3.1. Một số dự báo chủ yếu về thị trƣờng viễn thông tại Mozambique
3.1.5 Sự ra đời của các dịch vụ mới ngồi viễn thơng
Cùng với sự phát triển, bùng nổ của ngành viễn thông trong thời gian tới tại Mozambique sẽ làm nảy sinh nhu cầu ngày càng cao từ phía khách hàng đối với các gói dịch vụ viễn thơng. Ngồi nhu cầu nghe gọi truyền thống thì các khách hàng sẽ mong muốn sử dụng thêm nhiều tiện ích khác từ các dịch vụ viễn thơng mang lại như giải trí, ứng dụng cơng việc… Thực tế, trong giai đoạn vừa qua, lĩnh vực kinh doanh nội dung số và các dịch vụ giá trị gia tăng khác từ phía các nhà mạng tại Mozambique vẫn cịn khá hạn chế; chưa đáp ứng được nhu cầu từ phía khách hàng.
Bên cạnh đó, chịu ảnh hưởng bởi quy luật Arpu giảm dần, muốn tồn tại, phát triển, thu hút khách hàng sẽ buộc các nhà mạng ngoài việc cần nâng cao chất lượng sản phẩm thì phải đa dạng hóa và sáng tạo thêm các nội dung dịch vụ. Dự báo trong thời gian tới, ngành viễn thông Mozambique sẽ xuất hiện thêm một số dịch vụ mới cơ bản chạy trên hạ tầng di động, cụ thể: [32, 35]
Các dịch vụ nội dung và giá trị gia tăng (VAS) như: Thanh tốn qua di động, Ví điện tử, Game, âm nhạc... Đây chính là những dịch vụ giá trị gia
tăng hứa hẹn mang lại doanh thu thực đáng kể cho các nhà mạng nếu biết tận dụng và khai thác.
Dịch vụ truyền hình di động và truyền hình cáp trả tiền…Thị trường truyền hình trả tiền sử dụng cơng nghệ truyền dẫn cáp quang tốc độ cao kết hợp với các tính năng của Internet sẽ là dịch vụ kinh doanh ngồi viễn thơng hấp dẫn nhất vì đang là thị trường trắng, trong khi Arpu từ dịch vụ này mang lại khá cao (khoảng 10 -15 USD/thuê bao).
3.2. Một số mục tiêu chủ yếu về kinh doanh của Viettel tại Mozambique giai đoạn 2014 – 2020
Trên cơ sở một số dự báo và đánh giá khái quát về tiềm năng thị trường, cơ hội kinh doanh dịch vụ viễn thông tại Mozambique trong thời gian tới cũng như nhìn nhận các điểm mạnh, yếu về năng lực kinh doanh của Movitel trong thời gian qua. Tác giả xin đề xuất một số mục tiêu chủ yếu cần đạt được của Viettel tại thị trường Mozambique giai đoạn từ 2014 – 2020 như sau:
Bảng 3.3: Một số chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu của Movitel từ 2014 – 2020
Nội dung Năm
2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
Thuê bao di động Movitel
(triệu TB) 4.62 6.88 8.61 10.82 11.81 13.28 16.30
Thị phần di động của Movitel
(%) 35 47 50 54 55 57 60
Mật độ thâm nhập di động
Movitel (%) 23 33 40 49 52 57 69
Thuê bao truyền hình trả tiền
Movitel (triệu TB) 0.15 0.25 0.30 0.35 0.45 0.50 0.60
Doanh thu từ di động (triệu
USD) 239.91 339.54 390.69 451.77 453.37 469.95 530.23
Doanh thu từ truyền hình (triệu
USD) 14.4 23.4 27 30.24 36.72 38.4 44.64
Doanh thu khác (triệu USD) 15 32 40 55 70 86 120
3.2.1 Mục tiêu về hạ tầng mạng lưới
Tiếp tục duy trì vị thế số một về quy mô hạ tầng mạng lưới tại Mozambique so với các đối thủ; coi lợi thế về quy mô hạ tầng là điều kiện tiên quyết quyết định đến sự thành công của công tác kinh doanh.
Hồn thành phủ sóng 2G, 3G và đảm bảo quang hóa 100% số xã trên tồn quốc vào năm 2015 để chuẩn bị hạ tầng, băng thông phục vụ cho việc chuyển hướng và đẩy mạnh kinh doanh các dịch vụ ngồi viễn thơng; đặc biệt là dịch vụ truyền hình trả tiền và băng rộng.
