Mơ hình Mac Dougall&Kempt phân tích ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nước đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư, từ đó cho thấy hợp tác đầu tư nước ngồi chỉ có thể thành cơng khi có sự gặp gỡ về lợi ích của hai bên. Mac Dougall đã chỉ ra rằng sự tăng trưởng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vừa làm tăng sản phẩm đầu ra vừa phân phối lại thu nhập giữa nhà đầu tư trong nước và người lao động dựa trên lí luận về năng suất cận biên của việc sử dụng vốn. [26]
Khi thực hiện công việc đầu tư trực tiếp nước ngoài, năng suất cận biên của việc sử dụng vốn nước đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư có xu hướng cân bằng. Từ đó các nguồn lực kinh tế đều được sử dụng có hiệu quả tổng sản phẩm gia tăng và mang lại sự giàu có cho các nước tham gia đầu tư. Mơ hình được xây dựng dựa trên các giả định như sau:
- Nước đầu tư có sự dư thừa vốn và nước chủ nhà khan hiếm về vốn đầu tư.
- Năng suất cận biên của vốn đầu tư giảm dần và điều kiện cạnh tranh của 2 nước là hoàn hảo, giá cá của vốn đầu tư được quy định bởi luật này.
Đầu tư nước ngoài làm tăng sản lượng của thế giới và còn đem lại lợi ích cho cả nước đầu tư và nước chủ nhà. Mặc dù sản lượng của nước đi đầu tư giảm xuống, nhưng điều đó khơng có nghĩa làm giảm thu nhập quốc dân, trái lại thu nhập quốc dân còn tăng lên do thu hồi lợi nhuận đầu tư. Tương tự thu
nhập của nước chủ nhà cũng tăng thêm, trong đó một phần tăng của nước chủ nhà được trả cho nước đi đầu tư.
1.5. Các mơ hình phân tích mơi trƣờng đầu tƣ bên ngồi và bên trong
1.5.1. Mơ hình 5 áp lực cạnh tranh (Five Forces)
Trong bối cảnh kinh doanh tồn cầu đang có nhiều biến động lớn, cuộc đua giành thị phần và chứng tỏ vị thế giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên khốc liệt. Trong cuộc đua đó cạnh tranh là điều khơng thể tránh khỏi. Dù là ở bất kỳ ngành kinh doanh nào thì cạnh tranh ln đồng hành cùng với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Do đó vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp là nắm rõ thông tin về môi trường kinh doanh và vị thế cạnh tranh của mình trên thương trường, từ đó có chiến lược phù hợp để duy trì và phát huy lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Mơ hình 5 áp lực cạnh tranh của Micheal Porter được xuất bản lần đầu trên tạp chí Harvard Business Review năm 1979 với nội dung phân tích mơi trường kinh doanh bên ngồi doanh nghiệp và tìm hiểu các yếu tố tạo ra lợi nhuận trong kinh doanh. Mơ hình này được xem là cơng cụ hữu dụng và hiệu quả đã trở thành một trong những mơ hình được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Quan trọng hơn cả, mơ hình này cung cấp các chiến lược cạnh tranh để doanh nghiệp duy trì hay tăng lợi nhuận.
Michael Porter, nhà hoạch định chiến lược và cạnh tranh hàng đầu thế giới hiện nay, đã cung cấp một khung lý thuyết để phân tích. Trong đó, ơng mơ hình hóa các ngành kinh doanh và cho rằng ngành kinh doanh nào cũng phải chịu tác động của năm lực lượng cạnh tranh. Các nhà hoạch định chiến lược kinh doanh, những người đang tìm kiếm ưu thế nổi trội hơn các đối thủ có thể sử dụng mơ hình này nhằm hiểu rõ hơn bối cảnh của ngành kinh doanh mình đang hoạt động.
Các doanh nghiệp thường sử dụng mơ hình này để phân tích xem họ có nên gia nhập một thị trường nào đó, hoặc hoạt động trong một thị trường nào đó khơng. Tuy nhiên, vì mơi trường kinh doanh ngày nay mang tính “động”, nên mơ hình này cịn được áp dụng để tìm kiếm trong một ngành nhất định các khu vực cần được cải thiện để sản sinh nhiều lợi nhuận hơn. Các cơ quan chính phủ, chẳng hạn như Ủy ban chống độc quyền và sát nhập ở Anh, hay bộ phận chống độc quyền và Bộ Tư pháp ở Mỹ, cũng sử dụng mơ hình này để phân tích xem đối với một ngành cụ thể thì có tính độc quyền hay khơng.
