1.3.2 .Nhu cầu đầu tư của Việt Nam vào Campuchia
2.2. Nguồn số liệu
2.2.1. Nguồn số liệu thứ cấp
Các bảng số liệu được tổng hợp từ các thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài , từ các Báo cáo của các cơ quan như Tổng cục Thống kê, các Viên nghiên cứu và cơ quan chức năng có liên quan .
2.2.2. Nguồn số liệu sơ cấp
Các số liệu chưa xử lý, tìm hiểu từ các bài nghiên cứu, báo cáo tổng thể; được tác giả sàng lọc, tập hợp phân tích và xử lý, nhằm mục đích phục vụ nghiên cứu của Luận văn.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Luận văn tiếp cận vấn đề nghiên cứu với cách tiếp cận hệ thống, vĩ mô và cách tiếp cận hệ thống, vĩ mô và cách tiếp cận lịch sử. Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu để thu thập dữ liệu cho vấn đề nghiên cứu.
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu và phương pháp quan sát các trường hợp điển hình
Luận văn sử dụng phương pháp so sánh để so sánh các chỉ tiêu và sự khác biệt giữa các năm để nhận thấy sự khác biệt, đưa ra các điểm mạnh điểm yếu để đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư của Việt Nam vào Campuchia.
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP CỦA VIỆT NAM TẠI CAMPUCHIA SAU KHI AEC ĐƢỢC THÀNH LẬP
3.1. Khái quát về FDI của Việt Nam ra nƣớc ngoài nói chung và tại Campuchia nói riêng
3.1.1. Khái quát về FDI của Việt Nam ra nước ngoài.
Vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp (DN) Việt Nam trải qua các giai đoạn thăng trầm, bắt đầu manh nha những dự án đầu tiên từ những năm 1989, sau đó tăng trưởng mạnh về số dự án và vốn đăng ký từ khi Chính phủ ban hành Nghị định 78 2006 NĐ-CP ngày 9 8 2006 quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
Bảng 3.1: Vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 1989 - 2016
Đến nay, hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của DN Việt Nam đã phủ rộng ở cả 3 lĩnh vực là công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Trong đó, vốn đăng ký chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp chiếm gần 55%; lĩnh vực nông nghiệp chiếm khoảng 25%; lĩnh vực dịch vụ chiếm khoảng 20%.
Hình 3.1. Tình hình đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong quý 1/2018
Cụ thể:
- Lĩnh vực công nghiệp: Tính lũy kế đến cuối năm 2016, các DN Việt Nam đã
đầu tư vào nhiều ngành nghề khác nhau trong lĩnh vực công nghiệp, nổi bật nhất là ngành Khai khoáng luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất với hơn 160 dự án và vốn đăng ký lên đến 8,5 tỷ USD, vốn thực hiện trên 3 tỷ USD. Như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) là DN đi đầu trong hoạt động đầu tư vốn trực tiếp ra nước ngoài. Thống kê cho thấy, PVN đã đăng ký 17 dự án đầu tư vốn với trữ lượng thăm dò khoảng 170 triệu tấn quy đổi.
- Lĩnh vực nông nghiệp: Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được mở rộng về số lượng và quy mô dự dự án. Đến cuối năm 2016, vốn thực hiện của DN đầu tư trong lĩnh vực này đạt gần 750 triệu USD. Các dự án đầu tư vốn ra nước ngoài tập trung vào ngành Nông - lâm nghiệp, còn ngành Thủy sản và ngư nghiệp chưa được quan tâm nhiều. Đáng chú ý, có các dự án trồng cây cao su hay cây công nghiệp tại Lào của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai.
