Đoán đọc điều vẽ phục vụ hiện chỉnh bản đồ địa hình.

Một phần của tài liệu Công tác hiện chỉnh bản đồ địa hình tỷ lệ 110.000 bằng ảnh hàng không (Trang 50 - 55)

- Bản đồ địa hình là công cụ rất cần thiết trong các hoạt động điều tra, quy hoạch tài nguyên thiên nhiên cũng như phát triển kinh tế xã hội Theo thời gian thì

d. Lập thiết kế kỹ thuật dự toán và các chỉ dẫn biên tập.

3.5 Đoán đọc điều vẽ phục vụ hiện chỉnh bản đồ địa hình.

Điều vẽ ảnh phục vụ cho mục đích hiện chỉnh bản đồ địa hình là việc khai thác thông tin có trên ảnh, điều tra các thông tin kinh tế xã hội ở thực địa và thể hiện kết quả phù hợp với ký hiệu và khả năng dung nạp của bản đồ sao cho nội dung của bản đồ cần thành lập đúng với địa thế khách quan theo quy định của quy phạm và ký hiệu hiện hành của bản đồ tỷ lệ đó.

Trong công tác điều vẽ này bao gồm hai quá trình đoán đọc và điều tra thực địa. Đoán đọc ở đây chủ yếu dựa vào các dấu hiệu, trình độ, kinh nghiệm của người đoán đọc và tạo ra sản phẩm mang tính chất định tính. Công tác điều tra thực địa thường là điều tra bổ sung những đối tượng không có trên ảnh và không suy giải được ở trong phòng.

Dưới đây chúng ta sẽ đi xem xét cụ thể công tác đoán đọc điều vẽ trong hiện chỉnh bản đồ địa hình.

a. Các quy định chung khi tiến hành đoán đọc điều vẽ ảnh.

Phải điều vẽ đầy đủ các yếu tố thuộc nội dung của bản đồ địa hình và tuân thủ các quy định, quy phạm của bản đồ địa hình về ký hiệu và sắc màu. Nội dung của bản đồ địa hình bao gồm: Địa hình, dáng đất, thủy hệ và các thiết bị phụ thuộc, thực phủ, dân cư, giao thông và các thiết bị liên quan, các yếu tố kinh tế xã hội. Trước khi tiến hành điều vẽ, cần phải nghiên cứu kỹ đặc điểm địa lý khu vực cần hiện chỉnh và những tài liệu có liên quan, để xác định sơ bộ các yếu tố cần điều vẽ mới hoặc cần xác minh bổ sung ngoài thực địa.

Kết quả đoán đọc điều vẽ được ghi nhận trược tiếp trên các bình đồ ảnh hàng không và trên bản đồ địa hình. Trên bình đồ ảnh hàng không được điều vẽ mới các yếu tố nội dung của bản đồ đã thay đổi về hình dạng, cấp hạng và ghi chú các đặc trưng thuộc tính của các đối tượng hoặc tên địa danh mới có. Trên bản đồ giấy được gạch bỏ các yếu tố không còn tồn tại, sai dáng cũng như các ghi chú các địa danh thay đổi và giải thích cho những khâu sau: Những địa vật được xác định là có thay đổi về vị trí nếu chúng có sự sai lệch ≥ 0.5 mm (đối với địa vật rõ rệt) và ≥ 0.7mm (đối với địa vật không rõ rệt) theo tỷ lệ bản đồ. Khi vẽ mới cần thể hiện đúng vị trí tương quan của địa vật cần chỉnh sửa so với địa vật khác ở xung quanh. Yếu tố địa hình được giữ nguyên như trên bản đồ gốc, chỉ chỉnh hợp lại các đường bình độ và xem xét lại các điểm độ cao phù hợp với yếu tố thủy hệ có sự thay đổi hoặc các khu vực có địa hình bị biến dạng do việc khai thác mỏ, khu đào bới, san lấp để khoanh bao và biểu thị chúng bằng các ký hiệu tương ứng.

Việc lấy bỏ, tổng hợp và xê dịch vị trí để biểu thị các yếu tố nội dung bản đồ phải tuân theo nguyên tắc: Các yếu tố thứ yếu nhường vị trí cho các yếu tố quan trọng, các yếu tố yêu cầu biểu thị với độ chính xác thấp nhường chỗ cho các yếu tố có độ chính xác cao hơn. Trong mọi trường hợp phải ưu tiên biểu thị điểm khống

chế trắc địa nhà nước. Nếu kích thước của địa vật theo tỷ lệ và theo tỷ lệ lớn hơn kích thước của ký hiệu quy ước thì đặt ký hiệu vào đồ hình của địa vật vẽ trên bản đồ theo quy định. Các yếu tố địa vật không vẽ theo tỷ lệ thì đặt ký hiệu vào tâm địa vật.

Quy định về thứ tự ưu tiên biểu thị nội dung bản đồ trên ảnh điều vẽ: - Ưu tiên 1:

+ Các điểm Trắc địa nhà nước: Điểm tam giác, điểm thiên văn, điểm địa chính cơ sở, điểm thủy chuẩn...

- Ưu tiên 2:

+ Các yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội, đường sắt, đường bộ, các địa vật độc lập có tính chất định hướng, đường địa giới các cấp.

+ Các yếu tố thủy văn: Đường bờ, đường mép nước, sông, kênh 2 nét, ao hồ lớn...

- Ưu tiên 3:

+ Các đường đất, ranh giới thực vật, các yếu tố phụ thuộc của yếu tố giao thông, thủy hệ, các địa vật biểu thị tượng trưng không mang tính chính xác về mặt vị trí...

