- Bản đồ địa hình là công cụ rất cần thiết trong các hoạt động điều tra, quy hoạch tài nguyên thiên nhiên cũng như phát triển kinh tế xã hội Theo thời gian thì
8. Địa giới, tường rào:
Đường địa giới hành chính các cấp chuyển vẽ từ thành quả điều vẽ tỷ lệ 1:25.000 và tham khảo bản đồ Địa giới Hành chính 364/CT (sử dụng bộ cấp huyện). Lưu ý những địa vật ở bản đồ 1:10.000 biểu thị chi tiết hơn bản đồ tỷ lệ 1: 25.000 khi chuyển yếu tố địa giới phải biểu thị hợp lý với các địa vật liên quan. Nếu đường địa giới đi theo yếu tố hình tuyến hai nét - biểu thị vào giữa địa vật hình tuyến đó. Nếu đường địa giới trùng với địa vật hình tuyến 1 nét, điều vẽ có thể vẽ đường địa giới so le 2 bên đường địa vật. Nếu có nhiều yếu tố hình tuyến chạy song song có thể lựa chọn lấy những địa vật chủ yếu và đủ để thể hiện được đường địa giới chạy so le theo địa vật hình tuyến nào. Trường hợp đường địa giới chạy so le nhiều địa vật hình tuyến, trên ảnh điều vẽ phải thể hiện như sau:
Đường địa giới các cấp mới được chia tách (sau khi thành lập bản đồ ĐGHC 364/CT), hoặc sau khi điều vẽ tỷ lệ 1:25.000 phải được các cấp hành chính tương đương xác nhận trên mặt sau tờ ảnh điều vẽ. Với các cấp hành chính chia tách sau 364 đã được xác nhận sau ảnh điều vẽ tỷ lệ 1:10.000, nhưng phải ghi chú dưới tờ ảnh điều vẽ tỷ lệ 1:10.000. Đường địa giới hành chính các cấp chia làm hai loại: xác định và chưa xác định. Khi đường địa giới các cấp trùng nhau (vú dụ: địa giới xã trùng với địa giới huyện), biểu thị đường địa giới cấp cao hơn.
Đường địa giới hành chính ở các khu vực vùng núi thường đi theo các khe núi hoặc sống núi. Ngoài ra đường địa giới đi theo các địa vật hình tuyến nếu địa
vật hình tuyến đó nằm trong khu vực biểu thị nội dung bản đồ tỷ lệ 1:10.000 phải vẽ đầy đủ địa vật hình tuyến. Nếu địa vật hình tuyến không nằm trong yêu cầu biểu thị của nội dung bản đồ tỷ lệ 1:10.000 không biểu thị địa vật hình tuyến. Đường địa giới khi đó được phép đưa lên ảnh điều vẽ một cách tương quan (không phải đi kèm địa vật hình tuyến ).
Chương III: HIỆN CHỈNH BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH BẰNG ẢNH HÀNG KHÔNG VÀ ẢNH VỆ TINH 3.1. Quy trình công nghệ của phương pháp
Công tác hiện chỉnh bản đồ địa hình hiện nay được tiến hành bằng ảnh hàng không theo công nghệ ảnh số.
Quy trình công nghệ có dạng sau:
Ảnh hàng không Xác định mức độ thay đổi và nội dung cần hiện chỉnh Bản đồ cũ Quét bản đồ Số hoá Biên tập nội dung bản đồ In bản đồ Quét ảnh Tăng dày khống chế ảnh Nắn ảnh trực giao Điều vẽ và đo vẽ bổ sung Đo nối khống chế ảnh ngoại nghiệp
3.2. Công tác chuẩn bị và thiết kế.
Khi hiện chỉnh bản đồ địa hình bằng ảnh hàng không thì công tác chuẩn bị cũng tương tự khi hiện chỉnh bằng ảnh hàng không, bao gồm các bước:
a. Thu thập, đánh giá và hệ thống hóa tư liệu
Thu thập tài liệu là giai đoạn đầu tiên nhưng hết sức quan trọng, bên cạnh
việc sử dụng tư liệu chính là ảnh hàng không thì cần thu thập các tái liệu khác như: - Bản đồ địa hình các loại tỷ lệ thuộc khu vực nghiên cứu.
- Các điểm tọa độ và độ cao nhà nước, kết quả đo khống chế GPS.
- Các văn bản pháp lý dùng trong thiết kế và thi công như: Bản đồ địa chính bản đồ hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng lớp phủ bề mặt, tài liệu về biên giới và địa giới hành chính, tài liệu về giao thông, bản đồ địa hình đáy biển có ở một số vùng biển để chuyển các yếu tố địa hình đáy biển lên. Ngoài ra còn các tài liệu chuyên ngành như mạng lưới thủy văn, lưới điện, hệ thống đê
Trước khi tiến hành hiện chỉnh thì tất cá các tài liệu thu thập được đều phải tiến hành điều tra, phân tích và đánh giá mức độ sử dụng của các loại thông tin, tư liệu hiện có cả việc tiến hành khảo sát ngoài thực địa. Trên cơ sở sở đó đưa ra các chỉ dẫn mức độ sử dụng từng loại tư liệu vào mục đích hiện chỉnh.
Những tài liệu ảnh và bản đồ chuyên đề thu được phải hệ thống hóa theo từng nội dung cần hiện chỉnh : tài liệu văn bản, bản đồ phục vụ việc hiện chỉnh theo yếu tố dạng điểm dạng tuyến và dạng diện...Có như vậy, mới đảm bảo nguyên tắc thống nhất từ trên xuống dưới, lựa chọn được yếu tố nội dung chính, phụ trên từng pham vi hiện chỉnh.
b. Nghiên cứu đặc điểm địa lý khu vực hiện chỉnh.
Dựa vào các tài liệu thu thập được, tiến hành nghiên cứu các đặc điểm địa lý khu vực liên quan đến nội dung cần hiện chỉnh như:
- Tính chất và mức độ biến đổi của các yếu tố tự nhiên và xã hội trong phạm vi nghiên cứu.
- Phân khu vực hoặc tách riêng từng yếu tố cần hiện chỉnh. c. Đánh giá bản đồ cần hiện chỉnh.
Việc đánh giá bản đồ cần hiện chỉnh về chất lượng và tính hiện thời sẽ giúp cho việc nắn ảnh phù hợp với bản đồ về cơ sở toán học, hệ thống tọa độ, độ cao, nội dung ký hiệu cũng như hình thức thể hiện. Độ chính xác của bản đồ, được đánh giá bằng cách đối chiếu cơ sở khống chế mặt phẳng, độ cao của bản đồ với các chỉ tiêu kỹ thuật tương ứng trong quy phạm liên hành. Trong khi thực hiện cần tiến hành phân tích các báo cáo kỹ thuật hiện chỉnh cũng như bảng thống kê tọa độ, độ cao các điểm trắc địa và lý lịch bản đồ.