Theo Michael Porter, cường độ cạnh tranh trên thị trường trong một ngành sản xuất bất kỳ chịu tác động của 5 lực lượng cạnh tranh sau: [22 - 24]
(1) Sức mạnh nhà cung cấp thể hiện ở các đặc điểm sau:
Mức độ tập trung và số lượng của các nhà cung cấp;
Tầm quan trọng của số lượng sản phẩm đối với nhà cung cấp;
Sự khác biệt của các nhà cung cấp;
Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đối với chi phí hoặc sự khác biệt hóa sản phẩm;
Sự tồn tại của các nhà cung cấp thay thế;
Nguy cơ sát nhập của các nhà cung cấp;
Chi phí cung ứng so với tổng lợi tức của ngành.
(2) Nguy cơ thay thế thể hiện ở:
Các chi phí chuyển đổi trong sử dụng sản phẩm;
Xu hướng sử dụng hàng thay thế của khách hàng;
Tương quan giữa giá cả và chất lượng của các mặt hàng thay thế.
(3) Các rào cản gia nhập thể hiện ở:
Các lợi thế chi phí tuyệt đối;
Khả năng tiếp cận các yếu tố đầu vào như công nghệ, vốn, nguồn nhân lực, v.v.
Chính sách của chính phủ;
Tính kinh tế theo quy mô,
Đặc trưng của nhãn hiệu hàng hóa và sở hữu độc quyền bằng phát minh, sáng chế;
Các chi phí chuyển đổi ngành kinh doanh;
Khả năng tiếp cận với kênh phân phối.
(4) Sức mạnh khách hàng thể hiện ở:
Vị thế của người mua và dung lượng thị trường;
Số lượng người mua và mức độ tập trung của khách hàng trong ngành;
Thơng tin mà người mua có được;
Tính đặc trưng của nhãn hiệu hàng hóa;
Tính nhạy cảm đối với giá;
Động cơ, sở thích của khách hàng.
(5) Mức độ cạnh tranh thể hiện ở:
Các rào cản nếu muốn “thoát ra” khỏi ngành;
Mức độ tập trung của ngành và số lượng doanh nghiệp kinh doanh trong ngành;
Chi phí cố định/giá trị gia tăng;
Tốc độ tăng trưởng của ngành;
Tình trạng dư thừa cơng suất;
Sự khác biệt giữa các sản phẩm hay tính đặc trưng của nhãn hiệu hàng hóa;
Các chi phí chuyển đổi;
Tính đa dạng của các đối thủ cạnh tranh;
1.5.2. Mơ hình ma trận SWOT
Ngồi việc phân tích mơi trường kinh doanh bên ngồi của cơng ty, doanh nghiệp cịn cần một mơ hình hữu dụng giúp phân tích mơi trường bên trong. Mơ hình phân tích SWOT là một cơng cụ có tính ứng dụng cao cho việc nắm bắt và ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức kinh doanh nào. Mơ hình SWOT là viết tắt của 4 chữ Strengths (điểm mạnh),
Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (thách thức).
Điểm mạnh và Điểm yếu là các yếu tố nội tại của cơng ty cịn Cơ hội và Nguy cơ là các nhân tố tác động bên ngoài. SWOT cho phép phân tích các yếu tố khác nhau có ảnh hưởng tương đối đến khả năng cạnh tranh của công ty. Mơ hình SWOT thường được kết hợp với mơ hình 5 áp lực cạnh tranh để đưa ra tổng quan về cả mơi trường bên trong lẫn bên ngồi của cơng ty.
Phân tích SWOT là việc đánh giá một cách chủ quan các dữ liệu được sắp xếp theo định dạng SWOT dưới một trật tự lơ gíc dễ hiểu, dễ trình bày, dễ thảo luận và đưa ra quyết định, có thể được sử dụng trong mọi q trình ra quyết định.
Mơ hình SWOT thường đưa ra 4 chiến lược cơ bản: (1) SO (Điểm mạnh - Cơ hội): Các chiến lược dựa trên ưu thế của công ty để tận dụng các cơ hội thị trường. (2) WO (Điểm yếu – Cơ hội): Các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua các yếu điểm của công ty để tận dụng cơ hội thị trường. (3) ST (Điểm mạnh – Thách thức): Các chiến lược dựa trên ưu thế của của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường. (4) WT (Điểm yếu – Thách thức): Các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua hoặc hạn chế tối đa các yếu điểm của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường.
Để thực hiện phân tích SWOT cho vị thế cạnh tranh của một công ty, các câu hỏi thường được đặt ra như sau: [14]
Điểm mạnh: Lợi thế của mình là gì? Sản phẩm, dịch vụ nào mình có
thể cung cấp tốt nhất? Nguồn lực nào mình có thể sử dụng? Ưu thế so với doanh nghiệp khác là gì? Cần trả lời các câu hỏi dựa trên thực tế và phân biệt giữa điều kiện cần thiết để tồn tại và lợi thế.