+ Các yếu tố biểu thị không theo tỷ lệ, ký hiệu đặt vào tâm của hình ảnh có trên ảnh.

+ Các yếu tố biểu thị theo tỷ lệ, biểu thị theo hình ảnh trên nền ảnh. Màu mực dùng để điều vẽ quy định như sau:

- Màu đỏ:

+ Khối nhà chịu lửa, nhà độc lập theo tỷ lệ và nửa theo tỷ lệ. + Đường rải nhựa, bê tông, và các thiết bị có liên quan.

+ Ranh giới thực vật, ranh giới núi đá và một số ký hiệu trong quyển ký hiệu chính thức in màu lơ và ve.

+ Vẽ các yếu tố địa hình (biểu thị màu nâu trên bản đồ)

+ Các ghi chú giải thích thêm ví dụ như: núi đá, cá, tôm, rừng, cát khô, đầm lầy...

- Màu ve:

+ Thủy hệ, các ghi chú thuộc thủy hệ.

+ Các ký hiệu còn lại trong quyển ký hiệu chính thức in màu lớ và ve, trừ ký hiệu đã được vẽ bằng màu đỏ.

+ Các ký hiệu thực vật ngập nước.

- Màu nâu: Địa hình (trừ một số ký hiệu màu đỏ). - Màu đen: Vẽ và ghi chú cho các yếu tố còn lại.

Sau khi hoàn thành công tác điều vẽ địa hình thì sản phẩm của chúng ta bao gồm bình đồ ảnh điều vẽ hoàn chỉnh, tài liệu đo vẽ và điều vẽ bổ sung, báo cáo tình hình tiếp biên các mép biên tự do, sơ đồ đường dây điện và đường dây thông tin..., và cuối cùng là các số liệu thu thập được tại thực địa nếu có.

Kết hợp giữa đoán đọc trong phòng và điều vẽ ngoài trời là phương pháp hợp lý nhất hiện nay, trong hiện chỉnh bản đồ địa hình chúng ta sử dụng 2 phương pháp kết hợp chủ yếu dưới đây:

* Phương án 1

Điều vẽ ngoài trời trước theo tuyến sau đó đoán đọc nội nghiêp. Phương này được thực hiện khi

- Khu vực điều vẽ là mới hoàn toàn, người đoán đọc điều vẽ chưa có điều kiện nghiên cứu kỹ địa hình và tài liệu trong khu vực đoán đọc điều vẽ không có đủ.

- Khu vực thi công có nhiều địa vật có kích thước nhỏ và độ tương phản bé cần xác định mà ở trên ảnh không thể hiện rõ hoặc không đoán nhận được.

- Các đối tượng khác nhau nhưng có hình ảnh gần tương đồng nhau.

- Khu vực có nhiều đối tượng cần xác định về lượng như: Thông số cầu, thông số đường giao thông, loại cây trồng...

- Ảnh điều vẽ có nhiều thay đổi so với thực địa. Trong phương án này ta thực hiện theo quy trình sau:

- Nghiên cứu khu đo, nghiên cứu tài liệu và chỉ thị đoán đọc điều vẽ. - Lập thiết kế, khảo sát đoán đọc điều vẽ ngoài trời.

-Điều vẽ ngoài trời trên tuyến và trên vùng màu đã chọn.

- Đoán đọc trong phòng các phần còn lại của khu đo dựa vào kết quả điều vẽ ngoài trời đã tiến hành.

- Kiểm tra và nghiệm thu. * Phương án 2

Đoán đọc nội nghiệp trước, sau đó điều vẽ bổ sung ngoại nghiệp. Trong phương án 2 nên thực hiện trong các trường hợp sau:

- Có đầy đủ các tài liệu hỗ trợ cho công tác điều vẽ nội nghiệp. - Khu vực thi công có đối tượng tương đối đồng nhất.

- Khu vực thi công không có nhiều thay đổi so với ảnh điều vẽ. - Không có nhiều địa vật cần xác định về lượng.

- Người thi công có sự hiểu biết tương đối về đặc điểm cảnh quan của khu vực thi công.

Trong trường hợp đó thì việc đoán đọc điều vẽ được tiến hành theo quy trình:

- Nghiên cứu khu đo, khảo sát sơ bộ khu đo để lập mẫu đoán đọc điều vẽ, phân tích các tài liệu có được và chỉ thị đoán đọc điều vẽ.

- Đoán đọc trong phòng.

- Lập thiết kế khảo sát, điều vẽ ngoài trời.

- Điều vẽ ngoài trời bổ sung và kiểm tra kết quả đã đoán đọc trong phòng. - Nghiệm thu thành quả.

Trong hai phương án này chúng ta có thể gặp một số khó khăn cho công tác ngoài trời vào mùa mưa. Cho nên ta có thể đoán đọc tất cả các địa vật dễ đoán nhận bằng các ký hiệu quy ước đồng thời đánh dấu những địa vật khó đoán nhận hoặc không đoán nhận chính xác rồi tiến hành lập công tác khảo sát đoán đọc điều vẽ ngoài trời. Đến mùa thuận lợi sẽ tiến hành đoán đọc điều vẽ ngoài trời bổ sung cho kết quả đã đoán đọc trong phòng. Đó chính là các ưu điểm của phương pháp đoán đọc điều vẽ kết hợp.

c. Đặc điểm của công tác đoán đọc điều vẽ ảnh khi hiện chỉnh bản đồ địa hình.

Một phần của tài liệu Công tác hiện chỉnh bản đồ địa hình tỷ lệ 110.000 bằng ảnh hàng không (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w