Quan điểm về đầu tƣ, phát triển giáo dục đào tạo của Đảng và Nhà nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính trong quá trình thực hiện tự chủ ở trường đại học công nghiệp hà nội (Trang 70 - 76)

3.1. Định hƣớng chung và định hƣớng phát triển của Trƣờng Đại học Công

3.1.1. Quan điểm về đầu tƣ, phát triển giáo dục đào tạo của Đảng và Nhà nƣớc

Nhà nƣớc

Nền kinh tế tri thức đang dần thay thế nền kinh tế công nghiệp, mở ra một hƣớng phát triển mới cho lồi ngƣời, trong đó sự phát triển của các quốc gia phụ thuộc chủ yếu vào đội ngũ nhân lực có trí tuệ cao. Cơng cuộc CNH, HĐH đất nƣớc trong tình hình mới địi hỏi chúng ta phải tiến hành đổi mới sự nghiệp giáo dục theo hƣớng toàn diện và hiệu quả hơn, nhằm đáp ứng những yêu cầu về đào tạo nguồn nhân lực cho chiến lƣợc xây dựng, phát triển đất nƣớc. Ngày 4 tháng 11 năm 2013, Tổng Bí thƣ Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa XI (Nghị quyết số 29- NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN và hội nhập quốc tế. Quan điểm chỉ đạo nhƣ sau:

(1) Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nƣớc và của toàn dân. Đầu tƣ cho giáo dục là đầu tƣ phát triển, đƣợc ƣu tiên đi trƣớc trong các chƣơng trình, kế hoa ̣ch phát triển kinh tế - xã hội.

(2) Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tƣ tƣởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nƣớc đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục - đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản

thân ngƣời học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học. Trong quá trình đổi mới, cần kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triển những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới; kiên quyết chấn chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc. Đổi mới phải bảo đảm tính hệ thống, tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tƣợng và cấp học; các giải pháp phải đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình, bƣớc đi phù hợp.

(3) Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thƣ́c sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất ngƣời học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trƣờng kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.

(4) Phát triển giáo dục và đào ta ̣o phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vê ̣ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp quy luật khách quan. Chuyển phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số lƣợng sang chú trọng chất lƣợng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu số lƣợng.

(5) Đổi mới hệ thống giáo dục theo hƣớng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình độ và giữa các phƣơng thức giáo dục, đào tạo. Chuẩn hoá, hiện đại hoá giáo dục và đào tạo.

(6) Chủ động phát huy mặt tí ch cƣ̣c, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trƣờng, bảo đảm định hƣớng xã hội chủ nghĩa trong phát triển giáo dục và đào tạo. Phát triển hài hịa, hỗ trợ giữa giáo dục cơng lập và ngồi cơng lập, giữa các vùng, miền. Ƣu tiên đầu tƣ phát triển giáo dục và đào tạo đối với các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các đối tƣợng chính sách. Thực hiện dân chủ hóa, xã hội hóa giáo dục và đào tạo.

(7) Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển giáo dục và đào tạo, đồng thời giáo dục và đào tạo phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để phát triển đất nƣớc.

3.1.2. Nhiệm vụ và mục tiêu chiến lƣợc phát triển giáo dục đào tạo của đất nƣớc

Đổi mới giáo dục đại học là một chiến lƣợc lớn của ngành GD-ĐT Việt Nam. Nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới giáo dục đại học là làm cho hệ thống giáo dục đại học ở nƣớc ta thích nghi và đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc định hƣớng XHCN; đáp ứng đƣợc yêu cầu về đào tạo nguồn nhân lực với số lƣợng lớn, chất lƣợng đào tạo cao, thỏa mãn đƣợc nhu cầu tăng nhanh của thị trƣờng lao động, phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc trong điều kiện các nguồn lực của quốc gia còn hạn hẹp. Đổi mới hệ thống giáo dục đại học là bƣớc đi quan trọng trong việc thực hiện chiến lƣợc xã hội hóa GD- ĐT của nƣớc ta với các mục tiêu: nâng cao số lƣợng, chất lƣợng đào tạo, đáp ứng yêu cầu công bằng xã hội, tạo thêm nhiều cơ hội đƣợc học tập đại học cho những ngƣời nghèo, các đối tƣợng chính sách và nhân dân sinh sống ở vùng sâu, vùng xa. Đặc biệt quan trọng Đảng và Nhà nƣớc ta đã coi đầu tƣ cho GD- ĐT là đầu tƣ cho phát triển.

