3 .Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản
3.5 Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản
Giai đoạn 2012 – 2014 có thể nói là một giai đoạn có nhiều biến động với ngành xây dựng. Theo Bộ Xây dựng công bố trong năm 2012 số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng thua lỗ ở mức 30,4%, như vậy số doanh nghiệp có lãi
hoăc hòa chỉ còn lại 69,6% đó là chưa kể đến 2.637 doanh nghiệp phải dừng hoạt động hoặc giải thể trong năm 2012. Bước sang năm 2013, 2014, ngành xây dựng đã có những khởi sắc.
Qua những phân tích đánh giá ở trên và nhìn lại tình hình kinh tế cũng như ngành xây dựng trong giai đoạn 2012- 2014, có thể khẳng định Công ty TNHH Đại Hoàng Dương đã đạt được một số kết quả cũng như vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế trong sử dụng tài sản.
3.5.1 Kết quả đạt được
Trong giai đoạn từ 2012 – 2014 Công ty TNHH Đại Hoàng Dương đã đạt được những kết quả đáng khích lệ đó là:
- Tình hình sản xuất kinh doanh: Công ty TNHH Đại Hoàng Dương có thể tự hào vì kết quả sản xuất kinh doanh trong ba năm này đều có lãi, doanh thu và lợi nhuận có xu hướng tăng lên và chất lượng công trình thi công, chất lượng dịch vụ vận tải, chất lượng gạch và các phương án thiết kế của Công ty thỏa mãn yêu cầu của khách hàng.
-Tài sản và vốn chủ sở hữu: Quy mô vốn được bảo toàn. Tài sản được quan tâm đầu tư mở rộng. TSCĐ và MMTB được quan tâm, đầu tư và trang bị mới.Công tác kiểm kê tài sản luôn được thực hiện kịp thời, nắm bắt được tình hình tài sản Công ty để có những chính sách đúng đắn trong những năm tới.
- Hiệu quả sử dụng tài sản: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản cao hơn mức bình quân ngành Xây dựng.
- Tài sản ngắn hạn luôn được đảm bảo trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Không để xảy ra tình trạng dừng sản xuât vì thiếu các yếu tố đầu vào, ngay cả khi thị trường có biến động về giá cả.
- Công tác bảo quản cũng đã hoàn thành tốt. Đảm bảo lượng vật tư được bảo quản tốt không bị mất mát, hao hụt trong quá trình bảo quản. Có sự phối hợp giữa các đơn vị trong Công ty để đảm bảo được sự hợp lý tiết kiệm chi phí thời gian, nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. Khi bị mất mát hao hụt Công ty cũng đã
tiến hành làm rõ nguyên nhân để có những khắc phục để công tác bảo quản được hoàn thiện hơn.
- Có mức duy trì đủ để tránh được tình trạng thiếu hụt về NVL, cũng như biến động giá cả NVL trong khoảng thời gian.
-Tạo mối quan hệ với nhà cung cấp và ngân hàng để đảm bảo nguồn nguyên liệu và vốn khi Công ty có nhu cầu.
- Tình hình các khoản phải thu: Nhanh chóng thu hồi các khoản phải thu, không có những khoản nợ quá hạn và nợ không thu hồi được.
- Về nguồn nhân lực: Công ty có một đôi ngũ nhân viên có trình độ cao và được đào tạo một cách tương đối bài bản. Đội ngũ công nhân có kinh nghiệm và tay nghề cao. Đây chính là thế mạnh của Công ty trong chiến lược phát triển lâu dài dựa vào nguồn nhân lực.
3.5.2 Hạn chế và nguyên nhân hạn chế
3.5.2.1 Hạn chế
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong sử dụng tài sản Công ty TNHH Đại Hoàng Dương vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục để nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản. Cụ thể đó là:
- Công tác quản lý chi phí: Kiểm soát chi phí còn lỏng lẻo, chưa hợp lý, làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty.
- Công tác quản lý tiền và tương đương tiền đôi khi chưa cập nhật, công tác dự báo nhu cầu tiền mặt chưa có tính toán, Công ty chỉ duy trì nhiều để đả bảo khả năng thanh toán khi cần.
