Tình hình đất đai bình quân của HTX được khảo sát năm 2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp kinh tế nhằm khuyến khích tích tụ ruộng đất, góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện nho quan, tỉnh ninh bình​ (Trang 63 - 92)

Nguồn gốc ruộng đất Tổng diện tích (m2) Loại đất (m2) Đất lúa Đất màu Đất cây ăn quả Đất SXNN khác Tổng diện tích 67200 25536 12768 18144 10752

Giao quyền SD lâu dài 32256 12257 6129 10524 6236

Khoán 20160 7661 3830 5443 3226

Thừa kế 12768 4852 2426 1814 0

Thuê 2016 766 383 363 1290

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả)

Qua kết quả tổng hợp 6 HTX sản xuất nông nghiệp ta thấy tổng quy mô diện tích/1 HTX là 67.200 m2 trong đó chủ yếu là diện tích đất trồng lúa và đất trồng cây ăn quả với bình quân mỗi HTX có 17 hộ tham gia góp đất sản xuất tập rất hiệu quả, nguồn đất từ hộ gia đình góp vào nên chủ yếu là đất được giao quyền sử dụng lâu

dài là chính chiếm 48%, thứ 2 là diện tích đất giao khoán chiếm 30%, các hộ cũng thuê một ít đất để góp vào HTX.

3.2.2.2. Tình hình tích tụ ruộng đất của Doanh nghiệp

Đến năm 2018, toàn huyện có 06 công ty thuê đất để sản xuất nông nghiệp, trên địa bàn 06 xã (Văn Phương, Đồng Phong, Sơn Lai, Gia Lâm, Văn Phú, Cúc Phương), bao gồm: Công ty TNHH dược thảo Hoàng Thành Ninh Bình, Công ty CP giống cây trồng và con nuôi Ninh Bình, Công ty TNHH dược liệu Vũ Gia, Công ty CP thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao, Công ty TNHH Chân Đất, Công ty CP chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp NICOTEX với tổng diện tích tích tụ là 145 ha. Diện tích đất bình quân một doanh nghiệp là 21,2 ha trong đó chủ yếu là trồng rau, củ quả áp dụng theo công nghệ mới. Nhìn chung một số diện tích doanh nghiệp thuê hoạt động có hiệu quả, một khoảng 20% diện tích doanh nghiệp thuê không hiệu quả doanh nghiệp trả lại, còn một số diện tích xã thu lại để phục vụ cho xây dựng và phát triển kinh tế hạ tầng địa phương.

3.2.3. Tình hình vốn của các chủ thể sản xuất

Vốn đóng vai trò hết sức quan trọng trong mỗi chủ thể sản xuất. Nó là cơ sở, là tiền đề cho một một chủ thể bắt đầu khởi sự sản xuất kinh doanh. Vốn ở đây bao gồm (tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các tài sản thuộc sở hữu của chủ thể). Rồi để tiến hành sản xuất kinh doanh, chủ thể phải thuê mua hoặc thuê đất, mua máy móc thiết bị, công nghệ, nguyên vật liệu, thuê lao động... tất cả những điều kiện cần có để một chủ thể sản xuất có thể tiến hành và duy trì những hoạt động của mình nhằm đạt được những mục tiêu đã đặt ra.

Không chỉ có vậy, trong quá trình hoạt động SXKD của chủ thể, vốn là điều kiện để chủ thể mở rộng sản xuất cả về chiều rộng và chiều sâu, đổi mới máy móc thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cao chất lượng sản phẩm, tăng việc làm, tăng thu nhập cho người lao động... cũng như tổ chức bộ máy quản lý đầy đủ các chức năng. Từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

Bảng 3.10: Tình hình vốn bình quân trên chủ thể sản xuất ở huyện Nho Quan năm 2018

Chỉ tiêu

Số hộ Trang trại HTX Doanh Nghiệp

Số tiền (triệu đồng) cấu (%) Số tiền (triệu đồng) cấu (%) Số tiền (triệu đồng) cấu (%) Số tiền (triệu đồng) cấu (%) Tổng tiền vốn 226,4 100,0 1132,2 100,0 1471,9 100,0 7359,4 100,0 1. Phân loại vốn 226,4 100,0 1132,2 100,0 1471,9 100,0 7359,4 100,0 - Vốn cố định 176,4 77,9 724,6 64,0 1089,2 74,0 3974,1 54,0 - Vốn lưu động 50,0 22,1 407,6 36,0 382,7 26,0 3385,3 46,0 2. Nguồn vốn 226,4 100,0 1132,2 100,0 1471,9 100,0 7359,4 100,0 - Vốn tự có 135,9 60,0 407,6 36,0 1045,0 71,0 3017,4 41,0 - Vốn vay ngân hàng 54,3 24,0 441,6 39,0 323,8 22,0 2943,8 40,0 - Vốn vay khác 36,2 16,0 283,1 25,0 103,0 7,0 1398,3 19,0

