Bên cạnh các nhân tố khách quan tác động đến năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại, trên thực tế, nhóm các nhân tố thuộc về nội tại của hệ thống ngân hàng thương mại cũng ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của các ngân hàng này. Chúng bao gồm: (i) Năng lực điều hành của ban lãnh đạo ngân hàng; (ii) Quy mô vốn và tình hình tài chính của ngân hàng; (iii) Công nghệ cung ứng dịch vụ ngân hàng; (iv) Chất lượng nhân viên ngân hàng; (v) Thương hiệu và uy tín của ngân hàng.
* Năng lực điều hành của ban lãnh đạo
Không phải ngân hàng nào cũng có nhiều lợi thế như địa điểm, nguồn vốn tự có… để có thể phát huy lợi thế cạnh tranh của mình. Vậy trong trường hợp này, các ngân hàng trên làm thế nào để có thể tiếp tục tồn tại và phát triển giữa những lực lượng hùng hậu khác? Một trong những chiếc chìa khóa của sự thành công chính là năng lực sáng tạo và điều hành của bộ máy lãnh đạo ngân hàng. Sức mạnh của bộ máy là biết đánh giá, kết hợp một cách tài tình tất cả mọi nguồn lực có trong tổ chức và phát huy tối đa khả năng của từng bộ
phận vào kết quả tổng hợp chung của ngân hàng. Để có thể thành công trong môi trường cạnh tranh hiện nay, các nhà quản trị ngân hàng cần có những tố chất sau đây:
- Khả năng chuyên môn: Tuy có ý kiến cho rằng người quản lý ngày nay không cần thiết phải có những hiểu biết chuyên sâu nhưng thực chất muốn có một sự sắp xếp cho cơ chế hoạt động của bất cứ một bộ máy thì người quản lý phải có những hiểu biết nhất định, nhờ thế mới có thể phát huy được khả năng của từng bộ phận trong tổ chức. Khi mỗi cá nhân và bộ phận được đạt đúng vào vị trí và năng lực hoạt động của mình, họ mới có thể phát huy hết khả năng phục vụ cho lợi ích của ngân hàng cũng như là lợi ích của chính họ.
- Khả năng phán đoán: Ban lãnh đạo ngân hàng cần phải có tầm nhìn xa chiến lược, nhờ đó có thể phán đoán tương đối chính xác các xu hướng của thị trường, có khả năng phân tích và dự đoán tác động của các biến đổi hiện tại, từ đó đưa ra các chiến lược ở tầm vĩ mô nhằm trang bị cho ngân hàng những vũ khí hiệu quả nhất giữ vững vị trí trên thị trường.
- Khả năng, nghệ thuật đối nhân xử thế: Khả năng này không những thể hiện trong phương pháp bố trí nhân lực, khuyến khích cố gắng của nhân viên trong ngân hàng để thu được hiệu quả làm việc xuất sắc nhất mà còn được áp dụng trong giao tiếp đối với khách hàng và các cấp có thẩm quyền.
Trong hoạt động cho vay ngắn hạn, một lực lượng khách hàng chủ yếu của ngân hàng là các doanh nghiệp nhà nước lớn. Cán bộ tín dụng tiếp xúc với nhân viên của các doanh nghiệp này nhưng quan hệ mật thiết và lâu dài lại dựa nhiều vào khả năng của bộ máy lãnh đạo khi tiếp xúc với lãnh đạo của các doanh nghiệp. Trong giao dịch kí kết hợp đồng cho vay, các ngân hàng thương mại quốc doanh đều có những thế mạnh gần như tương đương nhưng quết định cho vay của ngân hàng nào từ phía các doanh nghiệp cũng có phần
không nhỏ của cung cách giao tiếp của cán bộ lãnh đạo ngân hàng nào đã gây thiện cảm cho họ.
* Nguồn vốn tự có và nguồn vốn huy động đƣợc
Trong những năm gần đây, các tổ chức tài chính đã bắt đầu có sự chú ý ngày càng tăng đối với việc sử dụng nguồn vốn như là một công cụ cạnh tranh giống như năng lực điều hành. Điều này luôn là sự thật đối với các hoạt động được thể hiện trong các bảng báo cao tài chính. Ví dụ như trong các khoản cho vay thì giới hạn cho vay trên nguồn vốn là bao nhiêu.
