2.2 .THỰC TRẠNG TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG CỦA DNNVV
3.2. QUAN ĐIỂM VỀ THÚC ĐẨY KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNGNGÂN
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỦA DNNVV
3.2.1. Vốn tín dụng ngân hàng là nguồn bổ sung vốn chủ yếu, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh động sản xuất kinh doanh
Đặc điểm của DNNVV là quy mơ nhỏ, vốn ít, do vậy để sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cần phải huy động được nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng hoặc từ các nguồn huy động khác. Trong đó, nguồn vốn tín dụng ngân hàng được coi là nguồn bổ sung chủ yếu. Tuy nhiên, để tiếp cận được vốn vay ngân hàng, doanh nghiệp phải có vốn chủ sở hữu tối thiểu là 10% và phải sử dụng hết 100% tài sản của mình. Trong khi đó, phần lớn DNNVV có quy mơ nhỏ nên khả năng tiếp cận vốn tương đối khó. Ngồi ra, đặc thù của các doanh nghiệp Việt Nam là hệ thống kế toán quá đơn giản, khơng theo tiêu chuẩn hệ thống kế tốn Nhà nước, thiếu nguồn nhân lực để thực hiện dự án khả thi. Mức độ áp dụng kiến thức khoa học cơng nghệ cịn thấp.
Mặt khác, giá trị tài sản bảo đảm của các doanh nghiệp thấp nên khó khăn trong việc tiếp cận vốn ngân hàng, hoặc khi tiếp cận được vốn ngân hàng thì lãi suất vượt khả năng của doanh nghiệp.
3.2.2. Ngân hàng và doanh nghiệp cần kết hợp với nhau vì mục tiêu phát triển kinh tế xã hội kinh tế xã hội
* Mục tiêu của DNNVV trên địa bàn Hà Nội
DNNVV nói chung và DNNVV trên địa bàn Hà Nội nói riêng hoạt động với mục đích chủ yếu là tìm kiếm lợi nhuận, chiếm lĩnh được thị phần kinh doanh,... tạo cơng ăn việc làm cho xã hội, đóng góp vào nguồn thu của ngân sách. Để đạt được các mục tiêu này, DNNVV trên địa bàn Hà Nội cần phải:
- Sử dụng vốn có hiệu quả. Vốn của DNNVV được hình thành từ các nguồn, như vốn tự có của doanh nghiệp (vốn chủ sở hữu), vốn tự huy động (huy động của người thân), vốn chiếm dụng của nhà cung cấp, vốn vay ngân hàng;
tự chủ về mặt tài chính, nếu gặp phải những bất trắc trong kinh doanh thì những doanh nghiệp này sẽ khơng có khả năng thanh toán cho ngân hàng. Do vậy, theo quan điểm của tác giả, để duy trì hoạt động DNNVV:
+ Nên dùng nguồn vốn nội bộ để duy trì hoạt động, dùng nguồn vốn bên ngoài để tăng trưởng về doanh thu.
+ Không nên sử dụng nguồn vốn vay ngân hàng ngắn hạn để tài trợ cho tài sản cố định; tài sản dài hạn phải được mua sắm và tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn. Vì nếu sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư vào dài hạn, khi đến hạn thanh toán cho ngân hàng, thì áp lực trả nợ tương đối lớn.
- Hạn chế hàng tồn kho. Việc quản lý dòng tiền trong ngắn hạn là một trong những điểm yếu mà DNNVV hay mắc phải. DNNVV thường hay bị lúng túng khi có dấu hiệu bán hàng chậm lại, hàng tồn kho nhiều; ngần ngại trong việc thay đổi cơ cấu sản xuất, hoặc cho một số công nhân nghỉ việc tạm thời hay dài hạn. Ngoài ra, khi khách hàng có dấu hiệu trả nợ khơng đúng hạn, nhiều DNNVV nể nang, tiếp tục giao hàng cho những khách hàng đang thiếu nợ đến hạn chưa trả, do sợ nếu không bán chịu tiếp sẽ mất khách. Điều này làm cho vấn đề đã xấu trở thành xấu thêm. DNNVV cần mạnh dạn tìm kiếm khách hàng mới thay vì vẫn tiếp tục giữ quan hệ với những khách hàng “có vấn đề”.
- Tiết giảm chi phí khơng cần thiết. Đây là một trong những mục đích
tương đối lớn của DNNVV, vì nếu tiết kiệm được chi phí thì lợi nhuận của DNNVV tăng lên.
* Mục tiêu của các ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn Hà Nội
Mục tiêu của các ngân hàng cũng không khác nhiều so với mục tiêu của DNNVV, cũng là lợi nhuận, chiếm lĩnh thị phần,… từ đó tạo cơng ăn việc làm ổn định, tạo nguồn thu cho ngân sách và đặc biệt là tăng trưởng kinh tế.
Ngân hàng thương mại là một loại hình doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ và tín dụng. Nếu xét trên phương diện những loại hình dịch vụ mà ngân hàng cung cấp thì ngân hàng được hiểu là những tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức
kinh doanh nào trong nền kinh tế. Từ vai trò ngày càng quan trọng của dịch vụ ngân hàng, ngân hàng đã được coi là bà đỡ của nền kinh tế. Lợi nhuận của các ngân hàng thương mại trên địa bàn Hà Nội cũng như của cả nước vẫn đa phần là thu từ hoạt động tín dụng (cho vay, bảo lãnh,...), chiếm đến 70%.
Các hoạt động tài trợ vốn của ngân hàng giúp cho các DNNVV duy trì ổn định sản xuất, đầu tư cơng nghệ, thay đổi máy móc, nhờ đó nâng cao năng lực sản xuất của nền kinh tế. Trong thời gian qua, hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại đã được mở rộng tới tất cả các thành phần kinh tế, dưới các hình thức cho vay ngày một đa dạng cho vay vốn lưu động, cho vay vốn cố định, tín dụng th mua,.... Thơng qua báo cáo tình hình quan hệ tín dụng của các ngân hàng với DNNVV có thể thấy số lượng giao dịch các DNNVV với ngân hàng tăng lên liên tục. Mặc dù, duy trì được mức tăng trưởng dư nợ trong năm cao song các ngân hàng vẫn kiểm soát được rủi ro ở mức độ an toàn.
Như vậy việc kết hợp hai nhà: nhà DNNVV - nhà ngân hàng vì mục tiêu phát triển kinh tế xã hội là hoàn toàn cần thiết.
3.3. NHÓM GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỦA DNNVV TRONG THỜI GIAN