Kiểm tra ngoại nghiệp

Một phần của tài liệu Công tác hiện chỉnh bản đồ địa hình tỷ lệ 110.000 bằng ảnh hàng không (Trang 26 - 31)

- Bản đồ địa hình là công cụ rất cần thiết trong các hoạt động điều tra, quy hoạch tài nguyên thiên nhiên cũng như phát triển kinh tế xã hội Theo thời gian thì

c, Kiểm tra ngoại nghiệp

Công tác kiểm tra cần tập trung vào những nội dung sau

- Các yếu tố xuất hiện sau khi chụp ảnh và các yếu tố không xuất hiện trên ảnh.

- Kiểm tra địa danh, các đặc trưng định tính, định lượng đặc biệt là các tính chất đặc trưng của đối tượng của nội dung mô tả và chất lượng công trình

- Kiểm tra độ chính xác của các điểm trắc địa, các khu dân cư, các công trình xây dựng ...

Việc kiểm tra thực địa thường được tiến hành theo tuyến . Ví dụ: Theo các tuyến đường ... phát hiện những khu vực bổ xung nhiều do hình ảnh của chúng

không có trên ảnh thì phải tiến hành đo bổ xung bằng phương pháp đo toàn đạc hay bàn đạc.

Đây là phương pháp được áp dụng rộng rãi, đạt hiệu quả kinh tế cao, rút ngắn rất nhiều thời gian thi công, ít chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh, nhanh chóng xác định được mức độ thay đổi của nội dung bản đồ bằng cách so sánh ảnh hàng không mới chụp và bản đồ cần hiện chỉnh.

2.3.2. Hiện chỉnh theo bản đồ có tỷ lệ lớn hơn mới thành lập

Công tác hiện chỉnh tiến hành theo quy tắc biên vẽ bản đồ địa hình tương ứng có tỷ lệ lớn hơn, điểm khác biệt ở đây là đánh gía mức độ biến đổi của các phần tử nội dung biên bản đồ cần hiện chỉnh .

Tương tự như khi hiện chỉnh theo ảnh hàng không, tuỳ thuộc vào độ biến đổi và yêu cầu chuyển đổi, ký hiệu hình thức trình bày được phép dùng bản lam, màu đen, bản sao gộp lại màu trên đế trong hay đế cứng hoặc bản gốc chế trong làm bản gốc chỉnh sửa:

* Ưu nhược điểm của phương pháp

+ Ưu điểm : Công tác hiện chỉnh được thực hiện nhanh chóng , đạt độ chính xác cao, công việc hiện chỉnh được tiến hành hoàn toàn trong phòng nên triển khai công việc khá thuận tiện.

+ Nhược điểm: phương pháp này chỉ thực hiện được ở khu vực cần hiện chỉnh đã có bản đồ địa hình, tỷ lệ lớn hơn mới được thành lập hoặc mới hiện chỉnh, độ chính xác của bản đồ phụ thuộc vào độ chính xác của tài liệu và phương pháp chuyển vẽ .

2.3.3. Phương pháp hiện chỉnh trực tiếp ngoài thực địa .

Phương pháp hiện chỉnh bản đồ bằng phương pháp đo đạc trực tiếp ở thực địa được tiến hành bằng các phương pháp đo đạc truyền thống tại khu vực cần hiện chỉnh, khi thực hiện khảo sát ngoại nghiệp toàn bộ khu hiện chỉnh ta chỉnh sửa tại thực địa những biến đổi về địa hình và địa vật, phương pháp này chỉ áp

dụng cho khu vực không có ảnh hàng không, hoặc tư liệu bản đồ cần thiết khi hiện chỉnh dùng bản sao nét trên giấy vẽ bôi lên đế cứng làm bản gốc chỉnh sửa.

* Ưu nhược điểm của phương pháp

+ Ưu điểm: Đạt được độ chính xác cao, có thể chỉnh sửa chính xác cả sự thay đổi về mặt địa hình thuận lợi cho khu vực hiện chỉnh nhỏ có sự biến đổi ít, vùng cần chỉnh sửa có địa vật phức tạp che khuất nhiều, tận dụng sử dụng các loại máy móc hiện có .

