2.1. Đặc điểm tình hình về tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên của tỉnh Vĩnh Phúc
Vĩnh Phúc là một tỉnh nằm ở vùng đỉnh châu thổ Sông Hồng, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 60 Km, là khu vực chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng. Phía Bắc giáp với hai tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang. Phía Tây giáp với tỉnh Phú Thọ. Phía Đông và phía Nam giáp với thành phố Hà Nội. Do đặc điểm vị trí địa lý tỉnh Vĩnh Phúc có ba vùng sinh thái rõ rệt: đồng bằng, trung du và miền núi; liền kề với thủ đô Hà Nội, gần sân bay quốc tế Nội Bài; có hệ thống giao thông đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng sông thuận lợi trên trục phát triển kinh tế của Việt Nam.
Ngày 26 tháng 11 năm 1996, tại kỳ hợp thứ 10, Quốc Hội khoá IX đã thông qua Nghị Quyết về việc tái lập tỉnh Vĩnh Phúc; tỉnh chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1997. Khi tách ra, tỉnh Vĩnh Phúc có diện tích tự nhiên 1.370,73 km2, dân số là 1.066.552 ngƣời. Hiện nay, tỉnh có 9 đơn vị hành chính cấp huyện: Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên và 7 huyện: Bình Xuyên, Yên Lạc, Vĩnh Tƣờng, Tam Dƣơng, Tam Đảo, Lập Thạch, Sông Lô. Đặc trƣng khí hậu của Vĩnh Phúc là nhiệt đới gió mùa, chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mƣa và mùa khô. Mùa mƣa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm, mùa khô bắt đầu từ tháng 10 năm trƣớc đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình hằng năm là 24°C, riêng Tam Đảo là 19°C. Tam Đảo có nhiệt độ hàng ngày thấp hơn vùng đồng bằng bắc bộ là 5°C, nhiệt độ cao nhất ở mùa hè không quá 24°C, giờ nắng trung bình hàng năm là 1300 giờ, lƣợng mƣa trung bình hàng năm 1400 mm, độ ẩm trung bình là 83%.
Vĩnh Phúc vùng đất địa linh nhân kiệt, là nơi hội tụ của ngƣời Việt cổ, với di chỉ khảo cổ học Đồng Đậu, khu danh thắng Tây Thiên - Trúc Lâm Thiền Viện và khu du lịch Tam Đảo nổi tiếng; có 4 dân tộc anh em chung sống: Việt, Sán Dìu, Sán Chay, Tày.
Với những chủ trƣơng, chính sách thích hợp của Đảng và Nhà nƣớc nhằm huy động mọi lực lƣợng tham gia góp sức ngƣời, sức của, đƣa sự nghiệp cách mạng đi đến thành công. Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Vĩnh Phúc đã tích cực xây dựng trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa thống nhất, thực hiện tốt khối đại đoàn kết dân tộc.
Với những điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội nhƣ hiện nay, Vĩnh Phúc là một tỉnh tƣơng đối có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế, xã hội theo định hƣớng công nghiệp và dịch vụ, có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp, du lịch và thƣơng mại. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy khu vực nông thôn sống phụ thuộc vào nông nghiệp, trình độ dân trí thấp; cơ sở hạ tầng các xã miền núi chƣa phát triển, còn nhiều khó khăn, tình trạng con em nông thôn thất nghiệp vẫn còn phổ biến những tồn tại đó là nguyên nhân cơ bản làm cho tỉ lệ hộ đói nghèo của tỉnh trong những năm qua vẫn còn ở mức khá cao.