Một là: Thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng 2 khóa VIII và các chủ

trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc về định hƣớng chiến lƣợc phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ cơng nghiệp hóa , hiện đại hóa, lĩnh vực giáo dục và đào tạo nƣớc ta đã đạt đƣợc những thành tựu quan tro ̣ng, góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cụ thể là: Đã xây dựng đƣợc hệ thống giáo dục và đào tạo tƣơng đối hoàn chỉnh từ mầm non đến đại học. Cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, đào tạo đƣợc cải thiện rõ rệt và từng bƣớc hiện đại hóa . Số lƣợng học sinh, sinh viên tăng nhanh , nhất là ở giáo du ̣c đại học và giáo dục nghề nghiê ̣p. Chất lƣợng giáo dục và đào tạo có tiến bộ. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phát triển cả về số lƣợng và chất lƣợng, với cơ cấu ngày càng hợp lý. Chi ngân sách cho giáo dục và đào ta ̣o đa ̣t mức 20% tổng chi ngân sách

nhà nƣớc. Xã hội hóa giáo dục đƣợc đẩy ma ̣nh ; hệ thống giáo dục và đào ta ̣o ngồi cơng lập góp phần đáng kể vào phát triển giáo dục và đào ta ̣o chung của toàn xã hội. Cơng tác quản lý giáo dục và đào tạo có bƣớc chuyển biến nhất định. Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lƣợng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con ngƣời Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; u gia đình, u Tổ quốc, u đờng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả.

Ngày 4 tháng 11 năm 2013, Tổng Bí thƣ Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN và hội nhập quốc tế với mục tiêu tổng quát: Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phƣơng thức giáo dục hợp lý , gắn với xây dựng xã hội học tập ; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lƣợng ; chuẩn hóa, hiện đại hố, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào ta ̣o; giữ vững định hƣớng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.

Hai là: Ngày 19 tháng 6 năm 2009, tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá 12,

Quốc hội đã thông qua Nghị định số 35/2009/QH12 về chủ trƣơng định hƣớng đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015, với 83,37% số phiếu tán thành. Nội dung cơ bản của Nghị quyết số 35/2009/QH12 ảnh hƣởng đến phƣơng hƣớng hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính hiện nay trong đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực GD&ĐT bao gồm:

Mục tiêu của việc đổi mới cơ chế tài chính: là xây dựng một số cơ chế

tài chính mới cho giáo dục và đào tạo, nhằm huy động ngày càng tăng và sử dụng có hiệu quả nguồn lực của Nhà nƣớc và xã hội để nâng cao chất lƣợng, mở rộng quy mô và bảo đảm công bằng trong giáo duc và đào tạo, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nƣớc; góp phần xây dựng hệ thống các chính sách để tiến tới mọi ngƣời ai cũng đƣợc học hành với nền giáo dục có chất lƣợng ngày càng cao.

Chủ trương, định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính:

(1) Nhà nƣớc bảo đảm vai trò đầu tƣ chủ yếu cho giáo dục và đào tạo; đồng thời huy động sự đóng góp theo khả năng thực tế của gia đình ngƣời học; khuyến khích sự đóng góp của các doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân; tạo điều kiện thuận lợi thành lập và phát triển các cơ sở giáo dục và đào tạo ngồi cơng lập; hỗ trợ các cơ sở giáo dục và đào tạo ngồi cơng lập đào tạo nâng cao trình độ giáo viên và cán bộ quản lý.

(2) Chính phủ quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc ở trung ƣơng và ở địa phƣơng trong việc lập, giao và thực hiện kế hoạch ngân sách giáo dục và đào tạo. Nhà nƣớc tiếp tục tăng đầu tƣ và cơ cấu lại chi ngân sách cho các mục tiêu của giáo dục và đào tạo. Ƣu tiên ngân sách cho phổ cập giáo dục tiểu học miễn học phí; phổ cập giáo dục trung học cơ sở và phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi, trƣớc mắt cịn có thu học phí; giáo dục ở các vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số; phát triển dạy nghề và bồi dƣỡng nhân tài. Ngân sách Nhà nƣớc đầu tƣ cho các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập bảo đảm đạt chuẩn chất lƣợng trong các giai đoạn phát triển; hình thành một số cơ sở giáo dục và đào tạo chất lƣợng cao đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn mới của đất nƣớc.