+ Nhược điểm: Tốn nhiều công sức, thời gian thi công kéo dài , chịu nhiều ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh, kém hiệu quả kinh tế, đôi khi không thể thực hiện được khi vùng cần hiện chỉnh có địa hình phức tạp, khó khăn cho việc tiến hành đo đạc tại thực địa.

2.3.4. Phương pháp hiện chỉnh bản đồ bằng tư liệu ảnh vệ tinh

Viễn thám được định nghĩa như một khoa học công nghệ mà nhờ nó các tính chất của vật thể quan sát được xác định, đo đạc hoặc phân tích mà không cần tiếp xúc trực tiếp với chúng. Sóng điện từ hoặc được phản xạ hoặc được bức xạ từ vật thể thường làm nguồn tài liệu trong viễn thám, tuy nhiên những năng lượng như từ trường, trọng trường cũng có thể được sử dụng thiết bị dùng để cảm nhận sóng điện từ ,phản xạ hay bức xạ từ vật thể được gọi là bộ cảm các phương tiện dùng để mang bộ cảm gọi là vật mang.

Về nguyên tắc phương pháp hiện chỉnh bản đồ bằng tư liệu ảnh vệ tinh cũng giống như hiện chỉnh bản đồ bằng ảnh hàng không, nghĩa là cũng sử dụng kết hợp giữa bình độ ảnh vệ tinh, bản gốc chỉnh sửa và bản gốc cần hiện chỉnh.

* Ưu nhược điểm của phương pháp

+ Ưu điểm: ảnh vệ tinh có độ cao bay lớn nên tầm bao quát lãnh thổ rộng lớn do đó nó cung cấp thông tin trên một phạm vi rộng lớn ở cùng một thời điểm, cùng một điều kiện địa lý. Nó cho phép rút ngắn thời gian, thu nhập thông tin

thành lập bản đồ, ảnh vệ tinh có tính tổng quát hoá tự nhiên về mặt phổ cũng như mặt hình học.

+ Nhược điểm: Vì ảnh vệ tinh thường có tỷ lệ nhỏ nên phạm vi sử dụng chỉ đáp ứng tốt cho việc hiện chỉnh bản đồ vừa và nhỏ, độ phân giải của ảnhvệ tinh thường không cao nên không đáp ứng cho hiện chỉnh bản đồ địa hình ở khu vực phức tạp về địa hình .

Tất cả các phương pháp về hiện chỉnh ở trên mặc dù hết sức tổng quát, xong cũng đủ để ta thấy rằng đối với mỗi phương pháp hiện chỉnh đều có điểm mạnh và điểm yếu nhất định cuả nó. Ưu điểm của mỗi phương pháp chỉ được phát huy tuỳ từng điều kiện cụ thể.Tuy nhiên xét về nhiều phương diện thì phương pháp dùng ảnh hàng không mới chụp để hiện chỉnh bản đồ là tối ưu hơn cả .

2.4. Đặc điểm biểu thị các nội dung bản đồ từ kết quả điều vẽ ảnh.1. Quy định biểu thị điểm toạ độ, độ cao nhà nước trên ảnh điều vẽ: 1. Quy định biểu thị điểm toạ độ, độ cao nhà nước trên ảnh điều vẽ:

Chuyển toàn bộ thành quả các điểm khống chế lên bản đồ tỷ lệ 1:10.000. Việc biểu thị điểm toạ độ, độ cao nhà nước và điểm địa chính cơ sở phải tuân theo các điều 85 đến 89 - "Quy phạm đo vẽ bản đồ địa hình"; Điểm toạ độ nhà nước và điểm khống chế cơ sở sử dụng để khởi đo cho điểm khống chế ảnh và điểm độ cao Nhà nước được chích trên ảnh khống chế theo điều 92 đến 96 chương III của Quy phạm. Các điểm toạ độ Nhà nước và điểm địa chính cơ sở còn lại trong khu đo không phải chính và tu chỉnh lên ảnh điều vẽ, ảnh khống chế nhưng phải điều viết vào lý lịch bản đồ đầy đủ theo quy định.

2. Dân cư:

Khi điều vẽ yếu tố dân cư cho tỷ lệ bản đồ 1:10.000 phải phân biệt chi tiết hơn nội dung dân cư tỷ lệ 1:25.000. Căn cứ vào phân cấp hành chính, kiểu kiến trúc, tập quán... trên bản đồ có thể phân loại vùng dân cư theo các loại sau:

Vùng dân cư đô thị: bao gồm các thành phố, thị xã, thị trấn lớn...