- Công tác dự báo dự trữ còn nhiều hạn chế cụ thể là chưa dự báo chính xác lượng NVL qua từng thời kỳ sản xuất mà chỉ duy trì nhiều để đảm bảo an toàn.
- Công tác mua sắm và quản lý TSCĐ còn nhiều hạn chế. Số tiền chi cho công tác đối mới lớn nhưng tài sản được đầu tư mua về chưa hẳn là hiện đại nhất, nó cũng có nhiều điệu không phù hợp khi vận hành trong nước do vậy khi vận hành gặp nhiều khó khăn và mất chí phí nghiên cứu và đào tạo công nhân để có thể sử dụng được là gia tăng chi phí. So với công suất thiết kế khi mua về Công ty không
thể sử dụng hết được công suất máy móc nên gây ra sự lãng phí. Một số máy móc nhập ngoại nên khi bị hỏng không có đồ thay thế trong nước vì vậy phải đặt mua ở nước ngoài làm mất thời gian và tốn kém chí phí sửa chữa.
- Mức tính khấu hao không hợp lý đôi khi Công ty có sự tính khấu hao ít hơn so với quy định hay là với những tài sản có giá trị thấp có thời gian khấu hao dài.
-Sử dụng vốn: Vốn vay ít nên khó mà tận dụng được những lợi ích từ việc giảm lãi suất cũng như các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn của Nhà nước. Cũng vì vậy mà bị hạn chế trong đấu thầu.
-Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản đang có xu hướng giảm.
3.5.2.2 Nguyên nhân của hạn chế
Trên đây là một số vấn đề còn tồn tại đặt ra trong công tác quản lý và sử dụng tài sản ở Công ty TNHH Đại Hoàng Dương. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp đến hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty.
- Công tác quản lý chi phí chưa thật sự được coi trọng đúng mức, chưa có quy trình hay hệ thống quản lý chi phí.
- Công tác điều hành, quản lý chưa đạt hiệu quả do lãnh đạo các phòng, tổ, đội đều ít có cơ hội học tập hay nâng cao trình độ. Tay nghề của đội ngũ công nhân chưa đồng đều, với những MMTB hiện đại vẫn còn ít người sử dụng thành thạo.
- Quản lý tài sản đều chưa có kế hoạch hay chưa được quản lý theo những mô hình hay quy trình phù hợp, tiên tiến.
- Khó khăn chung của nền kinh tế và ngành xây dựng. Thị trường bất động sản đóng băng kéo “chìm” ngành xây dựng.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Trên cơ sở những lý luận ở chương 1 và những phương pháp đã trình bày trong chương 2, chương 3 của luận văn đã phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty TNHH Đại Hoàng Dương. Qua những phân tích ấy, có thể thấy:
Về kết quả đạt được, Công ty làm ăn có lãi, quy mô vốn được mở rộng, nhanh chóng thu hồi các khoản phải thu.
Về những tồn tại cần khắc phục, các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản đang có xu hướng giảm, Công ty không tận dụng được lợi thế từ tiền vay, quy mô vốn tăng chậm, công tác quản lý chi phí còn chưa được quan tâm đúng mức, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao.
Những tồn tại này là căn cứ để tác giả đề nghị những giải pháp khắc phục cho Công ty trong quản lý, sử dụng tài sản nhàm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong thời gian tới.
CHƢƠNG 4: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ĐẠI HOÀNG DƢƠNG 4.1 Phƣơng hƣớng, mục tiêu giai đoạn 2015-2020
4.1.1 Cơ hội và thách thức
*Cơ hội
Sắp tới, khi Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) có hiệu lực, các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam sẽ có thêm nhiều cơ hội mới. Theo đó, các FTA và thỏa thuận của AEC đều thống nhất cắt giảm thuế nhập khẩu giữa các thành viên xuống còn 0-5%, đồng thời, ngay khi các FTA có hiệu lực thì 90-95% số dòng thuế nhập khẩu được đưa về 0%. Bên cạnh đó, khuôn khổ pháp lý sẽ ngày càng đơn giản, rõ ràng và dễ dự báo hơn, chuyển giao công nghệ trong hoạt động xây dựng thuận lợi hơn, thuế nhập khẩu giảm mạnh… Từ đó, Công ty TNHH Đại Hoàng Dương cũng như các doanh nghiệp khác của Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội nhập khẩu kỹ thuật cao, công nghệ tiên tiến, máy móc thiết bị hiện đại và vật liệu chất lượng cao mà các doanh nghiệp Việt Nam chưa chế tạo hoặc sản xuất được.