(3) Hoàn thiện cơ sở pháp lý và chính sách để các cơ sở đào tạo nghề nghiệp và đại học công lập đƣợc tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về

thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính. Các cơ sở giáo dục và đào tạo phải bảo đảm sự tƣơng quan giữa chất lƣợng giáo dục, đào tạo, tài chính; thực hiện chế độ báo cáo tài chính với cơ quan quản lý cấp trên trực tiépp theo quy định của Nhà nƣớc.

(4) Các cơ quan quản lý Nhà nƣớc về giáo dục, tài chính và các cơ quan hữu quan thực hiện thanh tra, kiểm tra, kiểm tốn việc sử dụng tài chính của các cơ sở giáo dục và đào tạo, bảo đảm cơng khai, minh bạch, đúng mục đích và đúng quy định của pháp luật. Phụ huynh học sinh và cán bộ, giáo viên ở các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, học sinh, sinh viên và cán bộ, giảng viên ở các cơ sở đào tạo nghề nghiệp và đại học có quyền và trách nhiệm giám sát việc sử dụng kinh phí của cơ sở giáo dục và đào tạo theo quy chế chi tiêu nội bộ của cơ sở giáo dục và đào tạo.

(5) Thực hiện chính sách ƣu tiên về lƣơng và phụ cấp cho đội ngũ nhà giáo; thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dụ; bảo lƣu phụ cấp đứng lớp trong thƣòi hạn 3 năm cho nhà giáo đƣợc điều động làm công tác quản lý giáo dục.

(6) Đổi mới chính sách học phí, học bổng và hỗ trợ ngƣời học theo hƣớng… “Học phí đối với đào tạo nghề nghiệp và đại học công lập thực hiện theo nguyên tắc chia sẻ chi phí đào tạo giữ Nhà nƣớc và ngƣời học. Những năm đầu, tổng chi phí của các cơ sỏ đào tạo cơng lập chiếm không quá 40% tổng chi thƣơng xuyên, những năm sau tăng dần phù hợp với lộ trình đổi mới chính sách học phí. Thực hiện miễn, giảm học phí cho học sinh, sinh viên là con của ngƣời co cơng với nƣớc, các đối tƣợng chính sách; giảm 50% học phí cho cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đi học nghề; học sinh học nghề; học sinh học nghề, sinh viên hộ nghèo, cận nghèo và gia đình có hồn cảnh khó khăn đƣợc vay tiền tại Ngân hàng chính sách xã hội để học; tiếp tục thực hiện chế độ học bổng chính sách để hỗ trợ học sinh, sinh viên học giỏi. Sinh

viên tốt nghiệp đặc biệt xuất sắc đƣợc cấp học bổng để học tiếp ở trong nƣớc và nƣớc ngoài”.

Các cơ sở giáo dục và đào tạo đƣợc thực hiện chƣơng trình chất lƣợng cao và đƣợc thu học phí tƣơng xứng để trang trải chi phí đào tạo.

Thực hiện kiểm định chất lƣợng các cơ sở đào tạo nghề nghiệp và đại học, các chƣơng trình đào tạo và áp dụng cơ chế gắn học phí với chất lƣợng đào tạo.

(7) Lộ trình thực hiện: Đối với các chƣơng trình đại trà tại các cơ sở đào tạo nghề nghiệp và đại học công lập, học phí đƣợc xác định theo các nhóm nghề nghiệp đào tạo và các bậc học, gắn với chất lƣợng đào tạo, thực hiện lộ trình tăng dần, phù hợp với nguyên tắc chia sẻ và khả năng đóng góp thực tế của ngƣời học.

Chính sách học phí đƣợc thực hiện từ năm 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015, Những cơ chế tài chính khơng liên quan đến học phí đƣợc áp dụng từ năm tài khoá 2010

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính trong quá trình thực hiện tự chủ ở trường đại học công nghiệp hà nội (Trang 70 - 76)