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả)

Quy mô vốn của các loại chủ thể khác nhau. Có sự phân cấp rõ ràng giữa các loại hình sản xuất như sau:

- Hộ sản xuất: Vốn bình quân của hộ sản xuất 226,4 triệu đồng trong đó vốn cố định chiếm chủ yếu là 78%, còn vốn lưu động chỉ tỷ lệ thấp 22%; nguồn vốn thì tự có chiếm 60%, vốn vay ngân hàng hay qua các tổ chức nhà nước là 24%, còn lại vay khác chiếm 16% tương ứng chiếm 36 triệu đồng. Nhìn chung với quy mô của hộ để đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp là lớn, tiền vốn để đầu tư vào mua đất và thuê đất chiếm chủ yếu, còn đầu tư máy móc, công cụ dụng cụ không đáng kể.

- Trang trại, hoạt động quy mô lớn hơn hộ, đầu tư để mua và thuê đất chi phí tốn. Vốn bình quân trên một trang trại là 1,132 tỷ đồng trong đó ốn cố định (đất đai, máy móc, nhà xưởng) chiếm 64%, vốn để đầu tư trực tiếp vào sản xuất chiếm 36%, số tiền vốn trang trại vay ngân hàng và tổ chức nhà nước là cao nhất 39%, thứ 2 là tỷ lệ vốn tự có 36%, còn vốn vay khác là 25% tương ứng là 283 triệu đồng.

- Hợp tác xã: Quy mô số hộ góp vốn vào HTX khá đông, bình quân mỗi hợp tác xã có 18 hộ tham gia. Do vậy vốn cố định của HTX chiếm 74% tương ứng gần 1,5 tỷ đồng, còn vốn lưu động; và 382 triệu đồng chiếm 26% tổng số vốn; nguồn vốn tự có chiếm 71%, nguồn vốn vay 29% trong đó vốn vay khác có vay nhưng không đáng kể.

- Doanh nghiệp: Doanh nghiệp vay vốn để tập trung đầu tư vào sản xuất kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp cần nguồn vốn tương đối cao. Doanh nghiệp phải có nguồn vốn lớn mua và thuê đất của dân, tập trung cải tạo đưa vào hoạt động sản xuất. Vốn bình quân trên một HTX là gần 7,4 tỷ đồng trong đó vốn cố định chiếm 54%, còn vốn lưu động là 46%; nguồn vốn tự có và vốn vay ngân hàng chiếm đều trên 40%, còn lại trên 1,4 tỷ đồng là nguồn vốn vay khác.

3.2.4. Kết quả sản xuất kinh doanh nông nghiệp của các nhóm được khảo sát

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp của các chủ thể có tích tụ ruộng đất được đánh giá thông qua kết quả sản xuất kinh doanh xem các chủ thể hoạt động có hiệu quả không. Cụ thể được thể hiện trong bảng dưới đây.

Bảng 3.11: Kết quả sản xuất bình quân trên chủ thể sản xuất ở huyện Nho Quan năm 2018

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu Hộ sản xuất Trang trại HTX Doanh nghiệp

1. Giá trị sản xuất 75,44 812,46 3174,39 3455,60 2. Chi phí trung gian 52,81 503,73 2117,32 2004,25 3. Giá trị tăng thêm 22,63 308,74 1057,07 1451,35

4. Tổng chi phí 55,98 564,18 2329,05 2385,06

5. Lợi nhuận 19,46 248,29 845,34 1070,54

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả)

Quan khảo sát về tình hình sử dụng ruộng đất các chủ thể đánh giá kết quả sản xuất bình quân trên một đơn vị chủ thể như sau:

- Hộ sản xuất với quy mô sản xuất nhỏ manh mún nên tổng giá trị đạt được rất thấp hơn so với các chủ thể kia. Tổng giá trị sản xuất đạt được 75,44 triệu đồng, giá trị tăng thêm là 22,63 triệu đồng và lợi nhuận thu được gần 20 triệu đồng.

- Trang trại sản xuất với quy mô lớn hơn nên giá trị sản xuất đạt trên 800 triệu đồng, giá trị gia tăng đạt hơn 300 triệu đồng, lợi nhuận mỗi năm trang trại thu được gần 250 triệu đồng.

- HTX sản xuất với quy mô lớn, giá trị sản xuất đạt trên trên 3 tỷ đồng, giá trị gia tăng đạt trên 2,12 tỷ đồng, lợi nhuận mỗi năm HTX thu được gần 845 triệu đồng.

- Doanh nghiệp với quy mô lớn nhất nên giá trị sản xuất đạt 3,456 tỷ đồng, giá trị gia tăng đạt hơn 2 tỷ đồng, lợi nhuận mỗi năm trang trại thu được trên 1 tỷ đồng.

