Đánh giá tình hình cho vay

Một phần của tài liệu Tài liệu ĐỀ TÀI " PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH TRÀ VINH " docx (Trang 105 - 109)

Chương 1 : GIỚI THIỆU

4.2. Phân tích tình hình cho vay của ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL

4.2.6. Đánh giá tình hình cho vay

(Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh MHB Trà Vinh)

Bảng 20: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG

Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008

Vốn huy động Triệu đồng 153.070 204.395 333.716 Tổng nguồn vốn Triệu đồng 498.438 573.500 692.212 Doanh số cho vay Triệu đồng 532.618 792.369 1.165.094 Doanh số thu nợ Triệu đồng 464.918 709.187 1.099.918 Dư nợ đầu kỳ Triệu đồng 408.424 476.124 559.306 Dư nợ cuối kỳ Triệu đồng 476.124 559.306 627.805 Dư nợ bình quân Triệu đồng 442.274 517.715 593.556

Nợ quá hạn Triệu đồng 4.583 9.006 16.685 Nợ xấu Triệu đồng 3.710 8.931 15.641 Dư nợ/Tổng nguồn vốn % 95,52 97,53 90,70 Dư nợ/Tổng vốn huy động Lần 3,11 2,74 1,88 Nợ quá hạn/Dư nợ % 0,96 1,61 2,66 Rủi ro tín dụng % 0,78 1,60 2,49 Hệ số thu nợ % 87,29 89,50 94,41 Vòng quay vốn TD ngắn hạn Vòng 1,12 1,51 2,20 Vòng quay vốn TD trung và dài hạn Vòng 0,81 0,83 0,59

- Dư nợ/Tổng nguồn vốn

Đây là một trong những chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động của Ngân hàng, nó phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng. Năm 2006, chỉ tiêu này là 95,52%, năm 2007 là 97,53% và năm 2008 là 90,70%. Chỉ tiêu này luôn ở mức rất cao (trên 90%), chứng tỏ Ngân hàng đã sử dụng gần như tối đa nguồn vốn để cho vay, làm tốt vai trò điều tiết nguồn vốn giữa người thiếu vốn và người thừa vốn, đồng thời Ngân hàng cũng phải gánh chịu một mức rủi ro rất lớn. Tuy nhiên Chi nhánh sử dụng phần lớn nguồn vốn để cho vay ngắn hạn, đây là loại hình kinh doanh có khả năng thu hồi vốn nhanh và ít rủi ro hơn loại hình cho vay trung và dài hạn nên đảm bảo hơn mục tiêu kinh doanh, an toàn và hiệu quả.

- Dư nợ/Tổng vốn huy động

Chỉ tiêu này giúp đánh giá khả năng sử dụng vốn huy động vào hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Năm 2006 tỷ lệ này là 3,11 lần, năm 2007 là 2,74 lần và năm 2008 là 1,88 lần. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt, chỉ tiêu này quá lớn thì có nghĩa là khả năng huy động vốn của Ngân hàng thấp, ngược lại nếu chỉ tiêu này quá nhỏ thì tức là Ngân hàng sử dụng vốn huy động không hiệu quả. Năm 2006 bình quân 3,11 đồng dư nợ có 1 đồng vốn huy động tham gia. Năm 2007 tình hình vốn huy động của Ngân hàng được cải thiện hơn so với năm 2006, bình quân 2,74 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia. Sang năm 2008 công tác huy động vốn có tốt hơn, bình quân 1,88 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia vào. Từ đó cho thấy Ngân hàng đã và đang sử dụng triệt để nguồn vốn huy động, qua mỗi năm nguồn vốn huy động càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu cho vay.

- Nợ quá hạn/Dư nợ

Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng tín dụng của Ngân hàng, một đồng dư nợ sẽ có bao nhiêu đồng nợ quá hạn. Chỉ số này càng thấp thì càng tốt, khi đó có ít nợ quá hạn và chất lượng tín dụng cao. Nếu chỉ số này càng cao thì chất lượng tín dụng thấp và hoạt động tín dụng của Ngân hàng có nhiều rủi ro.

Chỉ tiêu nợ quá hạn trên tổng dư nợ tại MHB Trà Vinh qua 3 năm có xu hướng tăng lên. Cụ thể năm 2006 chỉ tiêu này là 0,96%, năm 2007 là 1,61% và năm 2008 là 2,66%. Chỉ tiêu này tăng dần làm cho chất lượng tín dụng của Ngân

hàng giảm dần, MHB Trà Vinh cần tiếp tục nâng cao hiệu quả trong công tác thu nợ.

