Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Trang 36 - 38)

1.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG

1.3.2.4. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán

Các hệ số này đo lường khả năng đáp ứng các ràng buộc pháp lý về tài chính của doanh nghiệp (nghĩa là thanh toán các khoản nợ ngắn hạn). Khi doanh nghiệp có đủ tiền, doanh nghiệp sẽ tránh được việc vi phạm các ràng buộc pháp lý về tài chính và vì thế tránh được nguy cơ chịu các áp lực về tài chính. Khả năng thanh khoán kế toán đo lường, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và nó thường liên quan đến vốn lưu động ròng, chênh lệch giữa tài sản lưu động và nợ ngắn hạn.

Để tính toán khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp người ta thường sử dụng một số phương pháp cụ thể như : hệ số thanh toán hiện thời, hệ số thanh toán nhanh, hệ số thanh toán bằng tiền.

* Hệ số thanh toán hiện thời

Hệ số thanh toán hiện thời phản ánh mối quan hệ giữa tài sản lưu động và các khoản nợ ngắn hạn. Nó thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản lưu động với nợ ngắn hạn và được xác định bằng công thức: (18)

= Doanh thu thuÇn TiÒn mÆt b×nh qu©n

Vßng quay tiÒn mÆt

Hệ số thanh toán hiện thời cao sẽ phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp là tốt. Tuy nhiên, không phải hệ số này càng cao là càng tốt, vì khi đó có một lượng tài sản lưu động lớn bị tồn chữ, làm việc sử dụng tài sản lưu động không hiệu quả, vì bộ phận này không sinh lời. Do đó tính hợp lý của hệ số thanh toán hiện thời còn phụ thuộc vào từng ngành nghề, góc độ của người phân tích cụ thể.

* Hệ số thanh toán nhanh

Hệ số thanh toán nhanh đo lường mức độ đáp ứng nhanh của vốn lưu động trước các khoản nợ ngắn hạn. Trong tài sản lưu động của doanh nghiệp hiện có thì vật tư hàng hoá có tính thanh khoán thấp nhất, do đó nó có khả năng thanh toán kém nhất. Vì vậy khi xác định hệ số thanh toán nhanh người ta đã trừ phần hàng tồn kho ra khỏi tài sản đảm bảo thanh toán nhanh và được thể hiện bằng công thức:

(19)

Cũng như hệ số thanh toán hiện thời, độ lớn hay nhỏ của hệ số này còn tuỳ thuộc vào từng ngành nghề kinh doanh cụ thể thì mới có thể kết luận là tích cực hay không tích cực. Tuy nhiên nếu hệ số này quá nhỏ thì doanh nghiệp sẽ gặp phải khó khăn trong việc thanh toán công nợ.

* Hệ số thanh toán bằng tiền (tức thời)

(20)

Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng nợ ngắn hạn thì hiện tại doanh nghiệp có bao nhiêu đơn vị tiền tệ tài trợ cho nó. Nếu chỉ tiêu này cao phản ảnh khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp là tốt, nếu chỉ tiêu này mà thấp thì khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp là chưa tốt. Tuy nhiên, khó có thể nói

= TSL§BQ - Hµng l-u kho Tæng nî ng¾n h¹n QR

HÖ sè thanh to¸n tøc thêi = TiÒn mÆt Tæng nî ng¾n h¹n

cao hay thấp ở mức nào là tốt và không tốt. Vì nó còn phụ thuộc vào lĩnh vực kinh doanh hoặc góc độ của người phân tích.

Như vậy có thể nói, việc phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác tài chính của doanh nghiệp. Bởi vì nó không chỉ ảnh hưởng tới lợi nhuận mà còn liên quan đến việc thu hút các nguồn lực cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Trang 36 - 38)