ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG CỦA CÁC DNNVV

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội (Trang 56)

2.2 .THỰC TRẠNG TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG CỦA DNNVV

2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG CỦA CÁC DNNVV

vốn đáp ứng đầy đủ các điều kiện vay vốn trên và được ngân hàng cấp tín dụng. Nhiều DNNVV khơng xây dựng được phương án khả thi, tiềm lực tài chính chưa cao, nhưng chủ yếu là việc trao đổi thơng tin giữa doanh nghiệp và ngân hàng cịn thiếu. Doanh nghiệp không chứng minh được thực trạng khả năng tài chính của mình.

Mức độ tn thủ các nguyên tắc vay vốn: Các DNNVV vay vốn ngân hàng phải bảo đảm các nguyên tắc sau:

- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng; - Phải hồn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng;

Hiện, hầu hết các DNNVV được vay vốn đều tuân thủ nguyên tắc sử dụng vốn vay đúng mục đích và ngân hàng cho vay cũng thường xuyên giám sát tình hình sử dụng vốn của các DNNVV. Về nguyên tắc hoàn trả nợ gốc và lãi vay đúng hạn, một số DNNVV vẫn chưa thực hiện tốt nguyên tắc này và kết quả là nợ xấu vẫn xảy ra. Tuy nhiên tỷ lệ này vẫn ở mức cho phép.

2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG CỦA CÁC DNNVV DNNVV

2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc

Ngân hàng thương mại đã nỗ lực trong việc cung cấp vốn cho DNNVV trên địa bàn Hà Nội trong thời gian qua về phương thức cho vay và điều kiện vay vốn. Cụ thể:

chóng hơn đối với nguồn vốn từ các ngân hàng thương mại, giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Khả năng tạo công ăn việc làm cho người lao động cũng có nhiều biến động tích cực số lượng lao động mất việc làm ở một số doanh nghiệp giảm đi, một số doanh nghiệp tăng số lượng lao động; các doanh nghiệp trả đủ lương cho người lao động và đóng đủ bảo hiểm xã hội.

- Khả năng sàng lọc khách hàng tốt hơn; ngân hàng đỡ một phần công sức phải đi thu lãi từ khách hàng như trước đây, nay được nhận trực tiếp từ ngân hàng Nhà nước thơng qua chính sách hỗ trợ lãi suất.

Đạt được những kết quả tích cực trên là xuất phát những nguyên nhân sau: - Ngân hàng thương mại trên địa bàn Hà Nội đã triển khai rất nhiều sản phẩm để hỗ trợ DNNVV, cụ thể tại ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) bên cạnh các sản phẩm truyền thống, Vietinbank đã có 8 sản phẩm tín dụng dành riêng cho khách hàng DNNVV cùng với hàng loạt các dịch vụ phi tài chính như đào tạo, tư vấn, giới thiệu và hỗ trợ khách hàng tham gia các hoạt động dành cho DNNVV. Hiện tại, DNNVV chiếm khoảng 60% tổng số khách hàng của Vietinbank với dư nợ chiếm khoảng 50% tổng dư nợ tại ngân hàng. Đối với ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (NN&PTNTVN) cũng xác định DNNVV là nhóm khách hàng quan trọng cần được ưu tiên. Đến năm 2010 tổng dư nợ DNNVV chiếm 35-40% tổng dư nợ cho vay của ngân hàng. Tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam cũng đã xây dựng chính sách hỗ trợ riêng cho DNNVV. Trong dài hạn, ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam đặt mục tiêu phấn đầu trở thành ngân hàng thương mại dẫn đầu trong cung ứng tín dụng, dịch vụ cho DNNVV nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh.

- Thời gian qua, các ngân hàng thương mại trên địa bàn Hà Nội đã ban hành rất nhiều chính sách để hỗ trợ DNNVV vay vốn, như cho vay 100% nhu cầu vốn đối với các khách hàng truyền thống; cho vay ưu đãi về lãi suất, lãi suất áp dụng cho các DNNVV thấp hơn cho vay thông thường khoảng 0,5 - 1%; cho vay tín chấp

100% khơng có tài sản bảo đảm; hỗ trợ lãi suất các DNNVV; dự án SMEFP do chính phủ Nhật Bản tài trợ thơng qua Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) với tổng số vốn cho giai đoạn 3 lên tới 15 tỷ Yên; các ngân hàng hợp tác với ngân hàng Phát triển Việt Nam để hỗ trợ DNNVV vay vốn khi có bảo lãnh của ngân hàng Phát triển Việt Nam; ưu tiên các ngành nghề có vịng quay vốn lưu động cao.