- Lĩnh vực dịch vụ: Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài vào lĩnh vực này
đa dạng, phong phú nhiều ngành nghề như: Thông tin truyền thông, y tế, giáo dục đào tạo, tài chính ngân hàng, bất động sản, kho bãi, giao thông vận tải, giải trí, nghệ thuật… Đáng chú ý nhất trong lĩnh vực này phải kể đến ngành Thông tin truyền
thông với số vốn thực hiện trên 500 triệu USD. Điểm sáng về thực hiện hoạt động đầu tư vốn trực tiếp ra nước ngoài trong lĩnh vực này là Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel (đã đầu tư và kinh doanh tại 9 quốc gia ở 3 châu lục; Tổng doanh thu từ đầu tư nước ngoài lũy kế đến năm 2016 là 6,5 tỷ USD, riêng năm 2016 đạt 1,4 tỷ USD)…
Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các DN Việt Nam đã phát triển rộng khắp trên 70 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, Lào đứng thứ nhất trong tổng số 70 quốc gia DN Việt Nam triển khai đầu tư ra nước ngoài với tổng vốn đăng ký là trên 5 tỷ USD. Vốn giải ngân của Việt Nam sang Lào đạt khoảng 1,5 tỷ USD, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực khoáng sản, năng lượng, nông nghiệp…
Hình 3.2. Các nước nhận đầu tư của Việt Nam nhiều nhất trong quý 1/2018
Bên cạnh việc đẩy mạnh và duy trì hoạt động kinh doanh tại các địa bàn truyền thống như Lào, Campuchia, Nga và Angieri, các DN Việt Nam đã khai phá thành công một số thị trường mới có mức độ cạnh tranh và yêu cầu cao về công nghệ như Mỹ, Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan, hay một số nước ở Mỹ Latinh như Venezuela, Cuba, Peru, châu Phi và Trung Đông (Mozambique, Iran, Iraq…).
Có thể nói trong những năm qua, tình hình đầu tư vốn trực tiếp ra nước ngoài của các DN Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Số dự án và địa bàn đầu tư đã có sự tăng trưởng nhanh. Từ 18 dự án trước khi ban hành Nghị định 78 2006 NĐ-CP ngày 9 8 2006 quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, thì đến tháng 1 2017 đã có 1.188 dự án đầu tư ra nước ngoài của các
DN Việt Nam, với tổng số vốn đăng ký là gần 21,4 tỷ USD tại 70 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Các DN Việt Nam đã hoạt động kinh doanh có hiệu quả và dần khẳng định được tên tuổi trên thị trường nước ngoài. Hiện đã có 6 tập đoàn, tổng công ty của Việt Nam có vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài vượt ngưỡng 1 tỷ USD gồm: PVN, Viettel, Tập đoàn Công nghiệp Cao Su Việt Nam; Tổng công ty Sông Đà; Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai...
Hình 3.3. Các ngành đầu tư nhiều nhất ra nước ngoài
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
3.1.2. Phân tích tình hình đầu tư trực tiếp của Việt Nam vào Campuchia
Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Campuchia giai đoạn 1999 – 2018 được phản ánh qua bảng 3.2.
Bảng 3.2. OFDI của Việt Nam sang Campuchia, 1999 – 2018
(Đơn vị: triệu USD)
Năm Số dự án Tổng vốn dự án (USD) Vốn Việt Nam (USD)
1999 4 11.247.793 6.003.182 2002 2 5.288.000 2.595.700 2005 4 5.937.288 4.097.288 2006 6 29.078.366 29.078.366 2007 13 183.788.026 183.788.026 2008 13 150.343.014 149.902.014 2009 15 460.835.562 431.215.562 2010 27 402.272.228 386.514.228 2011 90 1.984.548.105 1.984.548.105 2012 124 2.500.125.125 2.405.145.120 2015 172 3.612.123.154 3.612.123.154 2016 183 2.850.565.235 2.849.321.312 2017 201 2.980.316.313 2.979.651.232 2018* 206* 3.020.165.316* 3.000.321.321*
(*) Số liệu tính đến 14 tháng 9 năm 2018 (theo báo cáo “Xúc tiến thương mại, đầu tư Việt Nam – Campuchia 2018”) Nguồn: Tổng cục thống kê
Việt Nam bắt đầu tiến hành đầu tư ra nước ngoài từ năm 1989 với duy nhất 1 dự án với đối tác Nhật Bản cùng số vốn ít ỏi chỉ 56.338USD. Qua thời gian, hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam càng ngày càng phát triển cả về số dự án, và quy mô dự án. Tuy nhiên, phải đến năm 1999 tức là hơn 10 năm sau khi bắt đầu tiến hành đầu tư ra nước ngoài Việt Nam mới bắt đầu tiến hành đầu tư vào đất nước láng giềng thân thiết Campuchia. Quá trình đầu tư vào Campuchia của Việt Nam được chia ra là 2 thời kỳ: trước khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập và sau khi Cộng đồng kinh tế ASEAN được thành lập.
