xem xét đối tượng. Quá trình này do trình độ của người nghiên cứu quy định. Nội dung và phương pháp xử lý thông tin bao gồm: xử lý thông tin định lượng và xử lý các thông tin định tính.

Trên cơ sở là tổng hợp các kết quả nghiên cứu và xử lý thông tin ở trên để đưa ra những đánh giá ưu điểm và những vấn đề còn tồn tại trong quản trị vốn lưu động của Công ty. Qua đó đưa ra những kiến nghị với Ban điều hành Công ty, những người điều hành cao nhất tại Công ty những phương pháp khắc phục trong quản trị vốn lưu động. Đưa ra những kiến nghị với nhà nước với những chính sách vĩ mô bất cập làm cản trở sự phát triển của Công ty, nhằm khắc phục những mặt tồn tại ở yếu tố vĩ mô.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Tóm lại, dựa trên các dữ liệu thu thập được tại Công ty cổ phần sữa Việt Nam và sử dụng hai phương pháp nghiên cứu là : so sánh và thay thế liên hoàn để tiến hành phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần sữa Việt Nam. Với ba nội dung chính là: Một là, phân tích tổng quan cơ cấu vốn của Công ty. Hai là, phân tích chi tiết cơ cấu vốn lưu động của Công ty. Ba là, tổng hợp kết quả và xử lý thông tin.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM (VINAMILK)

3.1.TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM (VINAMILK)

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam.

Năm 1976, lúc mới thành lập, CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk) có tên là Công ty Sữa - Cà phê Miền Nam, trực thuộc Tổng Cục thực phẩm, bao gồm 4 nhà máy thuộc ngành chế biến thực phẩm:

- Nhà máy sữa Thống Nhất - Nhà máy sữa Trường Thọ - Nhà máy sữa Bột Dielac - Nhà máy cà phê Biên Hòa

Qua hơn 40 năm hình thành và phát triển, Vinamilk đã trở thành một doanh nghiệp dẫn đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa tại Việt Nam, trở thành một trong những công ty có quy mô hàng đầu Việt Nam và đóng góp to lớn vào sự phồn thịnh của đất nước. Các đơn vị trực thuộc của Vinamilk - gồm 3 chi nhánh, 15 nhà máy, 2 kho vận và 3 công ty con luôn sáng tạo, nỗ lực không ngừng để thương hiệu vươn đến tầm cao mới.

Thương hiệu Vinamilk đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng trong và ngoài nước sau 40 năm không ngừng đổi mới và phát triển. Vinamilk đã và đang tiếp tục khẳng định mình với tinh thần luôn cải tiến, sáng tạo, tìm hướng đi mới để công ty ngày càng lớn mạnh.

3.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam

Đại hội cổ đông: Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ

quyền quyết định loại cổ phần, mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần, thông qua báo cáo tài chính hàng năm, được phép sửa đổi bổ sung điều lệ công ty, tổ chức lại hoặc giải thể công ty.

Cơ cấu cổ đông:

Cổ đông Cổ phần Tỷ lệ % Ghi chú

Cá nhân nước ngoài 4.197.522 0,35

Cá nhân trong nước 63.190.067 5,26

Tổ chức nước ngoài 584.168.234 48,65 Tổ chức trong nước 549.106.370 45,73 Tổng Cty kinh doanh vốn nhà nước SCIC 1.200.662.193 100

Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý cao nhất của công ty, có toàn quyền

nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có quyền quyết định chiến lược phát triển của công ty, quyết định chính sách thị trường, công nghệ. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, quyết định mức lương và một số lợi ích khác với tổng giám đốc, các giám đốc điều hành, kế toán trưởng của công ty. Số lượng thành viên Hội đồng quản trị là 6 và nhiệm kỳ là 5 năm.

Ban Kiểm soát: gồm 3 thành viên do Đại hội đại biểu cổ đông bầu,

trong đó ít nhất một thành viên có chuyên môn về kế toán. Ban kiểm soát bầu một thành viên làm trưởng ban và trưởng ban kiểm soát phải là cổ đông của công ty. Ban kiểm soát có quyền kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ sách kế toán và báo cáo tài chính. Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của công ty, kiểm tra vấn đề cụ thể liên quan đến quan lý điều hành hoạt động của Công ty.

Ban điều hành của Công ty gồm:

* Tổng Giám đốc: Là người điều hành hoạt động kinh doanh của công

và nghĩa vụ được giao. Tổng giám đốc thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quyết định của pháp luật và điều lệ của công ty.