*Thách thức
Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội, Công ty sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức. Cụ thể, việc cắt giảm thuế quan sẽ tạo thêm sức ép cạnh tranh với Công ty trong việc bỏ thầu các công trình xây dựng, tham gia vận tải hàng hóa và sản xuất gạch. Lý do là mặc dù các thỏa thuận thương mại chưa hiệu lực nhưng từ nhiều năm qua, hàng hóa gồm vật liệu xây dựng, trang trí nội thất, máy móc công trình của các nước trong khối ASEAN như Thái Lan, Malaysia, Singapore… đã đổ bộ vào Việt Nam. Cùng với đó, trình độ của lao động ngành xây dựng Việt Nam và năng suất lao động thấp. Trong khi đó, cộng đồng AEC cho phép tự do di chuyển lao động có tay nghề nên Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự di chuyển lao động.
4.1.2 Phương hướng phát triển
Căn cứ vào sự đánh giá về tiềm năng và xu hướng phát triển của kinh tế Việt Nam, những cơ hội và thách thức của ngành xây dựng nói chung và của Công ty nói
riêng, Công ty xác định sẽ tiếp tục phát triển mạnh lĩnh vực kinh doanh cốt lõi có thế mạnh là xây lắp trên cơ sở năng lực và kinh nghiệm của lĩnh vực quản lý và thi công xây dựng vốn có. Cụ thể là:
*Về lĩnh vực xây lắp
Đây vẫn là lĩnh vực hoạt động chính của Công ty trong giai đoạn sắp tới (2015 – 2020). Công ty xác định rằng doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động xây lắp sẽ vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ cơ cấu doanh thu hàng năm của Công ty, cụ thể bằng những định hướng như sau:
Tăng cường công tác tham gia đấu thầu các công trình XDCB trong và ngoài địa bàn tỉnh.
Dựa trên ưu thế về nguồn tài chính ổn định sẵn có, Công ty sẽ tập trung mạnh và đột phá vào việc đầu tư cải tiến trang thiết bị và công nghệ thi công xây dựng hiện có cho ngang bằng trình độ với các doanh nghiệp cùng ngành nghề trên địa bàn nhằm tiết kiệm chi phí, tăng năng suất lao động, rút ngắn tiến độ và nâng cao chất lượng thi công các công trình xây dựng. Công ty sẽ tổ chức những chuyến tham quan, hợp tác, nghiên cứu học tập kinh nghiệm và chuyển giao những công nghệ, thiết bị thi công xây dựng mới cũng như áp dụng những vật liệu xây dựng mới và biện pháp thi công tiên tiến. Công ty sẽ thường xuyên tham gia các chương trình xúc tiến ngành xây dựng nhằm mục tiêu cập nhật các công nghệ xây dựng tiên tiến.
Phát triển nguồn nhân lực cho mảng thi công xây lắp: dựa trên lực lượng hiện có chủ yếu là đội ngũ cán bộ quản lý chuyên nghiệp tại các công trường xây dựng, các đội thi công và đội ngũ kỹ thuật viên, công nhân kỹ thuật có tay nghề, Công ty sẽ tiếp tục công tác đầu tư và phát triển theo chiều sâu trong việc huấn luyện, đào tạo. Công ty hướng tới mục tiêu ngày càng chuyên môn hóa sâu hơn nữa trong từng lĩnh vực thi công xây lắp cho cả cán bộ quản lý và các lực lượng công nhân có tay nghề. Công ty sẽ phát triển các hình thức hợp tác, liên kết đào tạo với các trường Đại học, trường dạy nghề, các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước để nâng
cao kiến thức cho đội ngũ nhân sự, bổ sung nhân lực cho Công ty từ nhân sự cấp cao đến những công nhân lành nghề.
-Tăng cường kiểm soát công tác an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp tại các công trường.