3.1.2.1. Tình hình đầu tư của Việt Nam vào Campuchia trước khi AEC được thành lâp.
Ở thời kỳ trước khi AEC được thành lập có thể dễ dàng chia quá trình đầu tư của Việt Nam vào Campuchia thành 3 giai đoạn: Giai đoạn thăm dò (1999-2006), giai đoạn phát triển (2007 – 2009) và giai đoạn bùng nổ (2010 – 2015).
Trong giai đoạn đầu từ 1999 – 2006, Việt Nam chỉ có tất cả 16 dự án với tổng số vốn là 51.551.447USD, trung bình 3.221.965USD dự án. Dễ hiểu tại sao trong
thời gian này số lượng dự án lẫn quy mô vốn đều không cao. Nguyên nhân là tuy là một nước láng giềng thân thiết, nhưng khi tiến hành đầu tư, các doang nghiệp bên phía Việt Nam chưa thể làm quen và thích ứng hết với các điều kiện về luật pháp, phong tục tập quán của nước nhận đầu tư, nên các chủ đầu tư chỉ muốn đầu tư một cách từ từ để làm quen với môi trường kinh doanh của Campuchia.
Khi đã thích nghi với các điều kiện kinh doanh và môi trường đầu tư, Việt Nam đẩy mạnh đầu tư vào Campuchia. Giai đoạn tiếp theo chỉ từ năm 2007 – 2009 Việt Nam đã đầu tư tổng cộng 31 dự án, gấp đôi số dự án so với thời kỳ từ 1999 – 2006, với số vốn gấp 15 lần so với thời kỳ trước đạt 794.966.602USD. Quy mô đầu tư cũng tăng lên với vốn trung bình là 25.644.083USD dự án gấp hơn 8 lần so với thời kỳ trước. Đây cũng là thời gian một loạt các tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Việt Nam tiến hành đầu tư vào Campuchia như Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel đã thành lập Công ty viễn thông Metfone vào năm 2006, Tổng công ty Hàng không Việt Nam liên doanh với chính phủ Campuchia mở hãng hàng không quốc gia Cambodia Angkor Air vào năm 2009, hay như Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đã mở rộng thị trường sang Campuchia vào năm 2008 với các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và khai khoáng. Ngoài ra, vào năm 2009 Ngân hàng Thương Mại cổ Phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tiến hành thành lập Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Campuchia (BIDC). Có thể thấy, giai đoạn 2007 – 2009 là giai đoạn đổ bộ của các doanh nghiệp Việt vào thị trường Campuchia. Đầu tư trong thời gian này tăng nhanh một phần vì các doanh nghiệp đã làm quen và thích ứng với môi trường và điều kiện kinh doanh không thể không nhắc đến một yếu tố tác động tới là vào năm 2006 Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Với việc gia nhập WTO, trong 2 năm trước và sau thời điểm gia nhập WTO (2006 - 2007), Việt Nam đã sửa trên 60 văn bản luật để thực thi cam kết WTO. Hàng trăm nghị định, thông tư hướng dẫn cũng đã được sửa đổi, khuyến khích các doanh nghiệp thành lập và đầu tư ra ngoài lãnh thổ. Đó là một trong những đòn bẩy khiến cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng ra thị trường thế giới nói chung và thị trường Campuchia nói riêng.
Tiếp nối thành công từ giai đoạn 2007 – 2009 giai đoạn 2010 – 2015 chứng kiến sự phát triển chưa từng có trong việc các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Campuchia. Trong giai đoạn này có tổng cộng 114 dự án đầu tư mới. Quy mô đầu tư cũng được tăng lên nhanh chóng với tổng số vốn đầu tư đạt 2,68 tỷ USD, đạt trung bình 23,5 triệu USD dự án. Đứng thứ 5 trong số các nước đầu tư vào Campuchia. Các dự án trong thời gian này vẫn tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực nông lâm nghiệp, ngân hàng, và khai khoáng. Với sự xuất hiện của các doanh nghiệp mới như Ngân hàng thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacom Bank), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) trong lĩnh vực ngân hàng. Trong lĩnh vực nông lâm nghiệp với sự tham gia của Nhà máy đường Cần Thơ (Casuco), Tập đoàn Cao su Việt Nam (Gruco). Trong lĩnh vực khai khoáng và hóa chất có sự tham gia của các ông lớn như Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo), Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin). Tính lũy kế đến ngày 31 12 2015, Việt Nam đã có 172 dự án đầu tư sang Campuchia được cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài, với tổng số vốn đầu tư đăng ký phía Việt Nam đạt 3,61 tỷ USD. Trong đó, 151 dự án còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký phía Việt Nam đạt 3,14 tỷ USD. Ngoài ra, còn một số hoạt động kinh doanh thương mại, đầu tư nhỏ lẻ ở khu vực biên giới hai nước [4].