- Rủi ro tín dụng

Đây là chỉ tiêu phản ánh rõ nhất về tỷ lệ rủi ro phát sinh trong các món vay của Chi nhánh, nó thể hiện khả năng mà vốn đầu tư của chi nhánh không thu hồi đúng hạn hoặc có khả năng mất vốn. Do chưa có biện pháp ngăn ngừa hữu hiệu nên tỷ lệ này của Chi nhánh tăng qua các năm: năm 2006 là 0,78%, năm 2007 là 1,60%, đến năm 2008 tỷ lệ tăng lên đến 2,49%. Nguyên nhân là do Chi nhánh mở rộng qui mô hoạt động nên tất cả các chỉ tiêu của Chi nhánh đều tăng kể cả nợ quá hạn, nợ xấu.

- Hệ số thu nợ

Hệ số thu nợ phản ánh kết quả thu hồi nợ của Ngân hàng cũng như khả năng trả nợ vay của khách hàng, nó sẽ cho biết số tiền Ngân hàng thu hồi được trong thời kỳ nhất định.

Qua bảng số liệu trên cho ta thấy hệ số này tăng qua 3 năm. Năm 2006 hệ số thu nợ là 87,29%, đến năm 2007 thì hệ số này đạt 89,50%, năm 2008 hệ số này tiếp tục tăng lên đạt 94,41%. Đây là một kết quả khá tốt, năm 2006 cứ 100 đồng đi cho vay Ngân hàng thu lại được 87,29 đồng, năm 2007 mang 100 đồng đi cho vay ngân hàng đã thu lại được 89,50 đồng và đến năm 2008 thì 100 đồng đem cho vay Ngân hàng thu lại được 94,41 đồng. Ngân hàng cần tiếp tục duy trì và phát huy các biện pháp thu hồi nợ đang thực hiện, cần phải kết hợp giữa tăng doanh số cho vay và tăng cường việc thu hồi nợ giúp cho đồng vốn của Ngân hàng luân chuyển liên tục và đảm bảo an toàn.

- Vòng quay vốn tín dụng

Chỉ số này nhằm đánh giá được tình hình thu nợ so với dư nợ mà Chi nhánh đã cho vay để thấy rõ hơn tình hình luân chuyển vốn của Ngân hàng.

Trong 3 năm qua vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn của MHB Trà Vinh luôn tăng. Năm 2006 là 1,12 vòng, năm 2007 là 1,51 vòng và 2008 tăng lên 2,20 vòng. Điều này cho thấy tốc độ luân chuyển vốn tín dụng cao, thời gian thu hồi nợ nhanh. Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn tăng lên là nhờ chính sách tín dụng của Chi nhánh là các món vay ngắn hạn, bên cạnh đó là chính sách chú trọng đến công tác thu hồi nợ, các nhân viên được ban lãnh đạo Chi nhánh phổ biến rất kỹ

về tầm quan trọng của nó. Nên ngoài việc xem xét và thẩm định thật kỹ trước khi cho vay thì sau khi cho vay cán bộ Ngân hàng còn rất tích cực trong công tác kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng và đôn đốc khách hàng trả nợ khi đến hạn.

Còn vòng quay vốn tín dụng trung và dài hạn tăng nhẹ và sau đó lại giảm. Năm 2006 vòng quay vốn tín dụng là 0,81, năm 2007 là 0,83 vòng, đến năm 2008 chỉ có 0,59 vòng giảm 0,24 vòng so với năm 2007. Vòng quay vốn tín dụng trung và dài hạn có xu hướng giảm cho thấy công tác thu hồi nợ của Ngân hàng đối với món vay trung và dài hạn chưa rốt. Ngân hàng nên quan tâm hơn đối với các món vay trung và dài hạn.

Tóm lại, qua việc phân tích các chỉ tiêu tài chính, có thể nhận thấy tình hình hoạt động tín dụng tại MHB Trà Vinh là khá tốt, mạng lưới tín dụng ngày càng được mở rộng. Tuy nhiên, Ngân hàng cần phát huy tích cực hơn nữa công tác huy động vốn tại chỗ để tương xứng với quy mô tín dụng hiện có, giảm bớt gánh nặng tín dụng cho nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở. Riêng về vấn đề nợ quá hạn, đây là khó khăn chung của rất nhiều ngân hàng. MHB Trà Vinh trong thời gian tới cần chủ động nâng cao hiệu quả của công tác thu nợ để cho đồng vốn của Chi nhánh được đảm bảo an toàn, quay vòng nhanh mang lại nhiều lợi nhuận.

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG

SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH TRÀ VINH

Một phần của tài liệu Tài liệu ĐỀ TÀI " PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH TRÀ VINH " docx (Trang 105 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)