Đánh giá thực trạng thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại trƣờng Đại học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính trong quá trình thực hiện tự chủ ở trường đại học công nghiệp hà nội (Trang 67 - 70)

học Công Nghiệp Hà Nội

2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc

Thứ nhất: Về mặt nhận thức và quan điểm: Khi thực hiện cơ chế tự

chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức, bộ máy, nhân sự và tài chính đã tác động đến nhận thức và quan điểm của giám hiệu nhà trƣờng từ tƣ duy, quan điểm thụ động, phụ thuộc sang tƣ duy, quan điểm chủ động, tự chủ. Ban Giám hiệu đã thực sự chủ động, tự quyết, tự chịu trách nhiệm trong thực hiện sắp xếp tổ chức, biên chế, thực hiện hợp đồng lao động, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu góp phần tăng thu nhập cho CBVC trong đơn vị.

Thứ hai: Về nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp

Trƣờng đã chủ động tổ chức các hình thức đào tạo từ Công nhân kỹ thuật, Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học, Cao học; Các hình thức liên thơng từ Trung học lên Cao đẳng, Đại học…Liên kết với các trƣờng Đại học nƣớc ngoài đào tạo các loại hình du học tại chỗ nhƣ: Viện Công nghệ Nam Úc (Autrialia), Đại học Hồ Nam ( Trung Quốc)… với gần 40 cơ sở đào tạo trong nƣớc từ đó tạo điều kiện mở rộng và phát triển nguồn thu sự nghiệp.

Thứ ba: Về công tác quản lý và thực thi quyền tự chủ về chi

Trƣờng có nhiều biện pháp kiểm tra, giám sát quản lý nội bộ nhƣ xây dựng các tiêu chuẩn định mức, chi phí… từ đó tiết kiệm chi phí góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học công nghệ.

Thứ tƣ: Thu nhập tăng thêm của người lao động.

Nhờ đổi mới hoạt động, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tạo ra nguồn thu nhập tăng thêm cho ngƣời lao động. So với trƣớc khi thực hiện cơ chế tự chủ thì đời sống vật chất tinh thần của CBVC trong trƣờng đã có sự thay đổi rõ rệt, bình qn thu nhập tăng thêm của trƣờng chi trả cho ngƣời lao động tăng lên 2 lần. Thu nhập bình quân năm 2011 là 6,1 triệu đồng/CBVC/tháng, năm 2012 là 6,7 triệu đồng/CBVC/tháng, năm 2013 là 7,3 triệu đồng/CBVC/tháng.

Thứ năm: Về xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ:

Trƣờng xây dựng và công khai chế độ quản lý tài chính, chi thu nhập tăng thêm, chế độ cơng tác phí, điện thoại, xăng dầu, chế độ coi chấm thi, viết giáo trình, nghiên cứu khoa học… góp phần tăng cƣờng cơng tác quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, thúc đẩy hoạt động tăng thu, tiết kiệm chi phí của đơn vị.

2.3.2. Một số hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

Thứ nhất: Hạn chế về nhận thức, tư tưởng của CBVC: CBVC nhà trƣờng chƣa thực sự hiểu và có trách nhiệm cao trong cơng tác tìm kiếm, khai thác nguồn thu, tiết kiệm chi. Phần lớn ngƣời lao động cịn tâm lý ỷ lại trơng chờ vào nguồn kinh phí NSNN cấp, trong sử dụng tài sản vẫn cịn thói quen lãng phí của cơng, cha chung khơng ai khóc. Ngun nhân bắt nguồn từ cơng tác tuyên truyền, giáo dục của trƣờng về nội dung nghị định số 43/2006/NĐ- CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ và các văn bản hƣớng dẫn thi hành về việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính cho cán bộ, giáo viên và nhân viên chƣa đầy đủ, thƣờng xuyên và có hiệu quả.

Thứ hai: Hạn chế về khai thác nguồn thu sản xuất, dịch vụ: Khi phân tích về cơ cấu nguồn thu sự nghiệp của nhà trƣờng tác giải nhận thấy nguồn thu từ hoạt động sản xuất và cung ứng dịch vụ chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng thu. Nguyên nhân do nhà trƣờng chƣa thực sự quan tâm khai thác nguồn thu này, chƣa tạo ra cơ chế thuận lợi, thơng thống để tìm kiếm cơ hội đầu tƣ, hợp tác đầu tƣ nâng cao hiệu quả, tận thu các nguồn tài chính.

Thứ ba: Hạn chế về khai thác nguồn kinh phí NSNN cấp:

Khi phân tích cơ cấu thu ta nhận thấy kinh phí ngân sách nhà nƣớc cấp cho chi thƣờng xuyên chiếm tỷ lệ rất thấp và có xu hƣớng giảm dần. Hạn chế này có ngun nhân bắt nguồn từ hai phía. Phía trƣờng chƣa chú trọng tìm kiếm và khai thác nguồn vốn NSNN cấp cho nghiên cứu khoa học và thực hiện các chƣơng trình mục tiêu quốc gia, thậm chí cịn trơng chờ vào sự cấp phát của cấp trên; về phía nhà nƣớc cũng chƣa có cơ chế linh hoạt, minh bạch và sự tin cậy vào các cơ sở giáo dục và đào tạo đại học để kích thích các cơ sở giáo dục phát triển sự nghiệp khoa học cơng nghệ và có các đề án thực hiện chƣơng trình mục tiêu.

Thứ tƣ: Hạn chế trong tự chủ thu do cơ chế chính sách:

Mặc dù mức học phí đã đƣợc nhà nƣớc điều chỉnh theo Nghị định số 49/2010/NĐ-CP của Chính phủ, nhƣng mức thu cịn thấp, khơng đảm bảo cân đối thu, chi cho hoạt động thƣờng xuyên, phát sinh nhiều khoản thu thêm, vụn vặt khó quản lý.

Trƣờng khơng đƣợc xác định chỉ tiêu tuyển sinh phù hợp với năng lực và tình hình thực tiễn của mình. Chỉ tiêu này vẫn đƣợc phân bổ một cách cơ học hàng năm. Ngoài ra, trƣờng vẫn cịn bị quản lý chƣơng trình khung rất chặt chẽ, nên chƣơng trình giảng dạy khơng có sự khác biệt, giảm tính cạnh tranh, giảm khả năng tuyển sinh.

Nhà nƣớc thực hiện quy chế khoán ngân sách, với mức khoán chƣa gắn với nhiệm vụ đƣợc giao, chất lƣợng đào tạo và sản phẩm đầu ra. Việc phân bổ ngân sách cịn mang tính bình qn, phụ thuộc vào khả năng cân đối ngân sách.

Việc cấp kinh phí đầu tƣ xây dựng cơ bản cho Trƣờng còn nhỏ giọt, chế độ khấu hao đối với một số máy móc, thiết bị giảng dạy với thời gian 5 năm là quá dài, không hợp lý.

Chƣơng 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THEO HƢỚNG TỰ CHỦ TẠI TRƢỜNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính trong quá trình thực hiện tự chủ ở trường đại học công nghiệp hà nội (Trang 67 - 70)