- Hiệp hội ngân hàng đứng ra làm trung gian, cầu nối cho các ngân hàng thương mại trên địa bàn Hà Nội hợp tác thỏa thuận với ngân hàng Phát triển Việt Nam để bảo lãnh cho DNNVV vay vốn trên địa bàn Hà Nội; triển khai hướng dẫn DNNVV tiếp cận được nguồn vốn hỗ trợ lãi suất theo đúng quyết định của Thủ tướng Chính phủ; triển khai dự án SMEF giai đoạn 3 hỗ trợ về vốn cho DNNVV do tổ chức JICA của Nhật Bản tài trợ.

- Các ngân hàng cũng đưa ra nhiều chính sách và sản phẩm hỗ trợ cho DNVVN, đưa các chương trình cho vay ưu đãi đối với khu vực doanh nghiệp này. Cụ thể:

+ Quy định về phương thức, điều kiện, thủ tục

Về phƣơng thức cho vay

Ngân hàng thương mại đã phát triển nhiều phương thức cho vay phù hợp với nhiều loại đối tượng doanh nghiệp khác nhau phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNVV như cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay theo hạn mức tín dụng dự phịng, cho vay sản xuất kinh doanh trả góp DNNVV…

Về điều kiện vay vốn

Điều kiện vay vốn của khách hàng tại các ngân hàng thương mại vẫn quy định chặt chẽ như phương án sản xuất kinh doanh phải khả thi, tình hình sản xuất và tình hình tài chính tốt, tài sản bảo đảm đáp ứng điều kiện theo quy định của ngân hàng. Các điều kiện ràng buộc trên vẫn được các ngân hàng thực hiện khá chặt chẽ vì liên quan đến rủi ro tín dụng của ngân hàng. Tuy nhiên, một số ngân hàng thương mại cũng tạo điền kiện để giúp một số đối tượng doanh nghiệp dễ dàng vay vốn như hạ tỷ lệ vốn tự có của doanh nghiệp và nâng mức cho vay trong tổng nhu cầu vay vốn có, nhiều ngân hàng thực hiện cho vay 100% tổng nhu cầu vốn nếu phương án,

dự án đánh giá tốt và có khả năng thu hồi nợ cao.

Ngân hàng thương mại cũng xây dựng các điều kiện vay vốn riêng đối với DNNVV như tài sản bảo đảm tiền vay linh hoạt trong đó cho phép doanh nghiệp được thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay hoặc thế chấp tài sản cố định gồm máy móc thiết bị là tài sản có tính thanh khoản thấp đang thực hiện trong q trình thực hiện sản xuất kinh doanh. Đối với doanh nghiệp tốt, ngân hàng thương mại có thể xác định mức cho vay dựa trên tài sản bảo đảm bằng tỷ lệ tối đa mà ngân hàng quy định hoặc tự chủ thỏa thuận về mức độ thế chấp tài sản.

Những doanh nghiệp không đáp ứng được nhiều điều kiện vay vốn tại ngân hàng thì các ngân hàng thương mại cũng hướng dẫn làm các thủ tục để ngân hàng phát triển bảo lãnh cho vay vốn tại ngân hàng thương mại.

Về thủ tục vay vốn

Những thủ tục vay vốn rườm rà trước đây cũng đã được khắc phục trong thời gian vừa qua nhằm tạo điều kiện cho các DNNVV tiếp cận vốn ngân hàng. Các ngân hàng thương mại thực hiện nghiên cứu, xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản về thủ tục vay vốn đảm bảo tính hợp lý, chặt chẽ và thuận tiện cho khách hàng khi đến vay vốn tại ngân hàng được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả.

Vấn đề lãi suất

Lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại là xác định dựa trên cơ sở thỏa thuận giữa khách hàng và ngân hàng.

2.3.2. Hạn chế

- Dư nợ cho vay DNNVV chiếm tỷ trọng thấp, chưa tương xứng với tiềm năng thực tế. Các DNNVV chiếm hơn 95% tổng số các doanh nghiệp nhưng dư nợ cho vay đối tượng này chiếm khoảng hơn 30% tổng dư nợ của nền kinh tế.

- Các DNNVV vẫn gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV.

