.Phương pháp so sánh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Trang 43)

So sánh (hoặc so sánh đối chiếu) là một thao tác nghiên cứu được dùng trong nhiều ngành khoa học khác nhau. Vai trò quan trọng ít hay nhiều của thao tác nghiên cứu này là tùy thuộc vào đặc điểm bản chất của đối tượng nghiên cứu và do nhiệm vụ của ngành khoa học nghiên cứu đối tượng ấy. Có những ngành khoa học nếu không vận dụng phương pháp nghiên cứu so sánh thì không thể giải quyết nổi những vấn đề cơ bản phát sinh trong quá trình nghiên cứu đối tượng. So sánh cũng là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Do vậy, để tiến hành so sánh, phải giải quyết những vấn đề cơ bản như xác định điều kiện so sánh, xác định số gốc để so sánh và xác định kỹ thuật so sánh.

Thứ nhất: Điều kiện so sánh

Phải tồn tại ít nhất 02 đại lượng (2 chỉ tiêu)

Các đại lượng (các chỉ tiêu) phải đảm bảo so sánh được. Đó là sự thống nhất về nội dung kinh tế, thống nhất về phương pháp tính toán, thống nhất về thời gian và đơn vị đo lường.

Thứ hai: Xác định gốc để so sánh

Kỳ gốc so sánh tuỳ thuộc vào mục đích của phân tích. Cụ thể:

- Khi xác định xu hướng và tốc độ phát triển của chỉ tiêu phân tích thì gốc so sánh được xác định là trị số của chỉ tiêu phân tích ở kỳ trước hoặc hàng loạt kỳ trước (năm trước). Lúc này sẽ so sánh chỉ tiêu giữa kỳ này với kỳ trước, năm này với năm trước hoặc hàng loạt kỳ trước.

trị số kế hoạch của chỉ tiêu phân tích. Khi đó tiến hành so sánh giữa thực tế với kế hoạch của chỉ tiêu.

-Khi xác định vị trí của doanh nghiệp thì gốc so sánh là giá trị trung bình ngành hay chỉ tiêu phân tích của đối thủ cạnh tranh.

Thứ ba: Kỹ thuật so sánh

Kỹ thuật so sánh được sử dụng là so sánh bằng số tuyệt đối, so sánh bằng số tương đối.

-So sánh bằng số tuyệt đối để thấy sự biến động về số tuyệt đối của chỉ tiêu phân tích.

-So sánh bằng số tương đối để thấy được thực tế so với kỳ gốc chỉ tiêu tăng hay giảm bao nhiêu %.

2.1.2. Phương pháp thay thế liên hoàn

* Khái niệm:

Phương pháp thay thế liên hoàn (còn gọi là phương pháp thay thế kiểu mắt xích) là phương pháp dùng để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích khi giả định các nhân tố còn lại không thay đổi bằng cách lần lượt thay thế từng nhân tố từ kì gốc sang kì phân tích. Trên cơ sở đó, tổng hợp lại mức độ ảnh hưởng của tất cả các nhân tố đối với đối tượng nghiên cứu.

* Điều kiện áp dụng:

Khi nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích phải xắp xếp nhân tố ảnh hưởng theo thứ tự từ nhân tố số lượng đến nhân tố chất lượng, trường hợp có nhiều nhân tố số lượng cùng ảnh hưởng thì nhân tố chủ yếu xếp trước, nhân tố thứ yếu xếp sau và không đảo lộn trình tự này.

* Phương pháp:

chúng với chỉ tiêu phân tích, từ đó xác định được công thức tính của chỉ tiêu. Thứ hai, cần sắp xếp thứ tự các nhân tố theo một trình tự nhất định: Nhân tố số lượng xếp trước, nhân tố chất lượng xếp sau.

Thứ ba, tiến hành lần lượt thay thế từng nhân tố theo một trình tự nói trên - Nhân tố nào được thay thế, nó sẽ lấy giá trị thực tế từ đó, còn các nhân tố chưa được thay thế phải giữ nguyên giá trị ở kỳ gốc hoặc kỳ kế hoạch. Thay thế xong một nhân tố, phải tính ra kết quả cụ thể của lần thay thế đó, lấy kết quả này so với (trừ đi) kết quả của bước trước đó thì chênh lệch tính được là kết quả do ảnh hưởng của nhân tố vừa được thay thế.

