KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƢỚC VÀ ĐỊA PHƢƠNG VỀ VẤN ĐỀ TIẾP CẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội (Trang 36 - 39)

DNNVV

1.5.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản

Trong từng thời kỳ phát triển của nền kinh tế đất nước, Chính phủ Nhật Bản đã ban hành nhiều chính sách nhằm phát triển khu vực DNNVV. Các chính sách bao gồm: cách chính sách hỗ trợ đào tạo, chính sách hỗ trợ kinh doanh, chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng cho DNNVV thuộc khu vực cơng nghiệp,… trong đó chính sách hỗ trợ tài chính được đặc biệt quan tâm. Các chính sách hỗ trợ tài chính nhằm tháo gỡ những hạn chế về nguồn vốn của DNNVV, nâng cao khả năng tiếp cận vốn của DNNVV Nhật Bản, đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN. Sự hỗ trợ này được thực hiên thơng qua ba thể chế tài chính của Chính phủ: Cơng ty đầu tư kinh doanh nhỏ, Ngân hàng hợp tác Trung ương về thương mại & công nghiệp và Cơng tư đầu tư an tồn quốc gia. Ngồi ra, hiệu quả hoạt động của Hiệp hội Bảo lãnh tín dụng cũng được tăng cường nhằm tạo điều kiện cho DNNVV dễ dàng tiếp cận các nguồn tín dụng.

Nguồn: Báo cáo đánh giá tác động tổng thể khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO đến thay đổi xuất nhập khẩu và thể chế năm 2008.

1.5.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Theo thông tin thu thập được từ Viện Nghiên cứu và Giám sát Kinh tế Hàn Quốc, DNNVV Hàn Quốc sử dụng 88% nhân công và tạo ra hơn 50% tổng doanh thu của nền kinh tế Hàn Quốc. Nhận thấy được vai trò hết sức quan trọng của khu vực kinh tế này, Chính phủ Hàn Quốc đã có nhiều biện pháp hỗ trợ rất cụ thể cho các doanh nghiệp này theo từng thời kỳ, dựa trên từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế. Bởi lẽ, hỗ trợ DNNVV là nền tảng để phát triển bền vững và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Chính sách hỗ trợ tài chính là cơng cụ chủ chốt mà Chính phủ Hàn Quốc sử dụng để hỗ trợ DNNVV. Hệ thống hỗ trợ tài chính cho DNNVV bao gồm hệ thống

bảo lãnh tín dụng trực thuộc Ngân hàng Trung ương và các cơ cấu tài chính khác thuộc Chính phủ. Cho đến hiện nay hệ thống hỗ trợ tài chính cho DNNVV được phân theo 3 kênh chính gồm Quỹ bảo lãnh tín dụng Hàn Quốc, Quỹ bảo lãnh tín dụng cơng nghệ Hàn Quốc và Quỹ bảo lãnh tín dụng địa phương.

Nhằm giảm thiểu khó khăn về vốn cho DNNVV, Hàn Quốc đã nới lỏng các cơ chế cho vay và bảo lãnh tín dụng. Ngồi những khoản bảo lãnh nhằm giải quyết khó khăn thiếu vốn ngắn hạn, hệ thống hỗ trợ tài chính với trụ cột là Quỹ bảo lãnh tín dụng Hàn Quốc cũng đang áp dụng những cơ chế bảo lãnh trung hạn nhằm kích thích trở lại hoạt động của DNNVV. Bên cạnh đó, Chính phủ Hàn Quốc cịn thực hiện một số biện pháp như đa dạng hóa các hình thức cấp tín dụng cho DNNVV, cải thiện hệ thống bảo lãnh tín dụng thơng qua việc sử dụng các thủ tục bảo lãnh gián tiếp.

Nguồn: Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 6/2009, TTXVN, VOV 19/8/2009 - Theo CLCSCN số 11.

1.5.3. Kinh nghiệm của Thành phố Đà Nẵng

Theo số liệu thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng, tính đến cuối tháng 8/2009, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có 11.109 DN đăng ký kinh doanh theo Luật doanh nghiệp, trong đó có đến 94,65% DNNVV đang hoạt động. Đóng góp của DNNVV cho GDP của Thành phố tăng dần qua các năm. Nhận thấy được tầm quan trọng của các DNNVV đối với sự phát triển kinh tế của Thành phố, Thành phố và các cơ quan quản lý Nhà nước đã đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của các DNNVV trên địa bàn đặc biệt là trong công tác tiếp cận vốn tín dụng. Bao gồm:

+ Thiết lập chiến lược phát triển, mục tiêu, vai trò cho DNNVV trong ngắn hạn, trung hạn, dài hạn để Hiệp hội DNNVV và các DNNVV trên địa bàn Thành phố có hướng phát triển và nỗ lực tốt hơn.

+ Thành phố hàng năm tăng cường nguồn cho Quỹ hỗ trợ doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp từng bước đổi mới, hiện đại hoá thiết bị, đầu tư chiều sâu phát triển sản xuất. Chỉ đạo các DN rà soát, đánh giá chiến lược kinh doanh, phương án sản

xuất. Mặt khác, tăng cường hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ trợ tuyển dụng lao động và môi giới lao động cho các DN.

+ Xúc tiến và khuyến khích thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng trên địa bàn để hỗ trợ phát triển các DNNVV, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khu vực tư nhân được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng từ các NHTM thơng qua việc bảo lãnh từ Quỹ này. Ngoài ra, cần thúc đẩy sự phát triển thị trường dịch vụ tài chính, từ đó hỗ trợ vốn kịp thời và có hiệu quả cho các DNNVV trên địa bàn.

Nguồn: Tăng cường năng lực cạnh tranh của các DNNVV trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng của TS. Vũ Thị Thúy Anh và Th S. Đặng Hữu Mẫn.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNGNGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỦA CÁC DNNVV TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)