Vùng dân cư có dạng đô thị: bao gồm các cơ sử xây dựng theo kiểu kiến trúc khu phố nhưng chưa hình thành khu phố như: khu nhà ở của công nhân, khu điều dưỡng, trường học, bệnh viện, công trường, phố chợ...

Vùng dân cư nông dân: Các làng xóm tập trung thànhtừng cụm hoặc phân tán dọc theo các tuyến đường, sông, kênh, các làng bản vùng trung du, vùng núi.

+ Biểu thị là khối nhà cho vùng dân cư có dạng đô thị: nếu đủ tiêu chuẩn theo quy định của “Ký hiệu bản đồ địa hình tỷ lệ 1:10.000 - 1:25.000” là các nhà trong các thị xã, thị trấn, thành phố, dọc các đường giao thông, liền tường nhau hoặc xa nhau không quá 3 mét.

*Khoanh ranh giới làng cho những làng có diện tích > 4mm2 (tính theo tỷ lệ bản đồ).

*Ranh giới làng được biểu thị trên ảnh điều vẽ bằng KH đơn giản là các đường nét đứt màu đỏ, trường hợp ký hiệu đường giao thông, ký hiệu thuỷ hệ, tường vây, hàng cây có thể thay thế được ranh giới bao làng dùng các ký hiệu tương ứng này để biểu thị. Khi đường bao làng là tường vây hay hàng rào cây sống phải đạt chiều dài 4mm trở lên (theo tỷ lệ bản đồ) mới biểu thị.

* Khi các nhà ở phân tán, ranh giới làng không rõ rệt hoặc đường bao làng quá nhỏ (< 4mm2 ) thì biểu thị thành những nhà độc lập, không cần dùng ký hiệu ranh giới để bao làng.

* Khi thực phủ vùng dân cư ≥ 20%, trên ảnh điều vẽ phải biểu thị thực phủ bằng các khuyên tròn màu ve đặc có đường kính 1,0 mm: (ve) và không niểu thị bất cứ ký hiệu cây nào trong làng.

Quy định biểu thị vùng dân cư như sau:

Các ghi chú tên dân cư được chuyển vẽ từ ảnh điều vẽ. Quy định về ghi chú vùng dân cư như sau:

- Tên thôn, làng, bản.... gồm từ 2 trở lên khi ghi chú bỏ danh từ chung đứng trước.

- Nếu chỉ có một từ phải ghi đầy đủ cả danh từ chung.

- Khi điều vẽ khu vực dân cư thưa thớt của các làng, bản, xóm, ấp... của người Kinh hoặc người dân tộc sinh sống không áp dụng nguyên tắc ghi chú trên mà phải luôn ghi đầy dủ danh từ chung (không kể tên điểm dân cư đó có 1 từ hay 2, 3 từ).

* Tên của các vùng dân cư phải là tên chính thức trong các văn bản của Nhà nước có tham khảo tên dân cư có trong tài liệu địa giới 364/CT. Trường hợp ngoài

tên chính thức ra, vùng dân cư còn có các tên riêng của mình như tên cũ, tên địa phương, tên đó biểu thị trong ngoặc đơn. Trường hợp tên các vùng dân cư là tiếng dân tộc thì các danh từ chung phải được thống nhất trong toàn khu đo, các danh từ riêng được phiên âm theo tiếng phổ thông có tham khảo bản đồ đã có trong khu vực.

* Tên làng được ghi ở vùng nhiều nhà cửa nhất. ở những vùng khác của làng đó cách xa trung tâm hoặc nằm trong tờ ảnh điều vẽ khác, tên làng được ghi nhắc lại (viết trong ngoặc đơn). Tên chính của xã ghi ở tờ ảnh có Uỷ ban và ghi chú số hộ của xã ở dưới ghi chú tên xã trên tờ ảnh này. ở những tờ điều vẽ khác tên xã ghi trong ngặc.

* Số hộ chỉ biểu thị cho xã (và cấp tương đương)

* Điều vẽ đầy đủ các UBND xã, huyện, tỉnh và có ghi chú UB để phục vụ cho việc ghi chú tên dân cư.

Một phần của tài liệu Công tác hiện chỉnh bản đồ địa hình tỷ lệ 110.000 bằng ảnh hàng không (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w