Đặc biệt trong lĩnh vực tín dụng nói chung và tín dụng ngắn hạn nói riêng, thì đối tượng cho vay các phương án kinh doanh có quy mô lớn thì điều kiện này lại càng quan trọng. Ngân hàng phải có đủ lượng vốn cần thiết mà không mong được hoàn trả ngay trong một thời gian dài, thường xuyên phải xem xét cho gia hạn nợ. Ngân hàng cũng phải đảm bảo trong khoảng thời gian đó không bị thiếu hụt ngân quỹ cho các hoạt động bình thường khác của ngân hàng. Chính vì vậy, nguồn vốn đang ngày càng trở thành một công cụ cạnh tranh quan trọng trong hoạt động tín dụng.
* Công nghệ cung ứng dịch vụ ngân hàng
Không chỉ có hoạt động tín dụng ngắn hạn đòi hỏi có hệ thống công nghệ thông tin tốt mà các hoạt động khác như: thanh toán, bảo lãnh, mua bán ngoại tệ, huy động vốn… cũng rất cần. Đây là điều kiện để ngân hàng nâng cao hình ảnh uy tín của ngân hàng, chất lượng của hoạt động tín dụng ngắn hạn; hội nhập nhanh chóng với cộng đồng quốc tế, bắt kịp tiến bộ thời đại; đưa thêm nhiều tính năng hữu ích vào sản phẩm đã có; đưa ra các sản phẩm dịch vụ hiện đại có chất lượng. Tất cả những điều đó sẽ giúp ngân hàng nâng cao khả năng cạnh tranh của mình, đánh bại đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Chất lượng nguồn nhân lực ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của NHTM. Với một đội ngũ nhân viên nhiệt huyết với công việc; có nhiều kinh nghiệm trong thực tế và công việc, hiểu sâu về sản phẩm tín dụng ngắn hạn, kết hợp các sản phẩm để có một cơ cấu sản phẩm tốt; năng động sáng tạo đưa ra các quyết định tín dụng ngắn hạn nhanh và chính xác. Những phẩm chất, yếu tố đó của người cán bộ tín dụng sẽ giúp tạo hình ảnh đẹp, nâng cao uy tín cho ngân hàng; nâng cao chất lượng các khoản vay, chiết khấu… giảm mức rủi ro xuống mức thấp nhất; người cán bộ tín dụng ngắn hạn cũng có thể đưa ra các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu thị trường, đủ khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác.
* Uy tín và thƣơng hiệu của ngân hàng
Uy tín của một tổ chức tài chính có lẽ là tài sản quan trọng nhất và cũng là tài sản vô hình nhất của một ngân hàng, một loại tài sản có thể phân biệt được những đối thủ thành công nhất trong ngành dịch vụ tài chính so với những người còn lại. Nó là sản phẩm của những thành tích tích luỹ được trong quá khứ của một tổ chức. Uy tín có thể nâng cao từ nhiều nguồn khác nhau nhưng nói chung là được rút ra từ một khả năng và chuyên môn cụ thể mà thị trường đánh giá cao và bản thân tổ chức đó đã phát triển trong một thời gian.
Uy tín của một ngân hàng thường được quyết định qua nhận xét của những khách hàng đã sử dụng dịch vụ ngân hàng. Một khi ngân hàng đã tạo được vị trí trong lòng khách hàng, điều này sẽ là một lợi thế cho ngân hàng trong việc quảng cáo và bán nhiều sản phẩm mới. Thị trường của ngân hàng rộng lớn và phức tạp với rất nhiều kênh thông tin dày đặc cũng có tính hai mặt của nó. Nếu ngân hàng hoạt động tốt và phục vụ khách hàng tận tình chu đáo, điểm tốt mà ngân hàng thu được sẽ lan rộng nhanh chóng. Nhưng khi
ngân hàng sơ sót thì danh tiếng của ngân hàng còn bị hạ thấp nhanh chóng hơn. Trên thị trường tín dụng ngắn hạn, uy tín của ngân hàng giúp cho khách hàng có những lựa chọn tốt nhất để quyết định vay vốn đầu tư.
Thương hiệu của ngân hàng trên thị trường là những gì hình tượng đầu tiên mà khách hàng nghĩ đến khi nói đến một NHTM nào đó. Thương hiệu này được thể hiện qua biểu tượng của ngân hàng, khẩu hiệu của ngân hàng, hình thức thông điệp của sản phẩm, giải thưởng mà ngân hàng nhận được, các loạt hoạt động quan hệ cộng đồng mà ngân hàng thực hiện… hình ảnh, biểu tượng càng đặc trưng ấn tượng, dễ nhớ, dễ nhận biết, hoạt động càng gần gũi thiết thực thì hình ảnh của ngân hàng càng khắc sâu trong lòng khách hàng.