* Các giám đốc điều hành khối: Là người giúp đỡ tổng giám đốc, cố vấn và

thực hiện điều hành hoạt động chức năng của từng khối nghiệp vụ.

* Giám đốc kiểm soát nội bộ và quản lý rủi ro: Là người giúp đỡ tổng

giám đốc, cố vấn và thực hiện công việc kiểm soát quy trình, kiểm soát hoạt động của Công ty từ đó phát hiện ra được những rủi ro hiện hữu và rủi ro tiềm ẩn của Công ty.

Khối văn phòng: Gồm các phòng ban: Phòng Kế hoạch , Pḥòng Kế toán

Tài chính, Phòng Xuất nhập khẩu, Phòng Dịch vụ khách hàng, Phòng Tác nghiệp kinh doanh, Phòng Hành chính-Nhân sự, Phòng IT, mỗi phòng ban có một chức năng, nhiệm vụ riêng. Phòng Kế hoạch có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh trong cả năm của Công ty, theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch, tiến độ. Phòng Kế toán tài chính có nhiệm vụ quản lý về mặt tài chính, theo dõi toàn bộ tình hình tài chính của Công ty, giải quyết những vấn đề tài chính liên quan. Phòng Hành chính-Nhân sự có nhiệm vụ quản lý và sắp xếp nhân sự cùng các chế độ với người lao động của Công ty. Phòng Xuất Nhập khẩu có chức năng làm các thủ tục thông quan qua cửa khâu với nguyên vật liệu nhập khẩu và thành phẩm xuất khẩu. Phòng Tác nghiệp có chức năng hỗ trợ các nghiệp vụ liên quan cho Khối kinh doanh. Phòng Dịch vụ khách hàng có chức năng lập đơn hàng và giải quyết các khiếu nại liên quan tới sản phẩm. Phòng IT có chức năng duy trì hệ thống thông tin trong Công ty.

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH NHÂN SỰ & ĐỐI NGOẠI GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH DỰ ÁN

BAN KIỂM SOÁT

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

TỔNG GIÁM ĐỐC GĐ KIỂM SOÁT NB VÀ QL

RỦI RO GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH HOẠT ĐỘNG

GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH NC-PT SẢN PHẨM GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH MARKE TING GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH SẢN XUẤT GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH KINH DOANH GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH CHUỖI CUNG ỨNG GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH TÀI CHÍNH

3.1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Việt Nam

Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam chủ yếu sản xuất các sản phẩm dinh dưỡng từ sữa. Vinamilk có hơn 20 nhãn hiệu và hàng trăm sản phẩm được đa dạng hóa nhằm phục vụ các nhu cầu của người tiêu dùng, hướng đến sự phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ của các thế hệ người Việt. Thị trường rộng khắp cả nước và đã có mặt ở hơn 20 quốc gia và hướng đến 1 trong 50 công ty sữa lớn nhất thế giới với doanh thu 3 tỷ USD vào năm 2017.

Các nhóm sản phẩm chính - Sữa đặc, sữa vỉ

- Sữa tươi, sữa chua uống - Sữa bột, sữa dinh dưỡng

- Bảo quản lạnh (Kem, sữa chua, phô mai)

- Giải khát (Đậu nành, nước trái cây, nước tinh khiết) * Đặc điểm và quy trình sản xuất:

Với nguồn sữa nguyên liệu chính của Công ty là từ hệ thống trang trại nuôi bò theo tiêu chuẩn GlobalGap trên khắp cả nước, một phần nhỏ thu mua từ các hộ nông dân có hợp đồng với Công ty và được Công ty hỗ trợ trong quy trình chăm sóc bò, bảo quản sữa để đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng Công ty đề ra. Một phần nguyên liệu nhập khẩu khá lớn là sữa bột nguyễn liệu, Công ty nhập khẩu từ những nước có ngành công nghiệp sữa tốt nhất Thế giới. Nguyên liệu từ trang trại, thu mua và nhập khẩu được Công ty chuyển đến các nhà máy trên khắp cả nước với quy trình bảo quản và sản xuất nghiêm ngặt. Tại đây, các sản phẩm sau khi được kiểm soát về chất lượng sẽ được đóng thùng nhập kho cũng với những tiêu chuẩn bảo quản tại kho nghiêm ngặt trước khi chờ xuất ra thị trường.

* Về hệ thống phân phối: Công ty xây dựng 4 kênh phân phối khác nhau trên thị trường

- Kênh Nhà phân phối: Đây là kênh bán hàng đóng góp 90% doanh số của Công ty thông qua các Nhà phân phối tại khắp các Tỉnh, thành phố trên cả nước.

