Dáng đất và chất đất:

Một phần của tài liệu Công tác hiện chỉnh bản đồ địa hình tỷ lệ 110.000 bằng ảnh hàng không (Trang 36 - 39)

- Bản đồ địa hình là công cụ rất cần thiết trong các hoạt động điều tra, quy hoạch tài nguyên thiên nhiên cũng như phát triển kinh tế xã hội Theo thời gian thì

6. Dáng đất và chất đất:

Các yếu tố dáng đất, chất đất được vẽ màu nâu trên ảnh điều vẽ. Gò đất biểu thị theo ký hiệu 173.

Hố đất biểu thị theo ký hiệu 174 quyển Ký hiệu. Phải điều vẽ các hố có diện

tích ≥ 2mm2. Ở vùng núi đá vôi có nhiều hố castơ biểu thị theo ký hiệu 172. Phải đo và ghi chú đầy đủ tỷ sâu của các hố đất và cấc hố castơ.

Hang động được biểu thị theo ký hiệu 171. Ký hiệu được vẽ tại vị trí cửa

hang, những hang động có tên phải ghi chú tên của chúng lên ảnh điều vẽ.

Đá độc lập, ngọn đá là những tảng đá lớn có tỷ cao lớn hơn 1m đứng đơn

độc một mình hay vài ba tảng đứng thành một cụm ở trên núi hay ở vùng đất bằng phẳng. Đá độc lập, ngọn đá được biểu thị theo ký hiệu 167 vào đúng vị trí của nó.

Bãi đá là diện tích đất có những tảng đá lớn, nhỏ nằm rải rác, lởm chởm.

Khi điều vẽ khu vực này, phải xác định diện tích của bãi đá và biểu thị ký hiệu vào trong. Không phải vẽ đúng vị trí thực của các tảng đá và không phải đo các tỷ cao của các tảng đá.

Vách sụt: ký hiệu 162. Vách sụt là những vùng đất, đá bị sụt lở. Tuỳ thuộc

vào chất đất sụt lở để biểu thị ký hiệu tương ứng. Có hai loại vách sụt. Trên ảnh đều vẽ được phép biểu thị theo ký hiệu đơn giản: khoanh danh giới vùng sụt, vẽ vài ký hiệu tượng trưng và ghi chú "vách đất, cát sụt" hoặc "vách đá sụt" bằng mực đỏ. Riêng giới hạn phía trên của vách sụt vẫn biểu thị bằng nét liền màu nâu để nội nghiệp phân biệt rõ. Ví dụ:

Chỉ biểu thị các vách sụt có diện tích 10mm2 trở lên

Sườn đất dốc đứng: (ký hiệu 160) là những vách dựng đứng ven sông, suối

hoặc ở vùng núi đá dốc có độ lớn hơn 700. Trên ảnh điều vẽ, biểu thị các vách này theo giới hạn trên của vách. Đối với các vách có độ rộng của hình chiếu lớn hơn 0,5mm phải điều vẽ ranh giới chân của vách, ghi chú tỷ cao.

Núi đá: là các khu vực núi độc lập hay dãy núi mà chất đất ở đó thuần tuý là

đá. Khi điều vẽ, phải khoanh diện tích núi đá bằng ký hiệu đơn giản kèm ghi chú "núi đá" bằng mực đỏ. Nếu ranh giới núi đá trùng với ranh giới thực vật, dùng ranh giới thực vật để biểu thị và có ghi chú thêm chữ "núi đá" trong khu vực đó thật rõ ràng để nhận biết được.

Phải ghi rõ tên riêng của các quả núi hoặc dãy núi bằng mực đen theo cách ghi ở quyển ký hiệu.