Điểm yếu: Có thể cải thiện điều gì? Nguồn nhân lực đã đáp ứng tốt yêu cầu chưa? Phương pháp quản lý có cần phải cải thiện? Sản phẩm, dịch vụ nào minh đang cung cấp có doanh thu, lợi nhuận thấp nhất, lí do tại sao? Tình hình tài chính của cơng ty có tốt khơng?
Cơ hội: Cơ hội tốt đang ở đâu? Xu hướng thị trường là gì? Cơ hội
có thể xuất phát từ sự thay đổi công nghệ, thay đổi nhu cầu của người tiêu dùng, từ sự thay đổi trong chính sách của nhà nước có liên quan tới lĩnh vự hoạt động của công ty, hay từ sự thay đổi cấu trúc dân số. Phương thức tìm kiếm hữu ích nhất là rà sốt lại các ưu thế của mình và tự đặt câu hỏi liệu các ưu thế ấy có mở ra cơ hội mới nào khơng.
Thách thức: Những trở ngại đang gặp phải? Các đối thủ cạnh tranh
đang làm gì? Những địi hỏi đặc thù về cơng việc, về sản phẩm hay dịch vụ có thay đổi gì khơng? Thay đổi cơng nghệ có nguy cơ gì với cơng ty hay khơng? Các phân tích này thường giúp tìm ra những việc cần phải làm và biến yếu điểm thành triển vọng.
Chất lượng phân tích của mơ hình SWOT phụ thuộc vào chất lượng thông tin thu thập được. Thơng tin cần tìm kiếm từ nhiều phía như: ban giám đốc, khách hàng, nhà cung cấp, nhân viên, đối tác chiến lược, tư vấn, cần tránh cái nhìn chủ quan và quan điểm của nhà phân tích.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP CỦA TẬP ĐỒN VIỄN THƠNG QN ĐỘI VIETTEL TẠI MOZAMBIQUE GIAI ĐOẠN 2011 – 2013 2.1 Tổng quan chung và thực trạng thị trƣờng viễn thơng Mozambique
2.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Cộng hòa Mozambique là quốc gia thuộc khu vực Đơng Nam Châu Phi, có đường biên giới giáp với Tanzania về phía Bắc, Malawi và Zambia về phía Tây Bắc, Zimbabwe về phí Tây, Swaziland và Cộng hịa Nam Phi về phía Tây Nam, phía Đơng giáp với biển Ấn Độ Dương.
Mozambique có diện tích đứng thứ 34 thế giới với 801.590 km2, gấp 2,5 lần so với diện tích Việt Nam. Địa hình gồm khu vực đồng bằng chạy dọc bờ biển với chiều dài khoảng 2.500 km, vùng cao nguyên ở miền Tây Bắc nên rất thuận lợi cho các hoạt động giao thương, buôn bán với các quốc gia trên thế giới. Phân chia theo địa lý hành chính, Mozambique được chia thành 10 tỉnh (provinces), và 1 thủ đô (cidade capital) là Maputo. Dưới các tỉnh là 148 huyện (district); các huyện được chia thành 405 điểm hành chính (postos administrativos) và sau đó lại được chia tiếp thành 1.042 xã (localidade). Cấp địa lý thấp nhất là “bairro”, có tất cả 2.171 bairro trên tồn quốc.[33]
Với đặc trưng khí hậu nhiệt đới ẩm và khơ, thời tiết của Mozambique chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa (bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 hàng năm) và mùa khô (bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm). Kiểu khí hậu này thích hợp cho việc phát triển ngành nông nghiệp trồng trọt và chăn nuôi.
Mozambique được đánh giá là quốc gia giàu về tài nguyên khoáng sản với lợi thế về than đá, dầu mỏ, thủy điện, titan, grafit…đặc biệt là có trữ lượng khí đốt ước tính đạt khoảng 60 nghìn tỉ feet khối – tương đương với tồn bộ trữ lượng khí đốt của Kuwait (theo khảo sát thăm dị của Tập đồn dầu khí Anadarko Petroleum – Italia).
