Nguồn gốc các mảnh đất trên địa bàn huyện tính đến năm 2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp kinh tế nhằm khuyến khích tích tụ ruộng đất, góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện nho quan, tỉnh ninh bình​ (Trang 58 - 59)

Nguồn gốc ruộng đất Tỷ lệ (%)

Đất lúa Đất màu Đất SXNN khác

Giao quyền SD lâu dài 67,02 35,20 14,32

Khoán 15,96 7,80 0,31 Thừa kế 0,78 14,03 38,26 Đấu thầu 7,90 0,72 0,65 Mua 0,45 24,83 21,73 Khai hoang 0,50 3,58 0,00 Đổi 0,36 0,14 0,12 Thuê 5,03 7,96 11,61 Mượn 2,00 5,74 13,00

Nguồn: phòng tài nguyên môi trường huyện Nho Quan

Qua bảng 3.5 ta thấy mỗi một loại đất có nguồn gốc khác nhau: đối với diện tích trồng lúa thì 67% tổng diện tích là do nhà nước giao quyền sử dụng lâu dài, 16% đất khoán, đất đấu thầu 8%, đất đi thuê 5%, còn lại là đất mua, khai hoang, đổi, và mượn chiếm tỷ lệ thấp. Đất trồng màu thì đất được giao quyền chiếm 35%, đất mua chiếm 25%, đất thừa kế chiếm 14%, đối với diện tích này thuê và mượn chiếm cao hơn đất trồng trồng lúa, chiếm 13%, còn lại là các nguồn gốc khác. Loại đất trồng loại cây khác thì có sự biến động khác thể hiện sự tích tụ ruộng đất hơn thông qua 3 nguồn chính, diện tích mua chiếm 22%, diện tích thuê và mượn chiếm 24%, và diện tích này các chủ thể chủ yếu trồng cây ăn quản, trồng thâm canh rau củ quả.

3.2. Hiệu quả của việc tích tụ ruộng đất ở nhóm hộ khảo sát

3.2.1. Thông tin chung của nhóm được khảo sát

Chủ hộ, chủ trang trại hay giám đốc HTX, giám đốc doanh nghiệp là người quyết định hướng SXKD và quản lý cho nên tình hình về giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn ảnh hưởng rất nhiều. Người chủ có trình độ chuyên môn, học vấn cao, trình độ quản lý tốt thì sẽ dễ dàng áp dụng KH-KT vào sản xuất, quản lý và sử dụng các nguồn lực một cách khoa học, hợp lý và có hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp kinh tế nhằm khuyến khích tích tụ ruộng đất, góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện nho quan, tỉnh ninh bình​ (Trang 58 - 59)