Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
4.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý thuế đối hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn
4.3.3. Nâng cao hiệu lực bộ máy và trình độ đội ngũ cán bộ quản lý thuế
Tùy theo đặc điểm địa bàn và quy mô của đối tượng kinh doanh, bố trí phân công lại cán bộ quản lý cho phù hợp với năng lực, trình độ của từng người nhằm phát huy năng lực và nâng cao hiệu quả công tác; chấm dứt tình trạng phân chia theo tổ nhóm phụ trách và chịu trách nhiệm toàn bộ theo địa bàn; không nhất thiết phải bố trí theo kiểu bình quân mà xem xét để tăng cường cán bộ quản lý các hộ kinh doanh lớn, hộ mở sổ sách kế toán, nộp thuế theo kê khai, tăng cường cán bộ cho bộ phận thanh tra của Chi cục để bộ phận này đủ sức đảm nhiệm toàn bộ kiểm tra quyết toán và kiểm tra hoàn thuế tại Chi cục.
Xây dựng tổ, đội quản lý thuế giỏi, cán bộ thuế gương mẫu với ý thức trách nhiệm cao hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ:
Một là, Chi cục trưởng Chi cục Thuế chịu trách nhiệm trực tiếp và toàn diện về quản lý thu thuế trên địa bàn, mỗi tuần phải trực tiếp phải trực tiếp kiểm tra một địa bàn về tình hình quản lý và thu thuế để có biện pháp chấn chỉnh ngay việc thất thu về hộ và thất thu về thuế. Phân công cho các Chi cục phó, phụ trách theo từng địa bàn quản lý hoặc từng lĩnh vực. Từng Chi cục phó phải chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng, về địa bàn được giao. Trường hợp khi kiểm tra trên địa bàn được giao phụ trách để xảy ra hiện tượng thất thu về hộ, về doanh thu, về thuế thì Chi cục phó phải chịu trách nhiệm.
Hai là, đội trưởng đội thuế phải chịu trách nhiệm trực tiếp về quản lý thu thuế trong phạm vi được phân công, nếu để thất thu về hộ, về doanh thu thì cán bộ quản lý địa bàn để thất thu không được giao nhiệm vụ quản lý thu nữa, đội trưởng bị miễn nhiệm.
Ba là, mỗi cán bộ quản lý các hộ kinh doanh, theo sự phân công của cán bộ phụ trách phải khắc phục khó khăn hoàn thành nhiệm vụ, qua quá trình
thực hiện nhiệm vụ nếu có khó khăn phải chủ động giải quyết, trường hợp đã cố gắng nhưng không giải quyết được phải báo cáo và đề xuất các giải pháp kịp thời với phụ trách cấp trên để hỗ trợ.
Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ để phát hiện và ngăn chặn kịp thời các biểu hiện lợi dụng quyền hạn gây khó khăn cho hộ kinh doanh. Xử lý nghiêm khắc những cán bộ thuế thoái hóa biến chất đồng thời khen thưởng biểu dương kịp thời những đơn vị, cá nhân có thành tích
Tăng cường việc rèn luyện, giáo dục cho đội ngũ CBCC có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp tốt, có trình độ chuyên môn cao, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý thuế hiện đại. Thực hiện nghiêm túc công tác bình xét, phân loại và đánh giá kết quả công tác của cán bộ theo hướng dẫn của Cục Thuế.
Rà soát và đánh giá năng lực thực sự của đội ngũ cán bộ thuế, sắp xếp bố trí cho phù hợp, động viên và tạo điều kiện cho cán bộ công chức có nguyện vọng và khả năng đi học để nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý nhà nước, lý luận chính trị, ngoại ngữ… để phục vụ cho yêu cầu công tác quản lý thuế hiện hành.
4.3.4.Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể.
Thứ nhất, đối với người nộp thuế: Tăng cường kiểm soát việc xuất hoá đơn khi bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ bằng cách sử dụng toàn bộ nhân lực của các Đội thuế phường, xã, thị trấn. Với số cán bộ làm công tác quản lý thuế ở phường xã hiện nay chiếm vào khoảng 45-50% trên tổng số cán bộ của Chi cục, việc kiểm tra, kiểm soát sẽ thực hiện được rộng khắp, đồng thời trên địa bàn, nhưng có trọng điểm với mục tiêu răn đe, giáo dục và gây ảnh hưởng lan truyền là chính để việc sử dụng hoá đơn dần đi vào nề nếp. Với số thu đóng góp của các hộ kinh doanh cá thể ngày càng cao, theo đánh giá mức độ
thất thu thấp nhất là 30% (đánh giá chung cả nước hiện nay mặc dù có tới gần 3 triệu cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể, song chỉ có chưa tới 35% các cơ sở này có đăng ký kinh doanh. Con số này cho thấy khả năng quản lý của các cơ quan chức năng đối với ít nhất 65% số cơ sở chưa đăng ký kinh doanh có thể đang bị bỏ trống, dẫn đến thất thu thuế về số lượng hộ; ngoài ra còn bị thất thu thuế trong việc xác định doanh thu, tỷ lệ chịu thuế.
Thứ hai, đối với cơ quan quản lý thuế: Việc kiểm tra công tác quản lý thuế là một yêu cầu thường xuyên, liên tục, và là nhiệm vụ của nhiều cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước các cấp. Các đơn vị thực hiện công tác kiểm tra luôn đề ra tiêu chí “không làm ảnh hưởng đến công tác của cơ quan thuế”. Tuy nhiên, thời gian để phục vụ cho công tác kiểm tra của các đoàn là rất lớn, tài liệu cung cấp nhiều. Vì vậy, công tác kiểm tra, giám sát cần có trọng tâm, trọng điểm, không trùng lắp nội dung kiểm tra. Cần thiết thì thực hiện phân tích rủi ro trước khi lên kế hoạch kiểm tra, giám sát để tiết kiệm thời gian. Kế hoạch phải được thống nhất giữa các đơn vị có chức năng kiểm tra, giám sát để hạn chế trùng lắp.
Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh việc kiểm soát thanh toán đối với mọi cá nhân thông qua tài khoản, thẻ tín dụng. Kiểm soát chặt chẽ các quy định về việc kê khai tài sản, thu nhập đối với các cán bộ, công chức để làm tiền đề cho việc thực hiện đối với mọi người dân. Bước đầu, Luật thuế GTGT đã có quy định bắt buộc đối với trường hợp mua hàng có giá trị trên 20 triệu đồng phải thanh toán qua Ngân hàng mới được khấu trừ thuế GTGT. Tuy nhiên đây mới chỉ áp dụng cho các trường hợp người nộp thuế là các Doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Ngoài ra chưa có quy định nào bắt buộc người kinh doanh sử dụng tài khoản thanh toán. Cùng với việc ưu đãi khi sử dụng hoá đơn chứng từ để kê khai chi phí, đây là giải pháp đồng thời để thực hiện Luật thuế TNCN có hiệu quả. Tuy nhiên, để khuyến khích
người dân sử dụng tài khoản, nhà nước cần có chính sách yêu cầu các Ngân hàng phải có cách thức phục vụ mang tính chất hỗ trợ như: giảm phí dịch vụ, chuyển tiền, xây dựng thêm các máy rút tiền tự động, nâng cao chất lượng phục vụ...