Quá trình triển khai thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo của tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao hiệu quả xóa đói giảm nghèo của tỉnh Vĩnh Phúc Quản lý kinh tế (Trang 48 - 67)

2.2. Kết quả thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo của tỉnh Vĩnh Phúc gia

2.2.2. Quá trình triển khai thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo của tỉnh

tỉnh Vĩnh Phúc

2.2.2.1. Kết quả thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo

Đứng trƣớc thực trạng đói nghèo của tỉnh, yêu cầu đặt ra làm sao giảm tỉ lệ các hộ đói nghèo ở mức thấp nhất trong điều kiện cho phép. Thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ, của Tỉnh uỷ, Uỷ ban Nhân dân Tỉnh, cùng với sự phối kết hợp giữa các cấp các ngành hữu quan trong tỉnh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về giảm nghèo với các hình thức phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức nhƣ: tổ chức hội nghị, hội thảo, biên soạn tài liệu hƣớng dẫn thực thi chính sách giảm nghèo trên địa bàn tỉnh cấp phát cho các đơn vị, cơ quan, đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp, mở chuyên mục "Vì ngƣời nghèo" phát sóng trên Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh vào một ngày cuối quý. Đăng tải các bài viết về hộ nghèo, ngƣời nghèo phát huy tinh thần tự lực tự cƣờng vƣơn lên thoát nghèo, thƣờng xuyên phát nphát trên loa truyền thanh của cấp huyện, xã các nội dung về chế độ chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nƣớc và của tỉnh về hộ nghèo, ngƣời nghèo, ngƣời lao động để các tầng lớp nhân dân nắm bắt đƣợc và tích cực tham gia công tác giảm nghèo và giải quyết việc làm. Chính vì đã làm tốt công tác tuyên truyền đó đã góp phần đƣa tỷ lệ hộ nghèo giảm dần theo từng năm. Song song với công tác tuyên truyền tỉnh đã đề ra nhiều chính sách cụ thể để hỗ trợ trực tiếp đối với các hộ nghèo.

2.2.2.2. Các chính sách hỗ trợ đối với các hộ nghèo.

+ Chính sách vay vốn, hỗ trợ lãi suất đối với hộ nghèo học sinh sinh viên:

Chương trình cho vay hộ nghèo: Nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn cho các hộ nghèo, bên cạnh cách chính sách lồng ghép khác Tỉnh đã tỉnh đã huy động nhiều nguồn lực tài chính để hỗ trợ ngƣời nghèo về vốn để phát triển sản xuất. Việc thực hiện chƣơng trình tín dụng đối với hộ nghèo ủy thác qua các tổ chức chính trị xã hội thông qua tổ Tiết kiệm và vốn vay góp phần động viên và nâng cao đƣợc ý thức của cộng đồng cùng có trách nhiệm chung tay giúp đỡ hộ nghèo, giúp các hộ nghèo có điều kiện tiếp xúc với dịch vụ tài chính. Thông qua chƣơng trình tập huấn lồng ghép các hộ nghèo tiếp thu đƣợc những kiến thức về khoa học kỹ thuật trong sản xuất và chăn nuôi, phát triển kinh tế hộ vƣơn lên thoát nghèo.

Tổng số vốn hộ nghèo đƣợc vay tính từ đầu năm 2012 đến nay là 425.369 triệu đồng, với 11.183 hộ đƣợc vay vốn [ 4. Tr5].

Dƣ nợ của chƣơng trình đến 28/4/20147 là: 405.421 triệu đồng.

Chương trình cho vay hộ cận nghèo: Chính sách cho vay đối với hộ

cận nghèo có vốn sản xuất để vƣơn lên thoát nghèo đƣợc tỉnh đặc biệt quan tâm. Thực hiện Quyết định số 15/2013/QĐ-TTg ngày 23/02/2013 của Thủ tƣớng chính phủ về tín dụng đối với hộ cận nghèo. Tổng doanh số cho vạy đối với hộ cận nghèo từ năm 2013 đến nay khoảng 5.390 hộ, với số tiền là 145.970 triệu đồng.

Dƣ nợ đến 28/4/2014 là 5.271 hộ, số tiền: 143.376 triệu đồng [ 4. Tr5].

Chương trình cho vay học sinh sinh sinh viên:

Chƣơng trình cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn Ngân hàng chính sách xã hội thực hiện cho vay từ năm 2006 theo Quyết định số 107/2006/QĐ- TTg của Thủ tƣớng Chính phủ. Đến tháng 10 năm 2007 cho vay theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang theo học tại các trƣờng Đại học, Cao đẳng, trung cấp và dạy nghề.

Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg đã mở rộng đối tƣợng cho vay học sinh sinh viên có tác động tích cực đến toàn xã hội, tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn yên tâm học tập, mở cơ hội mới cho việc học và đào tạo nguồn nhân lực cho đất nƣớc, nhất là tại khu vực nông thôn, vùng khó khăn.

Doanh số cho vay từ 2012 là: 306.142 triệu đồng với gần 40.000 Học sinh, sinh viên đƣợc vay vốn, bình quân mức vay học sinh, sinh viên năm là 8 triệu đồng/hộ, lãi suất 0,65%. Dƣ nợ đến 28/4/2014 là 666.290 triệu đồng, số hộ còn dƣ nợ 28.961 hộ.

Chương trình hỗ trợ lãi suất: Thực hiện nghị quyết 34/2008/NQ-

HĐND tỉnh về quy định một số chính sách hỗ trợ đối với hộ nghèo, ngƣời nghèo, thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng khó khăn từ năm 2009 đến năm 2010, UBND tỉnh đã có Quyết định 1294/QĐ-CT, ngày 15/6/2012 về việc cấp kinh phí hỗ trợ lãi xuất theo Nghị quyết 34/2008/NQ-HĐND cho hộ nghèo vay vốn.

