ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch
Số tiền Tỷ trọng (%) Số Tiền Tỷ trọng (%) Số Tiền Tỷ trọng (%) 2007/2006 2008/2007 Số tiền (%) Số tiền (%) Ngắn hạn 465.644 87,43 702.516 88,66 1.033.985 88,75 236.872 50,87 331.469 47,18 Trung và dài hạn 66.974 12,57 89.853 11,34 131.109 11,25 22.879 34,16 41.256 45,91 Tổng cộng 532.618 100 792.369 100 1.165.094 100 259.751 48,77 372.725 47,04
0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 2006 2007 2008 Năm Triệu đồng Ngắn hạn Trung và dài hạn Hình 6: Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng
Nhìn chung, doanh số cho vay của Chi nhánh đã không ngừng tăng lên qua 3 năm. Đây là kết quả của sự nỗ lực hết mình cùng với việc thực hiện các biện pháp mở rộng tín dụng, cải thiện những thủ tục xin vay vốn cũng như tác phong phục vụ của cán bộ tín dụng. Điều đó cho thấy quy mô tín dụng của Chi nhánh ngày càng được mở rộng. Trong đó cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất cao, năm 2006 cho vay ngắn hạn chiếm 87,43%, sang năm 2007 chiếm 88,66%, đến năm 2008 chiếm 88,75% trong tổng doanh số cho vay. So với doanh số cho vay ngắn hạn thì doanh số cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh số cho vay, tỷ trọng qua 3 năm là 12,57% - 11,34% - 11,25%. Thực tế cho thấy tín dụng ngắn hạn đang đóng vai trò chủ yếu trong quá trình sử dụng vốn của Ngân hàng. Nguyên nhân là do với thời hạn cho vay ngắn thì Ngân hàng sẽ thu hồi vốn nhanh hơn, do đó rủi ro thấp hơn so với cho vay trung và dài hạn. Thời hạn càng dài thì rủi ro càng cao, nên Ngân hàng hạn chế cho vay trung và dài hạn. Mặt khác, tỉnh Trà Vinh có nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, các hộ sản xuất kinh doanh hoạt động sản xuất của họ đều mang tính chu kì. Vì vậy, họ cần vốn ngắn hạn để bổ sung nguồn vốn tạm thời thiếu hụt của mình. Tín dụng ngắn hạn tuy có thể thu hồi vốn nhanh để cho vay lại, nh ưng chính quá trình đó đã làm
tăng thêm chi phí cho Ngân hàng như chi phí thu nợ, chi phí tìm kiếm khách hàng mới và chi phí thẩm định món vay mới, làm lợi nhuận Ngân hàng giảm đi.
Qua bảng số liệu trên ta thấy, năm 2007 tổng doanh số cho vay của Ngân hàng tăng 48,77% so với năm 2006. Trong đó, cho vay ngắn hạn tăng 236.872 triệu đồng hay 50,87%, cho vay trung và dài hạn có tỷ lệ tăng là 34,16% tương đương 22.879 triệu đồng so với năm 2006. Bước sang năm 2008, doanh số cho vay tiếp tục tăng 47,04% so với cùng kỳ. Trong đó cho vay ngắn hạn vẫn tăng mạnh 47,18% tương đương 331.469 triệu đồng, cho vay trung và dài hạn cũng tăng mạnh 45,91% tương đương 41.256 triệu đồng. Như vậy trong thời gian qua, nhu cầu về vốn ngắn hạn tại địa phương không ngừng tăng lên và Ngân hàng đã nắm bắt điều đó, tập trung cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn tại địa phương. Tuy nhiên, như đã phân tích, tín dụng ngắn hạn không đem lại hiệu quả cao cho Ngân hàng như tín dụng trung và dài hạn vì sự gia tăng các khoản chi phí khi tìm kiếm khách hàng cho vay mới làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ Ngân hàng cần tìm kiếm các khách hàng doanh nghiệp, các công ty lớn uy tín và hoạt động kinh doanh tốt có nhu cầu vốn trung và dài hạn để tập trung cho vay, gia tăng tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn trong doanh số cho vay của Ngân hàng. Bên cạnh đó Ngân hàng cũng tiếp tục cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân, đồng thời cũng để mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng.
4.2.2.2. Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế
Để hoạt động đầu tư của Ngân hàng đạt hiệu quả và có thể đánh giá chính xác tình hình cho vay của Ngân hàng, ngoài việc phân tích doanh số cho vay theo thời hạn thì việc phân tích doanh số cho vay theo thành phần kinh tế là không thể thiếu được. Đối tượng cho vay của Ngân hàng gồm: Thành phần kinh tế Nhà nước, kinh tế ngoài quốc doanh, kinh tế cá thể.