3.2.2 Mục tiêu về kinh doanh
Vượt qua đối thủ Mcel để trở thành nhà cung cấp dịch vụ viễn thông đứng đầu về thị phần di động tại Mozambique vào năm 2015. Duy trì tốc độ tăng trưởng thị phần bình quân 10.2%/năm; mục tiêu đến năm 2020 sẽ chiếm 60% thị phần di động (tương đương với 16.3 triệu thuê bao di động các loại hoạt động trên hệ thống).
Trở thành nhà cung cấp viễn thông đa dịch vụ đầu tiên tại Mozambique thông qua việc đẩy mạnh kinh doanh dịch vụ truyền hình cáp và dịch vụ nội dung từ năm 2014. Mục tiêu có 600 nghìn thuê bao truyền hình vào năm 2020; tốc độ tăng trưởng thuê bao bình quân đạt 42.9%/năm. Phấn đấu doanh thu từ dịch vụ truyền hình và nội dung chiếm 25% trong cơ cấu tổng doanh thu của công ty.
Tạo ra sự bùng nổ về thị trường di động tại Mozambique vào năm 2015; đưa mật độ thâm nhập di động của Movitel lên mức 60% vào năm 2020.
Duy trì tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng năm đạt 49%; mục tiêu đến năm 2020, tổng doanh thu đạt gần 700 triệu USD.
3.3. Đề xuất chiến lƣợc kinh doanh của Viettel tại Mozambique trong thời gian tới
Chiến lược kinh doanh có vai trị hết sức quan trọng đối với sự tồn tại, phát triển của mỗi doanh nghiệp nói chung. Việc lựa chọn chiến lược kinh doanh đúng đắn sẽ tạo ra các cơ hội phát triển cho doanh nghiệp trong tương lai, chiến lược kinh doanh được ví như kim chỉ nam dẫn đường cho doanh nghiệp đi đúng hướng.
Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp định hướng cho hoạt động của mình trong tương lai thơng qua việc phân tích và dự báo mơi trường kinh doanh; từ đó đánh giá và nắm bắt được các cơ hội cũng như các nguy cơ đối với sự phát triển nguồn lực của doanh nghiệp. Nó giúp các doanh nghiệp khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn lực và phát huy sức mạnh.
Trong điều kiện tồn cầu hố và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay đã tạo nên sự ảnh hưởng và tác động qua lại lẫn nhau giữa các doanh nghiệp trong q trình hoạt động kinh doanh. Chính q trình đó đã tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp trên thị trường. Ngoài những yếu tố cạnh tranh như: giá cả, chất lượng, quảng cáo, marketing… thì việc xác định chiến lược kinh doanh được coi như một công cụ cạnh tranh có hiệu quả.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng chiến lược kinh doanh và trên cơ sở những dự báo về môi trường, tiềm năng kinh doanh tại thị trường viễn thông Mozambique cũng như các mục tiêu cụ thể mà Movitel đã xác định cần đạt được trong thời gian tới như đã trình bày ở trên . Tác giả xin đề xuất một số chiến lược về tổ chức kinh doanh của Viettel tại thị trường Mozambique trong thời gian tới như sau:
- Xác định phương châm: “Kênh phân phối rộng khắp – có nhiều gói giá
phù hợp cho mọi đối tượng khách hàng – Hàng hóa tràn ngập lãnh thổ” làm
- Thực hiện thâm nhập sâu và kiểm sốt thị trường thơng qua việc tập trung dùng sức là chính.
- Biến dịch vụ điện thoại và Internet trở thành hàng hóa thơng dụng tại Mozambique theo quan điểm: Mọi lúc, mọi nơi, nhiều gói giá đa dạng cho mọi đối tượng khách hàng.
- Chủ động mang sản phẩm, dịch vụ đến tận tay khách hàng; giúp khách hàng có thể tiếp cận dịch vụ một cách nhanh nhất thông qua độ phủ của kênh phân phối, nhân viên bán hàng trực tiếp và thủ tục đơn giản.
- Dựa trên sự khác biệt về chất lượng, dịch vụ để làm nền tảng cạnh tranh với các đối thủ; trong đó:
Những gì đối thủ làm chưa tốt thì Viettel phải làm tốt: vùng phủ lớn hơn đối thủ tốt nhất tối thiểu 10%; chất lượng mạng tốt hơn đối thủ tốt nhất tối thiểu 30%; giá cước các dịch vụ cạnh tranh hơn đối thủ mạnh nhất từ 15% - 20%.
Những gì đối thủ chưa làm thì Viettel làm: duy trì và mở rộng bộ máy chăm sóc khách hàng 24/24 giờ; đẩy mạnh công tác bán hàng trực tiếp; tổ chức bộ máy ứng cứu thông tin theo trạm BTS và tuyến cáp quang…
- Mở rộng khái niệm kinh doanh viễn thông; tập trung đánh mạnh vào kinh doanh các thị trường ngách của viễn thơng theo nhu cầu của từng nhóm khách hàng; đưa các ứng dụng công nghệ thông tin kết hợp viễn thông vào mọi ngõ ngách đời sống.