Bảng 2.14 Những khó khăn khi tiếp cận vốn tín dụng của ngân hàng

Khó khăn Tỷ lệ (%)

- Tài sản thế chấp 77 - Khó khăn về lập phương án kinh doanh 60 - Vướng mắc về thủ tục hành chính 50 - Lãi suất cho vay cao 45

Nguồn: Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Hà Nội

Trong những khó khăn DNNVV phải đối mặt khi tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, khó khăn liên quan đến tài sản thế chấp chiếm tỷ lệ lớn nhất (77%). Lý do là phần lớn thủ tục cho vay của ngân hàng dựa trên tài sản thế chấp của doanh nghiệp, trong khi rất nhiều DNNVV thiếu tài sản thế chấp. Hơn nữa, khi định giá tài sản làm cơ sở cho vay thì giá trị tài sản của DNNVV thường được ngân hàng định giá thấp, mặt khác ngân hàng lại chỉ cho vay khoảng 60%-70% giá trị tài sản được định giá. Như vậy, DNNVV đã ít tài sản lại được định giá và cho vay thấp nên khi vay vốn không được nhiều, khơng đáp ứng được nhu cầu của mình.

- Chính sách tín dụng đối với DNNVV chưa thực sự phù hợp. Ví dụ như chính sách về lãi suất và chính sách về tài sản bảo đảm,...

- Bên cạnh đó cũng có nhiều hạn chế khác từ các cơ quan ban ngành chức năng, chính quyền địa phương cũng như từ bản thân DNNVV như hạn chế về năng lực người quản lý DN; việc thực hiện chế độ báo cáo cũng như công khai minh bạch tài chính DN.

Nguyên nhân của những hạn chế này bao gồm những nguyên nhân từ phía doanh nghiệp, từ phía ngân hàng và các nguyên nhân khác.

Về phía doanh nghiệp

- Nhiều doanh nghiệp quy mô vốn nhỏ, vốn thực hiện luôn thấp hơn vốn đăng ký nhưng nhu cầu vay vốn lại cao làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh bao gồm hạn chế về khả năng mở rộng sản xuất, đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng thị trường và đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng và năng suất để cạnh tranh sản phẩm trên thị trường.

- Trình độ quản trị của các DNNVV cịn yếu, hạn chế về nguồn nhân lực con người, tài chính và khả năng lập phương án, dự án vay vốn ngân hàng.

- Báo cáo tài chính chưa đủ độ tin cậy (hệ thống sổ sách kế tốn) khiến các ngân hàng khơng nắm bắt được thực trạng kinh doanh của các doanh nghiệp; tài sản của DN không đủ bảo đảm cho nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh. Một số doanh nghiệp muốn mở rộng sản xuất kinh doanh tuy nhiên tài sản của doanh nghiệp khơng giá trị nên khó khăn trong việc vay vốn tại ngân hàng.

- Lịch sử quan hệ tín dụng của các DNVVN khơng có hoặc khơng rõ ràng. - Tài sản bảo đảm của DNNVV có giá trị thấp,... khơng đủ đảm bảo cho khoản vay.

- DNNVV có năng lực quản lý yếu kém vì thế khơng thể nắm bắt, thích nghi với sự thay đổi mơi trường kinh tế hay pháp luật, khơng có chiến lược kinh doanh dài hạn, hoạt động quảng bá doanh nghiệp tương đối sơ sài và hầu như không có.

- Hạn chế về khả năng tiếp cận đất đai, đa phần DNNVV trên địa bàn Hà Nội vẫn phải thuê địa điểm làm cho chi phí sản xuất tăng lên và lợi nhuận giảm đi; hạn chế khả năng tiếp cận thông tin.

- Mặt khác, số liệu khảo sát doanh nghiệp cũng cho thấy về xây dựng “mối quan hệ xã hội” thông qua “mức độ quen biết”, hay thiết lập mối quan hệ đối tác giữa các DNNVV và các ngân hàng là thấp. Theo kết quả điều tra, tỷ lệ các DNNVV khơng tin tưởng vào cán bộ tín dụng tương đối cao. Thơng tin phỏng vấn DNNVV về quan hệ với cán bộ tín dụng được phản ánh qua Bảng 2.15 dưới đây.

Bảng 2.15 dưới đây cho thấy, ba ý kiến đầu liên quan đến mức độ tin tưởng của DNNVV điều tra đối với cán bộ tín dụng. Có gần 50% DNNVV được phỏng vấn thể hiện khơng và ít tin tưởng vào cán bộ tín dụng. Mặc dù tỷ lệ doanh nghiệp được phỏng vấn muốn tiếp xúc với cán bộ tín dụng tương đối cao (70,9%), nhưng theo hai ý kiến cuối cùng thì tỷ lệ doanh nghiệp điều tra cho rằng, cán bộ tín dụng khơng quan tâm đến doanh nghiệp và doanh nghiệp cảm thấy họ bị cán bộ tín dụng hạch sách chiếm tương đối cao (mức đồng tình tương ứng là 45,4% và 72,1% số DNNVV điều tra). Kết quả điều tra về mức độ đồng tình của các doanh nghiệp trong cả sáu ý kiến cho thấy đa số các DNNVV điều tra thiếu lịng tin vào cán bộ tín

dụng, và đây cũng là rào cản để họ có thể có quan hệ khách hàng tin cậy, để được tiếp cận nguồn vốn vay này dễ dàng hơn.