Cuối cùng, có bao nhiêu nhân tố phải thay thế bấy nhiêu lần và tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố phải bằng với đối tượng cụ thể của phân tích (chính là chênh lệch giữa thực tế với kế hoạch hoặc kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích).

2.2.QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU TẠI CÔNG TY CP SỮA VIỆT NAM: 2.2.1.Thu thập dữ liệu và tài liệu thứ cấp.

Thu thập và nghiên cứu tài liệu là một công việc quan trọng cần thiết cho bất kỳ hoạt động nghiên cứu khoa học nào. Các nhà nghiên cứu khoa học luôn đọc và tra cứu tài liệu có trước để làm nền tảng cho nghiên cứu. Đây là nguồn kiến thức quí giá được tích lũy qua quá trình nghiên cứu mang tính lịch sử lâu dài. Vì vậy, mục đích của việc thu thập và nghiên cứu tài liệu nhằm:

- Giúp cho người nghiên cứu nắm được phương pháp của các nghiên cứu đã thực hiện trước đây.

- Làm rõ hơn đề tài nghiên cứu của mình.

- Giúp người nghiên cứu có phương pháp luận hay luận cứ chặt chẻ hơn. - Có thêm kiến thức rộng, sâu về lĩnh vực đang nghiên cứu.

- Tránh trùng lập với các nghiên cứu trước đây, vì vậy đỡ mất thời gian, công sức và tài chính.

- Giúp người nghiên cứu xây dựng luận cứ (bằng chứng) để chứng minh giả thuyết nghiên cứ khoa học.

a. Tài liệu dùng để đánh giá chỉ tiêu quản trị vốn bằng tiền:

- Báo cáo tài chính các năm 2012-2015.

- Quy trình kiểm soát nội bộ của công ty về quản lý Tiền mặt,tiền gửi ngân hàng.

- Quy trình kiểm soát nội bộ về thanh toán,thanh toán tiền mặt,thanh toán qua Ngân hàng.

- Quy trình kiểm soát về tạm ứng.

- Quy trình kiểm soát về thu-chi Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. - Hợp đồng tín dụng của Công ty trong các năm 2012-2015.

b. Tài liệu dùng để đánh giá chỉ tiêu quản trị các khoản phải thu-phải trả:

- Báo cáo tài chính các năm 2012-2015.

- Quy trình KSNB các khoản phải thu-phải trả.

- Quy trình xét duyệt và cấp tín dụng nợ cho khách hàng. - Quy trình đánh giá và tuyển chọn Nhà phân phối.

- Quy trình quản lý công nợ Phải thu-Phải trả. - Chính sách bán hàng của Công ty.

c . Tài liệu dùng để đánh giá chỉ tiêu quản trị Hàng tồn kho:

- Báo cáo tài chính các năm 2012-2015. - Quy trình về nhập xuất kho.

- Quy định về kiểm kê thành phẩm, nguyên vật liệu, thành phẩm dở dang tồn kho định kỳ.

- Quy định về bảo quản hàng tồn kho.

d. Tài liệu dùng để đánh giá chỉ tiêu quản trị các khoản đầu tư ngắn hạn:

- Báo cáo tài chính các năm 2012-2015.

- Chính sách của Công ty với đầu tư ngắn hạn.

- Quy trình thẩm định, xét duyệt một khoản đầu tư ngắn hạn.

2.2.2.Phân tích dữ liệu.

2.2.2.1. Phân tích tổng quát cơ cấu vốn của Công ty CP Sữa Việt Nam.

Dựa trên những dữ liệu thu thập được ở trên, lập bảng tính khoa học trên file excel và nhập các thông tin cơ bản về nguồn vốn của công ty qua các năm 2012, 2013,2014,2015.

- Bảng cơ cấu vốn sản xuất kinh doanh của Công ty: Thể hiện dòng giá trị vốn lưu động và vốn cố định.