3.2.5. Hiệu quả sản xuất kinh doanh nông nghiệp của các nhóm được khảo sát

Bảng 3.12: Hiệu quả sản xuất bình quân trên chủ thể sản xuất ở huyện Nho Quan năm 2018

ĐVT: lần

Chỉ tiêu Hộ sản xuất Trang trại HTX Doanh nghiệp

1. Giá trị SX/DT 132,98 249,68 472,38 163,00 2. GTSX/TC 1,35 1,44 1,36 1,45 3. GTSX/VA 3,33 2,63 3,00 2,38 4. VA/TC 0,40 0,55 0,45 0,61 5. VA/DT 39,89 94,88 157,30 68,46 6. Lợi nhuận/DT 34,30 76,30 125,79 50,50 7. Lợi nhuận/TC 0,35 0,44 0,36 0,45

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả)

Qua kết quả khảo sát được ta thấy mỗi chủ thể có quy mô sản xuất khác nhau, đạt được kết quả sát khác nhau, để đánh giá hiệu quả kinh tế thì mô hình HTX và trang đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, sau là doanh nghiệp, còn đối với hộ sản xuất với quy mô nhỏ lẻ, manh mún, giá cả thị trường sản phẩm bấp bênh, chi phí tốn kém nên hiệu quả kinh tế thấp hơn so với 3 loại hình chủ thể kia. Do vậy các hộ dân gần có hướng tích tụ ruộng đất để chuyển đổi loại hình sản xuất mang tính hàng hóa và tiết kiệm chi phí sản xuất.

3.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc tích tụ ruộng đất của huyện Nho Quan

3.3.1. Lịch sử sở hữu ruộng đất huyện

Số liệu ở bảng 3.5 về nguồn gốc các mảnh đất trồng cây hàng năm 2018 đã chứng minh ở Nho Quan nguồn gốc đất nhiều nhất là giao khoán và thừa kế, còn tỷ lệ mua bán trao đổi chiếm tỷ lệ rất thấp.

Qua kết quả khảo sát về diện tích đất đai và nguồn gốc đất của các chủ thể sản xuất cho thấy: Giữa các chủ thể sản xuất có nguồn gốc tích tụ đất khác nhau. Tích tụ đất chính là Nhà nước giao quyền sử dụng lâu dài cụ thể như: hộ sản xuất là 4,6%, HTX là 4,8%, trang trại là 3,3%; doanh nghiệp là không có. Đối với doanh nghiệp thì nguồn gốc tích tụ đất là thuê diện tích đất của Nhà nước và một số thuê mua của người dân, Chính lịch sử và những đặc điểm nguồn gốc ruộng đất đã tác động đến tâm lý mong muốn sở hữu riêng và là một trong những động lực tích tụ ruộng đất của người dân huyện Nho Quan.

3.3.2. Thị trường ruộng đất Nho Quan

Hiện nay thị trường đất đai của huyên Nho Quan Với thị trường chuyển nhượng đất đai dễ dàng và sôi nổi, một mặt vừa thể hiện hoạt động tích tụ ruộng đất tồn tại và phát triển, mặt khác đây lại là yếu tố tạo cơ hội cho hoạt động tích tụ ruộng đất khả thi hơn. Nhưng chủ yếu là thị trường đất ở và kinh doanh, còn trao đổi ruộng đất để phục sản xuất có nhưng chiếm tỷ lệ không cao, chỉ giao dịch tập trung cho 6 doanh nghiệp là chính, còn đối với người dân có nhưng không đáng kể.

3.3.3. Thị trường nông sản của huyện

Một trong những động cơ thôi thúc người nông dân tích tụ ruộng đất mở rộng sản xuất đó chính là tình hình cung cầu nông sản và giá cả nông sản trên thị trường.

Nhiều hộ nông dân được đề tài phỏng vấn cũng cho biết thời kỳ trước đây khoảng trước năm 2015 trồng những loại rau màu hoặc cây ăn quả có quy mô có lời hơn thì đó cũng là thời kỳ việc mua ruộng đất mạnh mẽ nhất, nhiều hộ gia đình đã tích tụ được khá nhiều ruộng đất. Hiện nay, để sản xuất nông nghiệp hữu cơ hướng tới suất khẩu nâng cao giá trị sản lượng sản phẩm nông nghiệp mang lại lợi nhuận cao. Chính vì vậy các chủ thể sản xuất nói chung và các hộ dân nhỏ lẻ nói riêng đang hướng tới thuê mướn lại ruộng đất để sản xuất.

3.3.4. Chính sách

Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động về đất đai nói chung và tích tụ ruộng đất nói riêng.