- Kênh Siêu thị: Đây là hệ thống bán hàng vào các chuỗi Siêu thị trên cả nước - Kênh Độc hại: Đây là Kênh bán hàng vào các Cơ quan, Xí Nghiệp và các đơn vị mua hàng của Công ty nhằm mục đích bồi dưỡng độc hại cho các cán bộ công nhận viên trong các điều kiện làm việc khác nhau.

- Kênh cửa hàng giới thiệu sản phẩm: Đây là kênh bán hàng rộng khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước với tiêu chí là nơi giới thiệu đầy đủ nhất các sản phẩm của Công ty tới khách hàng.

3.1.4. Đặc điểm về vốn sản xuất kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam riêng của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam

Với đặc điểm của một công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng nhanh, vốn lưu động chiếm một tỷ lệ khá lớn trong tổng lượng vốn sản xuất kinh doanh của Công ty. Trong 2 năm 2012 và năm 2013, tỷ lệ vốn lưu động trong tổng số vốn sản xuất kinh doanh của Công ty luôn đạt trên 50%, sang năm 2014 và 2015, tỷ lệ này tăng lên trên 60% trong 2 năm.

STT Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Số tiền (Tỷ.đ) Tỷ lệ (%) Số tiền (Tỷ.đ) Tỷ lệ (%) Số tiền (Tỷ.đ) Tỷ lệ (%) Số tiền (Tỷ.đ) Tỷ lệ (%) 1 Vốn lưu động 11.01456,19 13.018 56,91 15.543 60,27 16.630 60,75 2 Vốn cố định 8.587 43,81 9.856 43,09 10.247 39,73 10.746 39,25 Tổng cộng 19.601 100 22.874 100 25.790 100 27.376 100

(Nguồn: BCTC năm 2012,2013,2014,2015 của Công ty Cổ phần Sữa VN) Bảng 2.1: Cơ cấu vốn sản xuất kinh doanh của Công ty

Số liệu về vốn sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam được lấy trong báo cáo tài chính tại thời điểm ngày 31 tháng 12 của các năm

2012, 2013, 2014 và 2015.

Để có thể nhận xét cụ thể hơn về vốn lưu động tại Công ty, chúng ta hãy tiến hành phân tích cụ thể về cơ cấu vốn lưu động để từ đó có được những đánh giá cụ thể và chính xác hơn về cơ cấu vốn lưu động của Công ty.

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Số tiền (Tỷ.đ) Tỷ lệ (%) Số tiền (Tỷ.đ) Tỷ lệ (%) Số tiền (Tỷ.đ) Tỷ lệ (%) Số tiền (Tỷ.đ) Tỷ lệ (%) Vốn bằng tiền 1.252 11,4 2.745 21,1 1.527 9,8 1.358 8,2 Các khoản phải thu 2.248 20,4 2.734 21,0 2.777 17,9 2.688 16,2 Hàng tồn kho 3.475 31,6 3.227 24,8 3.633 23,4 3.844 23,1 Các khoản

đầu tư tài chính NH và TS NH khác

4.039 36,7 4.312 33,1 7.606 48,9 8.740 52,6

Vốn lƣu động 11.014 100 13.018 100 15.543 100 16.630 100

(Nguồn: BCTC năm 2012,2013,2014,2015 của Công ty Cổ phần Sữa VN) Bảng 2.2: Cơ cấu vốn lưu động của Công ty

Vốn bằng tiền: Năm 2012 và năm 2013, vốn bằng tiền của Công ty

chiếm tỷ lệ lần lượt là 11,4% và 21,1% vốn lưu động. Tuy nhiên, sang năm 2014 và năm 2015, vốn bằng tiền của Công ty giảm xuống, chiếm lần lượt là 9,8% và 8,2% tổng lượng vốn lưu động. Về cơ bản trong 4 năm từ 2012 đến năm 2015, Công ty luôn có khoản dư tiền mặt các khoản tương đương tiền chiếm khoảng 10% vốn lưu động. Sở dĩ năm 2013 có sự tăng đột biến như vậy là do có sự tăng đột biến của các khoản tương đương tiền, cụ thể là tiền gửi có kỳ hạn dưới 3 tháng tăng lên rất nhiều. Trong năm 2014,2015, Công ty đã chi rất nhiều cho chi phí bán hàng nên đã khiến doanh thu và lợi nhuận của Công ty tăng trưởng lớn trong những năm này, góp phần tăng thêm vốn bằng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Trang 47)