- Bảng cơ cấu vốn lưu động của Công ty: Thể hiện các dòng vốn bằng tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho và đầu tư tài chính ngắn hạn và tài sản ngắn hạn khác.

Thiết lập các cột tỷ lệ với từng đối tượng nguồn vốn và dựa trên phương pháp phân tích và so sách để đánh giá tổng quát nhất về nguồn vốn Công ty nói chung và vốn lưu động nói riêng. Từ đó đưa ra những nhận xét cá nhân với những ưu nhược điểm với cơ cấu vốn của Công ty.

2.2.2.2. Phân tích chi tiết cơ cấu vốn lưu động của Công ty CP Sữa Việt Nam. Nam.

* Công tác quản trị vốn bằng tiền, khoản phải thu, hàng tồn kho và đầu tư tài chính ngắn hạn.

cấu vốn bằng tiền. Tính các chỉ tiêu:

+ Vòng quay tiền mặt.

+ Thời gian 1 vòng quay tiền mặt.

Dự trên phương pháp thay thế liên hoàn để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố cấu thành nên chỉ số: Vòng quay tiền mặt và Thời gian 1 vòng quay qua các năm từ 2012-2015.

Với phương pháp tương tự tiến hành đánh giá các chỉ tiêu còn lại trong cơ cấu vốn lưu động của Công ty CP Sữa Việt Nam:

+ Hàng tồn kho + Các khoản phải thu

+ Đầu tư tài chính ngắn hạn và tài sản ngắn hạn khác. * Phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động

* Phân tích mức tiết kiệm vốn lưu động tương đối và tuyệt đối.

* Phân tích hệ số đảm nhiệm vốn lưu động: Từ hệ số này tiến hành so sánh với 2 doanh nghiệp có cùng ngành nghề kinh doanh để thấy được cái khách quan nhất về thực trạng vốn lưu động của Công ty CP Sữa Việt Nam.

* Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động

* Phân tích khả năng thanh toán hiện hành * Phân tích hệ số thanh toán nhanh

* Phân tích khả năng thanh toán tức thời

Qua mỗi chỉ tiêu phân tích tiến hành đưa ra những nhận định về ưu nhược điểm trong công tác quản trị vốn lưu động của Công ty.

2.2.3.Tổng hợp kết quả, xử lý thông tin, nhận xét và đánh giá:

Đây là giai đoạn cơ bản, quyết định chất lượng của đề tài, vì các dữ liệu, số liệu sau khi được sử lý đúng đắn, chính xác và được tổng hợp một cách logic có ý nghĩa trong việc đưa ra các nhận định về khả năng quản trị vốn lưu động

trong Doanh nghiệp.

Mục đích của việc tổng hợp kết quả nhằm có cơ sở cho việc phân tích và xử lý thông tin, từ đó chọn lọc và hệ thống hoá các phần khác nhau của thông tin, của tư liệu đã có để từ đó tìm ra những khía cạnh mới, kết luận mới về đối tượng. Quá trình tổng hợp, phân tích, xử lý thông tin, tư liệu là quá trình sử dụng kiến thức tổng hợp của người nghiên cứu, là quá trình sử dụng tư duy biện chứng và lôgic cùng với các phương pháp nghiên cứu khoa học để xem xét đối tượng. Quá trình này do trình độ của người nghiên cứu quy định. Nội dung và phương pháp xử lý thông tin bao gồm: xử lý thông tin định lượng và xử lý các thông tin định tính.

Trên cơ sở là tổng hợp các kết quả nghiên cứu và xử lý thông tin ở trên để đưa ra những đánh giá ưu điểm và những vấn đề còn tồn tại trong quản trị vốn lưu động của Công ty. Qua đó đưa ra những kiến nghị với Ban điều hành Công ty, những người điều hành cao nhất tại Công ty những phương pháp khắc phục trong quản trị vốn lưu động. Đưa ra những kiến nghị với nhà nước với những chính sách vĩ mô bất cập làm cản trở sự phát triển của Công ty, nhằm khắc phục những mặt tồn tại ở yếu tố vĩ mô.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Tóm lại, dựa trên các dữ liệu thu thập được tại Công ty cổ phần sữa Việt Nam và sử dụng hai phương pháp nghiên cứu là : so sánh và thay thế liên hoàn để tiến hành phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần sữa Việt Nam. Với ba nội dung chính là: Một là, phân tích tổng quan cơ cấu vốn của Công ty. Hai là, phân tích chi tiết cơ cấu vốn lưu động của Công ty. Ba là, tổng hợp kết quả và xử lý thông tin.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM (VINAMILK)

3.1.TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM (VINAMILK)

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam.