Đây là một yếu tố quan trọng, vì nó khẳng định những nét đặc trưng của ngân hàng, tác động đến không chỉ riêng hoạt động tín dụng ngắn hạn mà đến tất cả các hoạt động khác của ngân hàng.
Việc lựa chọn sử dụng tín dụng của ngân hàng nào là quyền quyết định của từng khách hàng. Song với những khách hàng đã từng sử dụng sản phẩm tín dụng ngắn hạn của ngân hàng hoặc đã từng có giao dịch với ngân hàng trong bất cứ trường hợp nào, nếu ấn tượng sau lần giao dịch đó là tốt, đa số họ sẽ tìm đến ngân hàng và sử dụng sản phẩm tín dụng ngắn hạn của ngân hàng khi có nhu cầu (không xét đến các yếu tố ngoại cảnh khác như được chỉ định, bị bắt buộc…). Với những khách hàng chưa sử dụng sản phẩm tín dụng ngắn hạn, chưa từng giao dịch với ngân hàng đó bao giờ thì họ sẽ tìm đến sử dụng sản phẩm tín dụng ngắn hạn của ngân hàng khi họ có nhu cầu, khi họ tìm thấy sự phù hợp trong nhu cầu, tiện ích trong giao dịch và có lợi về kinh tế, sự vượt trội về giá trị sản phẩm so với ngân hàng khác… Với những khách hàng chưa sử dụng sản phẩm tín dụng ngắn hạn hay giao dịch với bất cứ ngân hàng nào thì họ có xu hướng lựa chọn theo số đông những người xung quanh họ
lựa chọn ngân hàng nào, hoặc với ngân hàng có vị trí để tiến hành giao dịch thuận lợi nhất cho họ. Tạo được ấn tượng tốt trong lòng khách hàng, để khách hàng nghĩ đến ngân hàng mình khi khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm là một điều mà ngân hàng nào cũng muốn nhưng cũng rất khó thực hiện, ngân hàng nào làm được điều này tốt hơn thì ngân hàng đó có khả năng cạnh tranh cao hơn so với các NHTM khác.
Bên cạnh đó, đặc điểm của sản phẩm và đặc điểm của khách hàng cũng là nhân tố thuộc và ngân hàng thương mại chi phối đến khả năng cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, cụ thể:
Về đặc điểm sản phẩm: Cạnh trong trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại bị chi phối bởi các đặc điểm hoạt động kinh doanh của nó. Sản phẩm chính sử dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại là tiền, đó là loại sản phẩm có tính xã hội và tính nhạy cảm cao, chỉ một biến động nhỏ (thay đổi lãi suất) cũng có ảnh hưởng to lớn đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại nói riêng và hoạt động của toàn xã hội nói chung. Từ đặc điểm này dẫn đến cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại càng trở nên quyết liệt. Cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại là nỗ lực hoạt động đồng bộ của ngân hàng trong một lĩnh vực cung ứng cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao nhằm khẳng định vị trí của ngân hàng vượt lên khỏi các ngân hàng khác trong cùng lĩnh vực hoạt động ấy. Có nghĩa là, chính vì sản phẩm kinh doanh có tính nhạy cảm cao đã làm tăng tính cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại.
Về đặc điểm của khách hàng: Khách hàng của ngân hàng thương mại không phải là khách hàng luôn “trung thành” mà rất dễ bị lôi kéo và thay đổi quan hệ giao dịch. Mức độ trung thành của ngân hàng phụ thuộc vào sự đối
xử của ngân hàng thương mại với họ, mà cao nhất là lợi ích trực tiếp thu được từ quan hệ giao dịch với ngân hàng. Khách hàng đến vay có thể ngay lập tức thay đổi quan hệ với ngân hàng để tìm mối lợi lớn hơn nếu họ biết rằng mức lãi suất mà họ nhận được lãi suất thấp hơn so với ngân hàng hiện đang quan hệ. Như vậy, sự cạnh tranh của ngân hàng cũng được nhân lên do đặc điểm khách hàng rất dễ thay đổi quan hệ với ngân hàng.