Trong giai đoạn này, để khuyến khích và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam tiến hành hoàn thiện khung pháp lỹ, ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế đối ngoại vùng biên giới Việt Nam – Lào, Việt Nam – Campuchia. Đồng thời đích thân Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các chỉ thị về việc chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư, định hướng đầu tư kèm theo các giải pháp triển khai thực hiện để giúp các nhà đầu tư Việt Nam hoạt động có hiệu quả. Đó chính là một trong các điều kiện giúp cho giai đoạn này chứng kiến sự phát triển sôi động của làn sóng đầu tư từ Việt Nam đổ vào Campuchia.
3.1.2.2. Tình hình đầu tư của Việt Nam vào Campuchia sau khi AEC được thành lập.
Cộng đồng kinh tế Asean (AEC) là một khu vực kinh tế chung bao gồm các thành viên sau: Brunei, Cam-pu-chia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam. AEC là một trụ cột nằm trong Cộng đồng chung Asean. Ngày 7 tháng 10 năm 2003, tại Bali, Indonesia, lãnh đạo các quốc gia thành viên đã kí kết Bản kế hoạch chiến lược nhằm hình thành và phát triển AEC. Và vào ngày 22 11 2015: Tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 27, các nhà lãnh đạo ASEAN đã ký kết tuyên bố Kuala Lumpur về việc thành lập AEC. Mục tiêu của chiến lược là hình thành 1 thị trường chung của các nước thành viên trong đó có 5 cấu phần quan trọng: tự do di chuyển hàng hóa, tự do cung cấp dịch vụ, tự do đầu tư, tự do di chuyển vốn, tự do di chuyển lao động có kĩ năng.
Kể từ khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập, hoạt động đầu tư của Việt Nam vào Campuchia đã có nhiều thay đổi. Cụ thể, tính lũy kế đến tháng 12 2016, các doanh nghiệp Việt Nam đã có 183 dự án và giá trị 2,85 tỷ USD vốn đăng ký đầu tư tại Campuchia. Tính riêng năm 2016, đã có 08 dự án đầu tư sang Campuchia được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký phía Việt Nam đạt 29,5 triệu USD. Dễ dàng nhận thấy về số dự án tính lũy kế đến năm 2016 số dự án vẫn tăng, tuy nhiên số vốn lại có sự giảm sút so với 2015. Điều tương tự cũng xảy ra đối với năm 2017 và 2018. Tuy nhiên so với năm 2016 thì số dự án và tổng số vốn trong năm 2017, 2018 đều tăng và có xu hướng tăng đều hàng năm.
Nguyên nhân khiến cho quy mô vốn của Việt Nam đầu tư vào Campuchia giảm so với thời kỳ trước khi AEC được thành lập có thể kể đến 3 lý do chính: - Thứ nhất: hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự hiểu về AEC. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 76% doanh nghiệp không biết gì về AEC, 94% không hiểu rõ nội dung cam kết trong AEC, 63% không hiểu về những cơ hội và thách thức trong AEC. Sự không hiểu biết về AEC là một thiệt thòi đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Trong khi đó, chúng ta chứng kiến làn sóng các doanh nghiệp Asean, đặc biệt là Thái Lan, đã rất chủ động tiến vào nước ta thông
qua cả mở rộng trực tiếp lẫn gián tiếp mua các doanh nghiệp tại Việt Nam. Ví dụ điển hình là vụ mua bán Big C Việt Nam, chủ mới của BigC Việt Nam – Central Group - không phải ai xa lạ, bởi trước đó tập đoàn này đã đánh dấu sự có mặt của mình tại thị trường Việt Nam bằng thương vụ mua và sở hữu 49% cổ phần tại chu i siêu thị điện máy Nguyễn Kim. Hay thương vụ TCC Holdings của Thái Lan thu mua Metro Việt Nam với giá 655 triệu euro vào năm 2016. Ngay sau đó trong năm 2017 ThaiBev (công ty con của TCC Holdings) đã tiến hàng mua lại Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn, giá trị của vụ thua mua lên đến gần 5 tỷ USD