Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư trực tiếp nước ngoài tại đà nẵng (Trang 37 - 40)

Thành phố Đà nẵng là một trong những trung tâm kinh tế, khoa học kỹ thuật hàng đầu của Miền trung và cả nước. Môi trường kinh tế xã hội ở đây có nhiều lợi thế để thu hút FDI cũng như những điều kiện để thực hiện nó có hiệu quá. Những điều kiện nổi bật đó là:

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật

Đà Nẵng có đủ 4 loại đường giao thông thông dụng là đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không.

Ở Đà Nẵng, 100% hệ thống đường bộ chính của đã nhựa hố và bêtơng hoá. Ga đường sắt của Đà Nẵng là một trong những ga lớn nhất của Việt Nam. Từ Đà Nẵng, có các tuyến đường biển đi đến hầu hết các cảng lớn của Việt Nam và trên thế giới. Sân bay hàng không quốc tế Đà Nẵng có khả năng cho hạ cách các loại máy bay hiện đại như B747, B767, A320. Hàng tuần, tại sân bay Đà Nẵng đó khoảng 84 chuyến bay nội địa, có 5 đường bay quốc tế trực tiếp đến Đà Nẵng đã được mở từ Bangkok, Hong Kong, Siêm Riệp, Đài Bắc và Singapore với 5 hãng hàng không: Vietnam Airlines, PB Air, Siem Riep Air way, Far Transportasion và Sil Airway. Sắp tới, khi các dự án nâng cấp cảng biển, ga xe lửa, các tuyến đường bộ và ga hàng khơng quốc tế hồn thành, Đà Nẵng có thể tự hào về cơ sở hạ tầng hồn chỉnh của mình. Ngồi ra, hệ thống cấp nước, cấp điện và thông tin liên của Đà Nẵng phát triển mạnh và ngày càng được hiện đại hóa được đánh giá xếp thứ ba trong cả nước chỉ sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Các khu công nghiệp

Thành phố Đà Nẵng có 5 khu cơng nghiệp chính, với tổng diện tích hơn 1.300 ha, gồm:

- Khu công nghiệp Đà Nẵng nằm trên địa bàn phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà, có tổng diện tích gần 50ha, cách cảng Tiên Sa 6km về phía Nam, cách sân bay quốc tế Đà Nẵng 5km về phía Đơng và cách trung tâm thành phố gần 2 km. Các ngành ưu tiên kêu gọi đầu tư vào khu công nghiệp Đà Nẵng: May mặc; giày da và các sản phẩm về da; sản xuất và lắp ráp vi tính, thiết bị điện, điện tử, điện lạnh; công nghiệp chế biến thực phẩm và thức uống giải khát; sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, nữ trang; sản xuất đồ nhựa (trừ hạt nhựa); các dịch vụ hỗ trợ sản xuất và đầu tư...

- Khu công nghiệp Hòa Khánh thuộc phường Hòa Khánh, Hòa Hiệp quận Liên Chiểu và xã Hịa Liên huyện Hịa Vang, có diện tích là 326,5 ha. Các ngành ưu tiên kêu gọi đầu tư vào Khu Cơng nghiệp Hịa Khánh: Cơ khí lắp ráp,cơng nghịêp hóa chất, nhựa, sản phẩm sau hóa dầu, chế biến nơng, lâm, hải sản, sản xuất giấy và bao bì, sản xuất vật lịêu xây dựng...

- Khu công nghiệp Liên Chiểu thuộc phường Hòa Hiệp bắc, quận Liên Chiểu, có diện tích là 307 ha. Nằm cách sân bay quốc tế Đà Nẵng 15 km, cách cảng biển Tiên Sa 25 km, cảng Sông Hàn 18 km, nằm sát với cảng biển Liên Chiểu đang xây dựng và tiếp giáp với cửa ra phía Nam của đường hầm đèo Hải Vân. Các ngành ưu tiên kêu gọi đầu tư vào Khu Công nghiệp Liên Chiểu: Các ngành công nghiệp nặng; cơng nghiệp chế tạo; cơng nghiệp hố chất; sản xuất vật liệu xây dựng, kho ngoại quan…

- Khu cơng nghiệp Hồ Cầm có tổng diện tích 266 ha, nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 8 km, các cơng trình hạ tầng quan trọng như Cảng biển Tiên Sa, Cảng biển Liên Chiểu, sân bay quốc tế Đà Nẵng đều nằm trong khoảng từ 5 đến 7 km. Các ngành ưu tiên kêu gọi đầu tư vào Khu Cơng nghiệp Hịa Cầm: Cơng nghiệp kỹ thuật cao, cơ khí lắp ráp, điện tử; chế biến nông sản, thực phẩm; sản xuất vật liệu xây dựng, trang trí nội thất cao cấp; nhựa hố mỹ phẩm, bao bì...

- Khu cơng nghiệp Dịch vụ thuỷ sản Đà Nẵng nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 3,5 km, cách Cảng Tiên Sa 2,5 km, cách Cảng Liên Chiểu 18,5 km và cách sân bay quốc tế Đà Nẵng 3,5 km, có tổng diện tích 77,3 ha. Các

ngành ưu tiên kêu gọi đầu tư vào Khu Công nghiệp này: Công nghiệp chế biến thuỷ sản và dịch vụ hậu cần nghề cá.

Ngoài ra, hiện nay Thành phố đang xúc tiến triển khai dự án xây dựng KCN công nghệ cao tại xã Hoà Nhơn, huyện Hoà Vang, tổng diện tích là 1.400 ha.

Các KCN của Đà Nẵng nhìn chung đều có vị trí thuận lợi, gần sân bay quốc tế Đà Nẵng, cảng biển nước sâu, đường Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam và tuyến hành lang kinh tế Đông Tây. Cơ sở hạ tầng gồm hệ thống cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc, các dịch vụ tài chính ngân hàng...đã và đang được hồn thiện, đáp ứng các điều kiện cơ bản của nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Nguồn nhân lực

Tổng lực lượng lao động năm 2007 của thành phố Đà Nẵng là 399 550 người. Trong đó: Cơng nhân kỹ thuật là 88.040 người (chiếm 20%); Trung học chuyên nghiệp là 34.310 người (chiếm 8%); Đại học, cao đẳng là 72.530 người (chiếm 17%) và lao động khác là 204.412 người (chiếm 5.5%). Như vây, nếu so với

mặt bằng chung của cả nước, lực lượng lao động qua đào tạo của Đà Nẵng cao hơn 1,5 lần.

Với 17 trường Đại học và Cao đẳng, 5 trường trung học chuyên nghiệp và một hệ thống trường dạy nghề đã dạng. Hàng năm, trên địa bàn Thành phố đào tạo được hàng chục nghìn lao động trẻ với kiến thức khá vững vàng. Lực lượng lao động của Đà Nẵng được đánh giá có chất lượng hàng đầu của khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Tác phong cơng nghiệp, năng động, nhiệt tình, ham học hỏi và tinh thần trách nhiệm cao là những điểm mạnh của lực lượng lao động Đà Nẵng.

(Nguồn: Niên giám thống kê Đà Nẵng 2007)

Biểu đồ 2.1.2: Lực lượng lao động Đà Năng 2007 Đại học, cao đẳng 17% -Khác 55% -Trung học 8% -Công nhân kỹ thuật 20%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư trực tiếp nước ngoài tại đà nẵng (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)