2.1.2 Tình hình chính trị - kinh tế - xã hội
Thế kỷ XV, người Bồ Đào Nha đến Mozambique và biến nước này thành thuộc địa. Ngày 25/6/1962, Mặt trận Giải phóng Mozambique (FRELIMO) ra đời, lãnh đạo cuộc đấu tranh vũ trang giành độc lập cho Mozambique. Ngày 7/9/1974, chính quyền Bồ Đào Nha ký hiệp định Lusaka công nhận quyền độc lập của Mozambique. Ngày 25/6/1975, Chủ tịch Đảng Frelimo Samora Machel tuyên bố thành lập nước Cộng hòa nhân dân Mozambique (nay là Cộng hòa Mozambique). Từ năm 1977 đến 1992, Mozambique rơi vào cuộc nội chiến giữa Frelimo với Phong trào kháng chiến quốc gia Mozambique (RENAMO). Năm 1990, Frelimo điều chỉnh chính sách, tiến hành cải cách chính trị, chấp nhận đa đảng và dân chủ hóa xã hội sâu rộng. Hiện nay, Mozambique theo thể chế cộng hịa và có 5 đảng phái chính đang tham gia hoạt động; trong đó, Đảng cầm quyền là FRELIMO (chiếm 74,7% ghế trong Quốc hội).
Kinh tế Mozambique bị suy sụp do các cuộc chiến tranh du kích và nội chiến kéo dài suốt 30 năm, là một trong những nước nghèo nhất thế giới phải nhờ đến sự giúp đỡ của quốc tế. Tuy nhiên, từ đầu thập niên 90 của thế kỉ XX, Mozambique tiến hành một loạt cải cách kinh tế. Hầu hết mọi lĩnh vực của nền kinh tế đều được tự do hóa trong một chừng mực nào đó. Trong vài năm trở lại đây, mặc dù nền kinh tế thế giới có nhiều biến động nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong vài năm trở lại đây của Mozambique đạt 7,2%/năm. [33] Tuy vậy đất nước này còn phải phụ thuộc vào sự trợ giúp nước ngoài để cân bằng ngân sách và bù vào sự mất cân đối giữa xuất khẩu và nhập khẩu.
Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP và tỉ lệ lạm phát của Mozambique từ 2009 – 2013
Năm 2009 2010 2011 2012 2013(est)
Tốc độ tăng GDP thực tế (%) 6,3 6,8 7,3 7,4 8,5
Tổng GDP (tỷ USD) 20,17 22,72 24,39 26,22 28,52
Tỷ lệ lạm phát (%) 3,3 12,7 10,4 7,2 5,44
(Nguồn: CIA factbook, 2013)
Cơ cấu kinh tế của Mozambique gồm nôn g nghiê ̣p chiếm 28,7%, công nghiệp chiếm 26,9%, dịch vụ chiếm 44,7% ( riêng viễn thông chiếm gần 12%). Nơng sản chính là bơng, đào lộn hột, ngũ cốc, xidan, cùi dừa, chè, sắn, mía, lạc... Nền kinh tế nước này còn dựa vào xuất khẩu điện, nhôm, hải sản, cung cấp dịch vụ cảng, đường giao thông quá cảnh cho các nước láng giềng.
Dân số Mozambique đến hết năm 2013 ước đạt 24.166.112 người; trong đó, nam giới chiếm 48,2%, nữ giới chiếm 51,8% và số người trong độ tuổi lao động (15 – 65 tuổi) chiếm khoảng 80% tổng dân số. Tỉ lệ phân bổ dân cư giữa khu vực thành thị và nơng thơn là 20%/80%; trong đó, tỉ lệ người dân nghèo có mức thu nhập dưới 1,25 USD/ngày chiếm 45% dân số. Mozambique hiện có 64 dân tộc, trong đó có 9 dân tộc lớn, đông nhất là tộc người Makua – Lomwe chiếm 50% dân số sống ở miền Nam; 3% dân số là người Châu Âu, Ấn Độ, Trung Quốc...Về tơn giáo, có 23,8% dân số Mozambique theo Thiên chúa giáo, 17,8% theo đạo Hồi, cịn lại là các tơn giáo khác hoặc không tôn giáo. Tỷ lệ người dân biết đọc, viết tại Mozambique khá thấp (bình quân khoảng 52,2%); chỉ có 40% - 60% trẻ em đến tuổi đi học nhưng số tiếp tục theo học lên Trung học chỉ có 7%.[33]
2.1.3 Một số quy định cơ bản về pháp luật của Mozambique liên quan đến nhà đầu tư nước ngồi và ngành viễn thơng đến nhà đầu tư nước ngồi và ngành viễn thơng
2.1.3.1 Luật đầu tư
Luật đầu tư (Mozambique Investment Law) ra đời năm 1993; trong đó quy định việc thành lập một pháp nhân kinh tế (công ty) gồm 02 loại công ty:
LDA “Sociedade per quotas” và SARL “ Sociedade Anonima”. Luật đầu tư
của Mozambique không hạn chế tỉ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài trong liên doanh. Tuy nhiên, có một điểm chú ý là Cơng ty liên doanh thành lập tại Mozambique có tỉ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngồi lớn hơn 50% sẽ được coi là công ty nước ngồi. [41] Trong trường hợp đó, Cơng ty sẽ phải