3.2. Các giải pháp cơ bản nhằm tăng khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoà
3.2.5. Xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng
Kết cấu hạ tầng được coi là một hệ thống “xương cốt bắp thịt” của nền kinh tế để tiếp nhận, thu hút đầu tư nước ngoài. Với một kết cấu hạ tầng tương đối hoàn chỉnh và hiện đại của giao thông vận tải, thông tin liên lạc, dịch vụ, thương mại, văn hố giáo dục, thơng tin và những thể chế vận hành nền kinh tế sẽ đảm bảo doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài di chuyển vốn nhanh, ứng phó kịp thời những biến động nhanh chóng của các yếu tố trên thị trường, tránh được những thiệt hại về chi phí trực tiếp do kết cấu hạ tầng vật chất gây ra.
Kinh nghiệm thực tiễn ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới cho thấy: nơi nào có cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật tốt thì nơi đó có sức hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư. Vì vậy phải coi xây dựng kết cấu hạ tầng coi như điều kiện tiên quyết, bắt buộc không chỉ đối với đòi hỏi trước mắt và cả lâu dài, không chỉ tạo tiền đề cho thu hút đầu tư mà còn tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững.
Thực tế cho thấy cơ sở hạ tầng được cải thiện sẽ thu hút tốt hơn cho hoạt động đầu tư. Theo đại diện Phòng Thương mại Australia tại Việt Nam (AusCham) cho biết : “Vấn đề chất lượng và sự bảo đảm của cơ sở hạ tầng là mối lo ngại lớn của các thành viên chúng tôi. Một nền cơ sở hạ tầng kém có thể cản trở việc hình thành kinh doanh. Thực tế gần đây của Việt Nam cũng cho thấy cơ sở hạ tầng được cải thiện sẽ thu hút tốt hơn hoạt động đầu tư”. Còn theo Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO), Việt Nam đang là lựa chọn ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp Nhật nhưng vấn đề hạ tầng vẫn là trở ngại lớn nhất khi quyết định đầu tư. Cơ sở hạ tầng của Việt Nam được đánh giá là khơng chỉ kém Trung Quốc (74,6%) mà cịn gần như trong điều kiện kém nhất, chỉ hơn Ấn Độ không đáng kể.
Trong các năm qua, thành phố Đà Nẵng đã thực hiện chính sách “cơ sở hạ tầng đi đầu” và đã có bước khởi đầu khá tốt trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, Đà Nẵng vẫn cịn là một cơng trường còn dở dang, đầu tư chưa có kế hoạch, chưa tập trung và còn nhiều dàn trải. Nếu so sánh với các nước trong khu vực, hạ tầng của Đà Nẵng vẫn còn ở mức thấp nhất, còn lâu mới đạt được các tiêu chuẩn quốc tế.
Trong thời gian tới, thành phố Đà Nẵng cần áp dụng đồng bộ các biện pháp để tiếp tục phát triển cơ sở hạ tầng như sau:
+ Đối với hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho nhu cầu phát triển chung của nền kinh tế như: hệ thống giao thông (bao gồm cả đường bộ, đường sắt, hàng khơng, bến cảng) cần có kế hoạch tập trung đầu tư để hồn thành mạng giao thơng liên hoàn, đồng bộ và thuận tiện cho vận chuyển hàng hoá giữa các địa phương, các vùng trong cả nước và liên thông với các nước trong khu vực. Đà Nẵng phải nhanh chóng hình thành và đưa vào khai thác, vận hành xa lộ Bắc - Nam, đường hầm xuyên Hải Vân, đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, đường sắt 2 chiều Đà Nẵng - Quảng Ngãi, mở rộng Ga hàng không quốc tế, nâng cấp mở rộng cảng Liên Chiểu, cảng Tiên Sa và các đuờng du lịch ven biển Sơn Trà - Điện Ngọc, cầu Thuận Phước... cùng với việc đưa Hành lang kinh tế Đơng - Tây vận hành chính thức và Đà Nẵng.
Trong đó, Thành phố đặc biệt tập trung nguồn lực để xây dựng và phát triển hệ thống cảng biển Liên Chiểu, Tiên Sa đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá và hạ giá cước vận tải ngang bằng với các nước trong khu vực và các tỉnh thành khác. Bên cạnh đó, Cảng Đà Nẵng cần tăng cường hợp tác toàn diện với các cảng lớn trên thế giới trong các lĩnh vực như hỗ trợ nghiệp vụ quản lý, tiếp thị, quy hoạch, đầu tư và xây dựng, an ninh vận tải biển, cung cấp các trang thiết bị, đào tạo và xây dựng năng lực cảng để khai thác cảng triệt để lợi thế, tiềm năng.
+ Đà Nẵng cần có kế hoạch thực hiện đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ trực tiếp cho sản xuất kinh doanh như kho tàng, bến bãi, điện, nước, xử lý chất thải, phòng chống cháy nổ...nhất là đầy đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu cho 5 khu cơng nghiệp (KCN Hồ Khánh, KCN Liên Chiểu, KCN Đà Nẵng, KCN Hoà Cầm, KCN Dịch vụ thủy sản Thọ Quang); triển khai đúng tiến độ KCN cơng nghệ cao Hồ Nhơn; chú ý hạ tầng để khuyến khích các ngành cơng nghiệp phụ trợ, những nơi cần thu hút mạnh đầu tư nước ngoài.
+ Ngoài hạ tầng phục vụ trực tiếp cho sản xuất, cần chú ý đến hạ tầng xã hội như khu vui chơi, giải trí, thư dãn cho người nước ngoài; nhà ở cho chuyên gia; cả khu khám chữa bệnh chất lượng cao....tạo mọi điều kiện thuận lợi về sinh hoạt của người nước ngoài tại Đà Nẵng.
+ Bên cạnh đó cần phải đa dạng hóa các hình thức xây dựng kết cấu hạ tầng như thơng qua các hợp đồng hợp tác liên doanh, BOT, BT...nhằm để bù đắp nguồn vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng có hạn của thành phố và cần có chính sách khuyến khích rõ ràng để tạo niềm tin cho nhà đầu tư.