-Nghiên cứu cải tiến hình thức tổ chức thi công để tăng năng suất, tiết kiệm chi phí mang lại hiệu quả cao nhất.
*Lĩnh vực tƣ vấn xây dựng
- Tạo bước phát triển đột phá trong lĩnh vực tư vấn xây dựng từ quan điểm, cách làm, mô hình phát triển, trình độ quản lý, khả năng ứng dụng khoa học công nghệ, sự hiểu biết về môi trường pháp lý; đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng, công bằng và minh bạch giữa các tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn, kể cả tư vấn trong nước và tư vấn nước ngoài.
- Đổi mới tư duy và nâng cao chất lượng tư vấn quy hoạch xây dựng. Đồ án quy hoạch phải có tầm nhìn dài hạn, có tính toán các nguồn lực thực hiện, để quy hoạch phải thực sự đi trước một bước và có tính khả thi cao, làm cơ sở cho việc kế hoạch hóa đầu tư và quản lý thực hiện các dự án đầu tư xây dựng.
*Mở rộng ngành nghề
Công ty tiếp tục nghiên cứu mở rộng phạm vi và ngành nghề kinh doanh khác khi có điều kiện và hiệu quả dựa trên ưu thế sẵn có về nguồn lực, kinh nghiệm, thị trường và thương hiệu của công ty. Ngành nghề dự kiến phát triển thêm: Đầu tư xây dựng các dự án với quy mô từ nhỏ đến trung bình và kinh doanh bất động sản.
4.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty trách nhiệm hữu hạn Đại Hoàng Dƣơng hữu hạn Đại Hoàng Dƣơng
Có thể khẳng định chắc chắn kết quả sử dụng tài sản tác động đáng kể tới khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu và nguy cơ phá sản của các công ty ngành xây dựng nói chung và Công ty TNHH Đại Hoàng Dương nói riêng. Qua phân tích và đánh giá ở chương 3, nhận thấy tài sản của Công ty nhìn chung là mới. Như vậy để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty các giải pháp đưa ra phải chú
trọng tới hai mục tiêu sau: Tăng doanh thu và quản lý hiệu quả. Căn cứ vào hai mục tiêu này, tác giả đề xuất những giải pháp sau:
4.2.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn
Để nâng cao hiệu quả sử dụng TSNH, Công ty TNHH Đại Hoàng Dương cần quản lý chặt chẽ và tăng lợi nhuận hay doanh thu thu được từ các loại tài sản chiếm tỷ trọng lớn trong TSNH của Công ty, cụ thể là: Tiền, HTK và các khoản phải thu.
4.2.1.1 Quản lý và sử dụng tiền
Sự vận động của dòng tiền được ví như “huyết mạch”, gắn liền với các hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời, lưu chuyển tiền tệ quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp thông qua khả năng đáp ứng các nhu cầu thanh toán. Tuy nhiên, tiền mặt là loại tài sản không sinh lãi, do vậy trong quản lý tiền mặt thì việc tối thiểu hoá lượng tiền mặt phải giữ là mục tiêu quan trọng nhất. Qua xem xét nhận thấy Công ty TNHH Đại Hoàng Dương không hề áp dụng bất kỳ mô hình quản lý tiền nào mà chỉ giữ một lượng tiền khá nhiều để luôn đảm bảo đủ thanh toán khi cần, điều này trực tiếp làm giảm hiệu quả sử dụng tiền và gián tiếp làm giảm hiệu quả sử dụng tài sản. Để nâng cao hiệu quả sử dụng tiền, Công ty cần: Xác định lượng tiền tồn quỹ tối ưu và tìm kiếm cơ hội đầu tư thặng dư tiền.
*Xác định lƣợng tiền tồn quỹ tối ƣu: Công ty có thể áp dụng một trong các mô hình sau:
- Mô hình Baumol
Theo mô hình này, giả định, doanh nghiệp có dòng tiền tệ rời rạc với lưu chuyển tiền thuần ổn định, không đổi qua các kỳ. Vì vậy, nếu gọi lượng tiền cần duy trì trong kỳ là M, tồn quỹ bình quân của doanh nghiệp sẽ là M/2.
Để tận dụng khả năng sinh lời, doanh nghiệp sẽ sử dụng chứng khoán thanh