Bảng 2.15 Mối quan hệ giữa DNNVV với cán bộ tín dụng ngân hàng

Các ý kiến Tỷ lệ đồng tình (%)

Tỷ lệ khơng và ít đồng tình (%)

1. Cán bộ tín dụng ln sẵn sàng giúp đỡ ơng (bà) 52,9 47,1 2. Ơng (bà) tin tưởng vào lời khuyên của cán bộ tín

dụng 51,1 48,9

3. Ơng (bà) tin rằng cán bộ tín dụng hiểu doanh

nghiệp của ơng (bà) 52,4 47,7

4. Ông (bà) khơng muốn tiếp xúc với cán bộ tín

dụng 29,1 70,9

5. Cán bộ tín dụng khơng quan tâm đến doanh

nghiệp ông (bà) 45,4 54,6

6. Ông (bà) cảm thấy bị hạch sách khi làm việc với

cán bộ tín dụng 72,1 27,9

Nguồn: Điều tra khả năng tiếp cận tín dụng của DNNVV của GS.TS Nguyễn Thị Cành

Bảng 2.16 Tỷ lệ các dịch vụ ngân hàng mà các DNNVV đã và đang sử dụng Dịch vụ ngân hàng Số lƣợng DNNVV sử dụng các dịch vụ ngân hàng Tỷ lệ (%) 1. Mở tài khoản 186 93 2. Chuyển tiền 160 80 3. Thanh toán 140 70 4. Vay vốn 125 62,5 5.Mở L/C 56 28 6. Nhờ thu 37 18,5 7.Bảo lãnh 2 1 Tổng số DN điều tra 200

Mức độ sử dụng các dịch vụ ngân hàng của DNNVV cịn hạn chế, ví dụ như các dịch vụ mở tài khoản, chuyển tiền, thanh toán là chủ yếu. Kết quả điều tra Bảng 2.16 cũng cho thấy, các dịch vụ ngân hàng được DNNVV sử dụng chủ yếu là mở tài khoản (93%), chuyển tiền (80%), thanh toán (70%), vay vốn (62,5%) trong khi đó tỷ lệ DNNVV được bảo lãnh tín dụng chiếm quá nhỏ trong các doanh nghiệp điều tra (1%), tỷ lệ DNNVV mở L/C sử dụng dịch vụ tài trợ xuất khẩu và thanh tốn quốc tế cũng khơng cao (18,5%).

- Mức độ am hiểu về các dịch vụ ngân hàng của DNNVV không cao. Theo số liệu điều tra doanh nghiệp về việc sử dụng hình thức tín dụng th tài chính hay khơng, kết quả là 100% DNNVV điều tra khơng sử dụng hình thức tín dụng này.

- Ngoài các ngân hàng thương mại cung cấp tín dụng và các dịch vụ ngân hàng, tại Việt Nam cịn có các quỹ tín dụng Nhà nước cung cấp tín dụng ưu đãi cho các doanh nghiệp thuộc diện ưu đãi theo lĩnh vực đầu tư và ngành nghề kinh doanh. Theo kết quả điều tra 230 doanh nghiệp năm 2005-2006 thuộc đề tài “Tín dụng chính sách cho các DNNVV tại VN” trong khuôn khổ dự án “Sáng kiến cạnh tranh VN-VNCI” nhìn chung cho thấy:

+ Các doanh nghiệp nhà nước có khả năng tiếp cận tốt hơn tới nguồn tín dụng ưu đãi so với doanh nghiệp thuộc khối tư nhân

+ Các doanh nghiệp lớn hơn, như doanh nghiệp Nhà nước có khả năng tiếp cận tín dụng ưu đãi tốt hơn. Nói cách khác, các DNNVV của khối tư nhân khó tiếp cận nguồn tín dụng ưu đãi hơn.

Về phía NHTM

- Ngân hàng luôn chọn khách hàng tốt để bảo đảm tỷ lệ rủi ro thấp, vì thế

mọi khách hàng không chỉ DNNVV đều phải trải qua việc thẩm định chặt chẽ từ phía ngân hàng. Các điều kiện vay vốn phải đáp ứng theo quy định.

- Tài sản thế chấp: là vướng mắc lớn khi doanh nghiệp thực hiện vay vốn tại

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)