Năm 1976, lúc mới thành lập, CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk) có tên là Công ty Sữa - Cà phê Miền Nam, trực thuộc Tổng Cục thực phẩm, bao gồm 4 nhà máy thuộc ngành chế biến thực phẩm:

- Nhà máy sữa Thống Nhất - Nhà máy sữa Trường Thọ - Nhà máy sữa Bột Dielac - Nhà máy cà phê Biên Hòa

Qua hơn 40 năm hình thành và phát triển, Vinamilk đã trở thành một doanh nghiệp dẫn đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa tại Việt Nam, trở thành một trong những công ty có quy mô hàng đầu Việt Nam và đóng góp to lớn vào sự phồn thịnh của đất nước. Các đơn vị trực thuộc của Vinamilk - gồm 3 chi nhánh, 15 nhà máy, 2 kho vận và 3 công ty con luôn sáng tạo, nỗ lực không ngừng để thương hiệu vươn đến tầm cao mới.

Thương hiệu Vinamilk đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng trong và ngoài nước sau 40 năm không ngừng đổi mới và phát triển. Vinamilk đã và đang tiếp tục khẳng định mình với tinh thần luôn cải tiến, sáng tạo, tìm hướng đi mới để công ty ngày càng lớn mạnh.

3.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam

Đại hội cổ đông: Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ

quyền quyết định loại cổ phần, mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần, thông qua báo cáo tài chính hàng năm, được phép sửa đổi bổ sung điều lệ công ty, tổ chức lại hoặc giải thể công ty.

Cơ cấu cổ đông:

Cổ đông Cổ phần Tỷ lệ % Ghi chú

Cá nhân nước ngoài 4.197.522 0,35

Cá nhân trong nước 63.190.067 5,26

Tổ chức nước ngoài 584.168.234 48,65 Tổ chức trong nước 549.106.370 45,73 Tổng Cty kinh doanh vốn nhà nước SCIC 1.200.662.193 100

Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý cao nhất của công ty, có toàn quyền

nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có quyền quyết định chiến lược phát triển của công ty, quyết định chính sách thị trường, công nghệ. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, quyết định mức lương và một số lợi ích khác với tổng giám đốc, các giám đốc điều hành, kế toán trưởng của công ty. Số lượng thành viên Hội đồng quản trị là 6 và nhiệm kỳ là 5 năm.

Ban Kiểm soát: gồm 3 thành viên do Đại hội đại biểu cổ đông bầu,

trong đó ít nhất một thành viên có chuyên môn về kế toán. Ban kiểm soát bầu một thành viên làm trưởng ban và trưởng ban kiểm soát phải là cổ đông của công ty. Ban kiểm soát có quyền kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ sách kế toán và báo cáo tài chính. Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của công ty, kiểm tra vấn đề cụ thể liên quan đến quan lý điều hành hoạt động của Công ty.

Ban điều hành của Công ty gồm:

* Tổng Giám đốc: Là người điều hành hoạt động kinh doanh của công

và nghĩa vụ được giao. Tổng giám đốc thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quyết định của pháp luật và điều lệ của công ty.

* Các giám đốc điều hành khối: Là người giúp đỡ tổng giám đốc, cố vấn và

thực hiện điều hành hoạt động chức năng của từng khối nghiệp vụ.

* Giám đốc kiểm soát nội bộ và quản lý rủi ro: Là người giúp đỡ tổng

giám đốc, cố vấn và thực hiện công việc kiểm soát quy trình, kiểm soát hoạt động của Công ty từ đó phát hiện ra được những rủi ro hiện hữu và rủi ro tiềm ẩn của Công ty.

Khối văn phòng: Gồm các phòng ban: Phòng Kế hoạch , Pḥòng Kế toán

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Trang 43)