Các đặc điểm nêu trên được coi là các nhân tố về phía ngân hàng tạo nên tính cạnh tranh cao của kinh doanh ngân hàng, từ đó góp phần tạo sức mạnh nội lực cho ngân hàng. Nếu một ngân hàng có thể phát huy tối đa sức mạnh của các yếu tố trên, kết hợp với việc nắm bắt thông tin về các đối thủ mới gia nhập, thận trọng với các đối thủ hiện tại, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao thì cạnh tranh không phải là điều đáng lo ngại.
Chƣơng II: PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NGHỆ AN
2.1 Khái quát về Ngân hàng đầu tƣ & phát triển chi nhánh Nghệ An.
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của NH-ĐT&PTNA
Cùng với sự ra đời NHKTVN, ngày 27/5/1957 Bộ tài chính có quyết định thành lập các chi nhánh NHKT trong đó có Chi nhánh Ngân hàng kiến thiết Nghệ An, tiền thân là phòng cấp phát vốn kiến thiết cơ bản nằm trong Ty tài chính Nghệ An.
Năm mươi năm qua Ngân hàng ĐT&PT Nghệ An đã phục vụ, quản lý vốn đầu tư cơ bản trên lãnh thổ, đã đáp ứng yêu cầu xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của tỉnh trải qua các thời kỳ sau:
- Thời kỳ 1957 – 1965: Thời kỳ khôi phục, phục hồi kinh tế và thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. Nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu cho quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam.
Số vốn đã cấp từ năm 1957 đến năm 1964 là 371 triệu đồng, đã xây dựng xong một số công trình lớn: Nhà máy Xay vinh 90 tấn/ngày, nhà bách hoá 2 tầng ngã tư vinh, khôi phục đường sắt thành vinh; đường sắt Cầu Giát – Nghĩa Đàn, khôi phục và xây dựng xong Ba Ra Nam Đàn; nhà máy điện vinh, nhà máy đường Sông Lam…
- Thời kỳ 1965 - 1975: Thời kỳ vừa xây dựng vừa chống chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ.
Vốn đã cấp phát từ năm 1965 – 1975 là 1289 triệu đồng. Trong đó chi giao thông vận tải 520 triệu bằng 58% so với số vốn cấp trong 10 năm.
Vốn dành cho XDCB trong 10 năm đã đảm bảo chi đúng mục đích có trọng tâm trọng điểm phần lớn vốn phục vụ giao thông được thông suốt. Hầu hết các cầu lớn, trục đường quan trọng trên địa bàn tỉnh nhà bị đánh phá, nhưng sau khi ngừng bắn chúng ta đã hàn gắn nhanh chóng.
Đi đôi với vốn đảm bảo giao thông vốn đầu tư XDCB cũng đã ưu tiên thích đáng cho thuỷ lợi, nông nghiệp và một số cơ sở công nghiệp, hàng tiêu dùng như nhà máy đường sông lam, phục hồi và xây dựng xong hàng trăm km đường lâm nghiệp phục vụ cho công tác vận chuyển gỗ, hệ thống kho tàng cửa hàng lương thực, cửa hàng thương nghiệp được khôi phục và phát triển. Như vậy Ngân hàng kiến thiết đã góp phần thực hiện 2 nhiệm vụ chính trị là xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Thời kỳ 1976 – 1980: Thời kỳ khôi phục và phát triển kinh tế sau khi đất nước được thống nhất.
Đầu năm 1976 ngân hàng Kiến Thiết Nghệ Tĩnh được thành lập trên cơ sở hợp nhất ngân hàng Kiến Thiết Nghệ An và ngân hàng Kiến Thiết Hà Tĩnh.
Vốn đầu tư thời kỳ này ưu tiên thích đáng cho các công trình trọng điểm quốc gia, trọng điểm của tỉnh như: Đường sắt Thống Nhất, khu nhà ở Quang Trung, bệnh viện Việt Nam Ba Lan, cảng Cửa lò…
Thời kỳ này ngân hàng ĐT&PT Nghệ An quản lý mỗi năm trên 200 công trình lớn nhỏ thuộc kinh tế trung ương, kinh tế địa phương, lại có thêm 7 công trình xây dựng trên đất nước bạn lào anh em như đường 6b- 7b- 8b…
Vốn đã cấp thời kỳ này là 1537 triệu đồng.
- Thời kỳ 1981 – 1990: Nghị định 259 ngày 24/6/1981 của Chính phủ