Địa hình có dạng bậc thang: (ký hiệu 175). Nếu diện tích từ 2 cm2 trở lên mới biểu thị; Bổ sung những khu vực ruộng bậc thang đủ tiêu chuẩn biểu thị cho bản đồ 1:10.000. Phải vẽ chính xác vị trí thật của bậc thang trên và dưới; Ghi chú tỷ cao

Hố castơ: Loại địa hình này do xâm thực lâu ngày của nước mưa vào núi đá

vôi tạo thành những hố có dạng phễu, hình giếng hoặc hình chảo.... đáy hố castơ thường có nước đọng. Bề mặt của hình castơ không bằng phẳng, nhiều hố nước lớn nhỏ khác nhau hoặc có những dòng suối mất hướng đột ngột. Trên ảnh điều vẽ đặt ký hiệu vào đúng vị trí hố, có thể biểu thị hố theo tỷ lệ hoặc phi tỷ lệ (KH 172). Khu vực địa hình castơ rộng có thể khoanh ranh giới được thì khoanh ranh giới kèm ký hiệu hố castơ rải rác và ghi chú chữ "castơ” màu đen. Nếu khu vực khó khoanh diện tích giới hạn của khu vực địa hình castơ thì dùng chữ "castơ" ghi rải đều trong khu vực phân bố hiện tượng.

7. Thực vật:

Ranh giới các vùng thực vật được biểu thị bằng ký hiệu đơn giản là nét liền màu đỏ với các ranh giới chính xác và biểu thị nét đứt màu đỏ với các ranh giới không chính xác.

Nguyên tắc chung để biểu thị diện tích thực vật bất kỳ là phải đạt diện tích 15mm2 trở lên trên ảnh điều vẽ.

Trong một phạm vi rừng nếu có sự hỗn hợp của các loại thực vật, tuỳ theo tình hình thực tế có thể phối hợp biểu thị. Được phép kết hợp tối đa 3 loại thực vật, loại cây chiếm đa số được biểu thị trước để phục vụ cho việc lựa chọn lồng màu nội nghiệp sau này. Các loại rừng (ký hiệu 179-1, 2) tương ứng theo từng loại rừng: lá rộng, lá kim, tre nứa, dừa cọ, hỗn hợp ... biểu thị theo ký hiệu đơn giản trong phần phụ lục.

Các loại cây trồng phân biệt cây thân gỗ, thân dừa, cọ, thân bụi, thân có và

các loại cây trồng khác nhau như lúa, rau, màu khi đạt diện tích 15mm2 trên ảnh điều vẽ thì biểu thị theo các ký hiệu tương ứng từ 192 - 202.

Các loại cây trồng đạt diện tích 4cm2 trở lên trên ảnh điều vẽ thì phải ghi chú tên cây.

Các loại cây thân gỗ, thân dừa cọ và cây trồng thân bụi phân biệt:

+ Mọc thành rừng cho diện tích có độ che phủ tán cây đạt từ 30% trở lên và biểu thị cây không chân.

+ Không mọc thành rừng cho các diện tích không đủ tiêu chuẩn trên và biểu thị là cây có chân.

Lúa phân biệt biểu thị lúa nương và lúa nước khi đạt diện tích 15mm2 trên ảnh điều vẽ.

+ Lúa nương là loại lúa trồng trên sườn đồi không theo phương thức tưới tiêu biểu thị theo ký hiệu 197.

+ Lúa nước theo ký hiệu 198. Những diện tích trồng xen vụ giữa lúa và màu đều biểu thị là diện tích lúa nước.

Rau, màu khi đạt diện tích là 15mm2 trên ảnh điều vẽ biểu thị theo ký hiệu 199, 200. Khi diện tích trồng trọt đạt 4cm2 trên ảnh điều vẽ phải ghi chú tên cây trồng.

Cách biểu thị ranh giới thực vật như sau: các vùng thực vật khác nhau phải có ranh giới riêng. VD: cùng là rừng phát triển ổn định nhưng giữa khu vực rừng lá rộng và rừng lá kim... phải có ranh giới (nhưng trong một loại rừng ví dụ rừng lá rộng có các tính chất như chiều cao cây, hoặc tên cây khác nhau thì không phải dùng ranh giới để phân biệt).

Giữa các loại cây trồng biểu thị cùng ký hiệu (ví dụ cây màu...) khi đã đủ tiêu chuẩn ghi chú tên cây phải dùng ranh giới thực vật tách riêng các tên cây khác nhau đó.

Trong mọi trường hợp ranh giới thực vật phải là một vùng khép kín có thể dùng mương, đường giao thông... để thay thế một đoạn ranh giới nhưng không được dùng đường địa giới các cấp thay ranh giới thực vật.

Một phần của tài liệu Công tác hiện chỉnh bản đồ địa hình tỷ lệ 110.000 bằng ảnh hàng không (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w