- Kết hợp hai nhiệm vụ chính của cơng ty là bán hàng và sáng tạo; ưu tiên vào việc phát triển các dịch vụ, nội dung có hàm lượng chất xám cao và đẩy mạnh kinh doanh các dịch vụ nội dung (VAS) trên hạ tầng di động.
- Tập trung phát triển thuê bao mới thông qua việc đẩy mạnh bán handset giá rẻ kèm sim có hỗ trợ bù giá cho khách hàng; ưu tiên đối tượng khách hàng ở khu vực vùng sâu – vùng xa.
- Đẩy mạnh cơng tác truyền thơng; ưu tiên hình thức truyền thơng trực tiếp bằng miệng với nội dung đơn giản, dễ hiểu và thông qua việc cam kết thực hiện các chương trình xã hội, nhân đạo để gây dựng thương hiệu, hình ảnh.
- Thực hiện xã hội hố cơng tác bán hàng, tiếp tục xây dựng kênh phân phối trực tiếp với đầy đủ các thành phần: cửa hàng trực tiếp, đại lý, điểm bán, nhân viên làng xã, nhân viên bán hàng trực tiếp, cộng tác viên bán hàng trực tiếp phủ 100% xã. Coi phát triển kênh làng xã là chìa khóa để thâm nhập sâu vào thị trường.
- Tổ chức quy hoạch, xây dựng hệ thống kênh phân phối theo quan điểm lấy trạm BTS làm gốc. Lấy trạm BTS làm chuẩn để tổ chức các thành phần kênh như đại lý, điểm bán, cộng tác viên bán hàng (tối thiểu 8 điểm bán và 01 cộng tác viên bán hàng/BTS; tối thiểu 01 đại lý/10 BTS; tối thiểu 60 điểm bán có 01 nhân viên quản lý địa bàn và 12 – 15 cộng tác viên bán hàng…).
- Tối ưu hóa nguồn nhân lực để tiết kiệm chi phí trên cơ sở lấy số lượng thuê bao và số lượng trạm phát sóng theo kế hoạch hàng năm để định mức số lượng nhân sự phù hợp.
- Thực hiện cơ chế khoán lương theo chỉ tiêu doanh thu, thuê bao đến từng nhân viên theo từng trạm BTS để nâng cao hiệu quả kinh doanh và năng suất lao động. Đẩy nhanh q trình bản địa hóa và tăng tải cơng việc dần dần cho người bản địa.
- Tổ chức bộ máy tổ chức kinh doanh theo quan điểm “Con người hoàn hảo”: Bộ não – thông minh, ra quyết định chiếm 1% quân số; Bụng – thon, gọn, linh hoạt – chiếm 7% quân số; Chân tay – khỏe mạnh, nhanh nhẹn, kỷ luật cao chiếm 92% quân số; Hệ thần kinh – đồng bộ, sâu rộng giống nhau; Mạch máu – công tác đảm bảo khác kịp thời.
- Đẩy nhanh quá trình khấu hao thiết bị đầu tư để giảm thuế phải đóng khi cơng ty có lãi và nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư của dự án.
- Thực hiện thơng minh hóa và chun mơn hóa đồng bộ ngay từ đầu vào cơng tác quản lý để nâng cao hiệu quả điều hành, tiết kiệm thời gian thông qua việc triển khai các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin.
3.4. Tổng kết một số bài học kinh nghiệm của Viettel trong quá trình thực hiện dự án FDI tại Mozambique giai đoạn từ 2011 – 2013
Sau quãng thời gian 03 năm tham gia vào quá trình đầu tư, kinh doanh viễn thông tại Mozambique; Viettel đã gặt hái được rất nhiều thành công tại thị trường này nhờ vào lợi thế về quy mô, sự khác biệt về chất lượng, dịch vụ so với các đối thủ cũng như tính sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm và ý chí quyết tâm của tập thể cán bộ, công nhân viên. Trong 03 năm qua, ngồi những thành cơng đạt được, Viettel cũng đã gặp vơ vàn khó khăn, thậm chí vấp váp trong quá trình đầu tư, kinh doanh tại Mozambique. Có thể khẳng định rằng, giai đoạn vừa qua, Viettel mới đang chỉ trong thời kỳ “vỡ vạc” về nhận thức, tư duy, cách làm trên con đường chinh phục thị trường viễn thông Mozambique.