Ngay sau ngày đất nước thống nhất, với chính sách về xây dựng kinh tế tập thể trên phạm vi cả nước được kêu gọi vào làm ăn tập thể trong các tổ sản xuất, tập

đoàn sản xuất và hợp tác xã. Lúc này ruộng đất tích tụ tập trung chủ yếu trong các tập đoàn sản xuất, tuy vẫn còn một số hộ nông dân nằm ngoài các tập đoàn. Nhưng chỉ sang đến những năm 1980, nhiều tập đoàn sản xuất chỉ còn là hình thức, hộ nông dân đã ruộng đất của ai người đó làm. Do đó, dù có thể coi giai đoạn này có tích tụ ruộng đất theo chính sách của nhà nước nhưng thực sự không đem lại hiệu quả kinh tế và đã chấm dứt trong một thời gian ngắn.

Chính sách của Nhà nước lại tiếp tục tác động đến tích tụ ruộng đất ở Việt Nam khi năm 1988 các tập đoàn sản xuất, hợp tác xã giải thể hoàn toàn, hình thành các hình thức hợp tác xã mới, hộ nông dân chính thức được coi là đơn vị kinh tế tự chủ, được giao ruộng đất canh tác lâu dài. Từ đây đến trước khi luật đất đai đầu tiên được ban hành năm 1993 (có quy định về hạn điền), một xu hướng tích tụ đất đai đã hình thành, ruộng đất được các hộ gia đình có điều kiện khai khoang, mua thêm từ các hộ không có khả năng canh tác, làm ăn thua lỗ hoặc gặp hoàn cảnh khó khăn, đáp ứng mong muốn tư hữu ruộng đất của người nông dân.

Luật đất đai năm 1993 chính thức giao đất cho hộ gia đình, được công nhận năm quyền sử dụng bao gồm quyền chuyển nhượng, trao đổi, cho thuê, thừa kế và thế chấp. Tiếp theo luật đất đai sửa đổi năm 2003 cho phép thêm quyền chuyển đổi, cho thuê lại, tặng cho, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Những quy định đã tạo điều kiện cho việc tích tụ ruộng đất qua chuyển nhượng, cho thuê, góp vốn… Tuy nhiên, những quy định như hạn điền 3 ha, thời hạn giao đất 20 năm cũng như hạn mức chuyển quyền sử dụng đất 6 ha đối với đất nông nghiệp đã làm cản trở việc tích tụ ruộng đất vì việc vượt hạn điền phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp, thời hạn giao đất ngắn, người nông dân ngại đầu tư, không thể đứng tên chính thức và thế chấp vay vốn với ruộng đất vượt hạn điền. Ông Đinh Văn Mạnh xã Xích Thổ huyện Nho Quan kể về trường hợp của gia đình mình và một số trường hợp khác mà ông biết: “Đối với việc đi vay thế chấp ruộng thì các ngân hàng cũng không xét vay đối với diện tích vượt hạn điền trong sổ”. Còn Ông Nguyễn Văn Phương cùng xã thì nói: “Nên cho hạn điền là 20 mẫu. Ủng hộ tự do mua bán đất vì mua bán vượt hạn điền thì hồi đầu không sang tên, nhưng sau đó từ từ cũng sang tên được bằng cách này cách khác”.

Không chỉ người dân và cán bộ địa phương cũng cho biết tình hình chung về những trở ngại trong việc tích tụ ruộng đất từ chính sách. Cán bộ phòng Nông nghiệp - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của huyện nói: “Địa bàn huyện nhiều hộ nông dân có từ mấy chục ha đất đều nhờ người đứng tên đất vượt hạn điền, và hiện chưa có hướng giải quyết vấn đề này vì đứng tên giùm nguy hiểm và gây tranh chấp”. Ngoài ra, theo ông này thì quản lý bằng hạn điền cũng không phải dễ vì: “Người ta mua huyện này vài ha, huyện kia hoặc tỉnh khác vài ha cũng không biết được hạn điền”. Cán bộ quản lý trực tiếp về nông nghiệp đất đai địa bàn xã Cúc Phương cũng cho hay: “Ở đây muốn làm ăn có lãi, làm giàu phải từ 5 ha trở lên, nhưng vướng hạn điền, nên cho người ta nhiều đất”.

Luật đất đai 2013 đã có những điểm mới, thời hạn giao đất là 50 năm và cho phép hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp không quá 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp, nhưng hạn điền vẫn là 3 ha. Một lần nữa tích tụ ruộng đất vẫn bị hạn điền ràng buộc, khi mà chỉ xét riêng về mặt kinh tế theo Nghị quyết số 55/2010/QH12 được thực hiện từ ngày 1/1/2011 đến hết ngày 31/12/2020 thời hạn miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp chỉ đất trong hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp kinh tế nhằm khuyến khích tích tụ ruộng đất, góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện nho quan, tỉnh ninh bình​ (Trang 63 - 92)