Đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đầu tư trực tiếp của Việt Nam tại Campuchia sau khi cộng đồng kinh tế ASEAN được thành lập (Trang 92 - 93)

3.3.2 .Những mặt hạn chế

4.3. Các kiến nghị đối với Chính phủ, các bộ ngành và doanh nghiệp

4.3.1. Đối với Chính phủ

Cần thực hiện hiệu quả các điều khoản của Luật đầu tư nước ngoài m i nước. Chính phủ hai nước cần hướng dẫn thực hiện hiệu quả hơn các điều khản của Luật Đầu tư m i nước về đầu tư nước ngoài và giám sát doanh nghiệp thực thi pháp luật và chính sách của quốc gia sở tại và các công ước quốc tế. Chính phủ hai nước nên thực hiện các quy định, công ước quốc gia hiện hành và bổ sung thêm hệ thống giám sát và mức phạt. Trách nhiệm và phân công công việc giữa các cơ quan nhà nước và các cấp nên được làm rõ hơn trong các văn bản quy định pháp luật.

Thúc đẩy hoạt động xúc tiến đầu tư giữa hai nước. Để thúc đẩy hoạt động xúc tiến đầu tư, nhà nước cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp tìm hiểu thị trường thông qua các buổi hội thảo, khảo sát thị trường, triển lãm, trên cơ sở đó giúp doanh nghiệp tìm thấy cơ hội đầu tư, hợp tác, ký kết các hơp đồng thương mại giữa hai nước. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần có chính sách gắn liề các chương trình viện trợ cho Campuchia với cơ hội đầu tư, chuyển giao công nghệ, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ cho doanh nghiệp Việt am để tận dụng nguồn lực trong nước. Ngoài ra, cần h trợ tư vấn, cập nhật thông tin về thị trường Campuchia cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các thủ tục pháp lý, chính sách về thương mại, những dự báo

về thị trường. Điều này giúp cho các doanh nghiệp có điều kiện đưa ra những quyết định kịp thời và chính xác, nâng cao khả năng cạnh tranh của mình, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ít có khả năng thu nhập và xử lý thông tin thị trường. Với môi trường ngày càng trở nên cạnh tranh hơn, cùng với chính sách thu hút đầu tư và mở cửa thị trường, Campuchia ngày càng trở nên hấp dẫn hơn.

Có chính sách thuế ưu đãi đối với các doanh nghiệp đầu tư tại Campuchia xuất khẩu nguyên liệu về Việt Nam để gia công chế biến, từ đó xuất khẩu sang thị trường khác để thu lợi nhuận.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đầu tư trực tiếp của Việt Nam tại Campuchia sau khi cộng đồng kinh tế ASEAN được thành lập (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)