Việc tổng kết những thành công cũng như các thất bại trong hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Mozambique thời gian qua; từ đó đúc kết thành các bài học kinh nghiệm, cách làm có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với Viettel. Những bài học kinh nghiệm này sẽ hạn chế được những vấp váp, nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của Viettel tại Mozambique trong giai đoạn tới. Đồng thời, góp phần tạo tiền đề cho việc triển khai có hiệu quả các dự án đầu tư FDI của Viettel trong chiến lược chinh phục thị trường viễn thông tại các nước thuộc khu vực Châu Phi về sau (Tanzania, Cameroon, Burundi, Burkinafaso, Angola…).
Sau quãng thời gian hơn 03 năm tham gia trực tiếp vào việc xúc tiến, triển khai dự án FDI của Viettel tại thị trường Mozambique. Tác giả đã nghiên cứu và khái quát ra được một số bài học kinh nghiệm như sau:
3.4.1. Bản địa hóa
Thực trạng: Nhân sự người Việt Nam tại thị trường Mozambique luôn
vượt khung, khơng kiểm sốt được vấn đề đi lại và thay đổi chức danh; chất lượng CBCNV Việt Nam đưa sang không tốt trong khi chưa tận dụng được vai trò của người bản địa ngay từ đầu. Sự gắn kết nhân lực giữa người Việt Nam và bản địa trong liên doanh Movitel không tốt dẫn đến bộ máy luôn thừa về số lượng nhưng thiếu nhân sự giỏi, chất lượng lao động thấp.
Bài học: Thực hiện bản địa hóa – nhân viên hóa ngay từ đầu nhằm mục
đích có chi phí rẻ hơn, có thể triển khai cơng việc nhanh hơn, có nhân viên thạo việc hơn và có thể chuyển giao công việc cho người bản địa thông qua các trải nghiệm thực tiễn. Phải có nhân sự đối ngoại là người bản địa từ cấp công ty xuống đến các chi nhánh tỉnh tham gia vào quá trình triển khai dự án ngay từ ban đầu. Trong đó:
- Phải có chế độ tăng tải cơng việc cực lớn để bộ máy hoạt động tối đa công suất, phát hiện người tài và nâng cao năng suất lao động…
- Trong bất kỳ cơng việc nào cũng phải có một tỉ lệ nhất định giao cho nhân viên cơng ty tự làm (80% th ngồi là tối đa) để được nhanh, được kinh nghiệm và được rẻ.
3.4.2. Tự động hóa
Thực trạng: Rất nhiều hoạt động mang tính nguyên tắc, hàng ngày và đơn
giản nhưng khi triển khai tại thị trường Mozambique thì gần như phải xây dựng lại từ đầu về quy trình đến tổ chức thực hiện, mà nguyên nhân chủ yếu là thiếu các tài liệu, cơng cụ về quy trình, hệ thống cơng nghệ thơng tin, các KPI đánh giá hay các bộ cẩm nang hướng dẫn. Hoặc một số quy trình đã có,
được ban hành từ Việt Nam sang áp dụng tại Mozambique nhưng lại thiếu tính thực tiễn, khó hiểu và khơng cập nhật cho phù hợp với thực tế dẫn đến khó triển khai áp dụng.
Bài học: Tự động hóa các cơng việc thông qua thực hiện theo quy trình:
Giám sát bằng phần mềm cơng nghệ thơng tin - Đánh giá công việc theo tiêu chuẩn mô tả đến từng chức danh - Kinh nghiệm đúc kết thành Cẩm nang. Tự động hóa cơng tác kiểm tra, kiểm soát và đánh giá thông qua các bộ tiêu chuẩn đánh giá các hoạt động sản xuất kinh doanh và phân cấp công việc giữa Viettel với các thị trường. Bên cạnh đó, cần chuẩn hóa ngay từ đầu các nội dung cơng việc chuẩn bị cho kinh doanh dịch vụ tại các thị trường mới thông qua ban hành bộ hướng dẫn tiêu chuẩn chuẩn bị cho khai trương và bộ hướng dẫn các công việc cần thực hiện trước – trong – sau khai trương để giảm tải khối lượng công việc, rút ngắn thời gian triển khai các dự án tại khu vực Châu Phi có tính tương đồng với Mozambique.
3.4.3. Quy hoạch hóa
Thực trạng: Q trình khảo sát, quy hoạch và thiết kế mạng lưới ban đầu
tại Mozambique chủ yếu dựa vào thiết kế danh định trên bản đồ kỹ thuật số. Trong quá trình triển khai thực tế đã dẫn tới những sai lệch, ảnh hưởng đến việc ra quyết định đầu tư, mua sắm ban đầu; gây lãng phí nguồn lực của Viettel.
Bài học: Công tác định cỡ, quy hoạch mạng tại các thị trường mới phải