Tổng số hộ nghèo đƣợc hỗ trợ lãi suất: 10.648 hộ, tổng số tiền đã chi trả hỗ trợ lãi suất là 5.883,220 triệu đồng [4. Tr6].

Hỗ trợ về Bảo hiểm y tế cho người nghèo.

Các chính sách hỗ trợ về y tế cho ngƣời nghèo đƣợc thực hiện theo hƣớng nhƣ: cung cấp thẻ bảo hiểm y tế cho ngƣời nghèo, cung cấp thông tin về các vấn đề liên quan đến sức khỏe và chính sách xây dựng các cơ sở y tế và bệnh viện tại các huyện và xã, bên cạnh các chính sách này là các chính sách y tế chung. Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ y tế cho ngƣời nghèo đã có nhiều tác động tích cực nhƣ: sức khỏe của ngƣời nghèo đƣợc nâng lên, giảm bớt tâm lý mặc cảm của ngƣời nghèo đối với các dịch vụ y tế, thể chất, tâm trí

của ngƣời nghèo không ngừng đƣợc cải thiện. Nhân thức đƣợc tầm quan trọng đó, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo Sở Lao động - TB&XH phối hợp với Sở Y tế, Bảo hiểm xã hội tỉnh và các cơ quan liên quan thực hiện tốt công tác cấp thẻ bảo hiểm y tế, khám chữa bệnh miễn phí cho ngƣời nghèo và ngƣời dân các xã 135. Vào ngày đầu tháng đầu hàng năm thẻ Bảo hiểm y tế của ngƣời nghèo, ngƣời dân xã 135 đã đƣợc in xong và giao đến tận tay ngƣời nghèo, dân xã 135 để họ đƣợc thụ hƣởng chính sách khám chữa bệnh theo quy định hiện hành.

Trong 3 năm (2011,2012&2013): Bằng nguồn Ngân sách tỉnh đã mua cấp tổng số 324.851 thẻ Bảo hiểm y tế cấp cho ngƣời nghèo, cận nghèo, ngƣời dân xã 135, kinh phí thực hiện mua thẻ Bảo hiểm y tế 170.312 triệu đồng, trong đó:

Năm 2011 mua cấp 106.961 thẻ BHYT ngƣời nghèo, ngƣời dân xã 135, Ngân sách Tỉnh mua 41.769 triệu đồng;

Năm 2012 mua cấp 94.203 thẻ Bảo hiểm y tế ngƣời nghèo, ngƣời dân xã 135, Ngân sách tỉnh mua 53.188 triệu đồng

Năm 2013 mua 38.417 thẻ Bảo hiểm y tế ngƣời nghèo, ngƣời dân xã 135, Ngân sách tỉnh thực hiện 21.782 triệu đồng.

Năm 2014 mua 41.863 thẻ Bảo hiểm y tế ngƣời nghèo, ngƣời dân xã 135, Ngân sách tỉnh thực hiện 25.996,923 triệu đồng.

- Bảo hiểm y tế Ngƣời cận nghèo: Để giúp hộ mới thoát nghèo cũng nhƣ hộ có điều kiện khó khăn đƣợc hỗ trợ chăm sóc y tế từ đó hạn chế phát sinh nghèo, tái nghèo, đảm bảo công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh, năm 2013 Tỉnh đã trích Ngân sách 16.754 triệu đồng tổ chức mua

- Năm 2014, mua cấp 44.406 thẻ Bảo hiểm y tế cho ngƣời cận nghèo toàn tỉnh, kinh phí thực hiện 27.576 triệu đồng.

Kinh phí mua thẻ Bảo hiểm y tế cho ngƣời cận nghèo đƣợc hỗ trợ từ Ngân sách Trung ƣơng tỉnh từ ngân sách tỉnh và, trong đó: Ngân sách Trung ƣơng hỗ trợ 35% mệnh giá thẻ Bảo hiểm y tế, Ngân sách tỉnh hỗ trợ 65% mệnh giá thẻ Bảo hiểm y tế [4. Tr7].

Với sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh và triển khai phối hợp đồng bộ giữa các Sở, ngành: Sở Y tế, Bảo hiểm Xã hội, Lao động - TB&XH thủ tục khám chữa bệnh thuận lợi nên ngƣời nghèo đã đƣợc nhận thẻ Bảo hiểm y tế sớm, đƣợc tiếp cận chính sách khám chữa bệnh ngay từ đầu năm...; Dịch vụ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế đã đƣợc đƣa về cơ sở nên ngƣời nghèo nói chung, ngƣời dân vùng dân tộc thiểu số nói riêng có điều kiện dễ dàng hơn để thực hiện quyền lợi về chăm sóc sức khoẻ, giúp ngƣời nghèo, cận nghèo và các đối tƣợng đƣợc Ngân sách Nhà nƣớc đóng, hỗ trợ đóng đƣợc tiếp cận với các dịch vụ y tế cơ bản, tỷ lệ ngƣời nghèo, cận nghèo.. đến khám chữa bệnh ở các trạm y tế xã, phƣờng ngày một tăng.

Hỗ trợ về giáo dục và đào tạo cho học sinh nghèo, dân tộc thiểu số và đối tượng Bảo trợ xã hội.

Chính sách giáo dục - đào tạo đƣợc coi là giải pháp quan trọng nhất để giảm nghèo bền vững, có thể nói trong từng giai đoạn nhiều dự án giảm nghèo theo hƣớng hỗ trợ giáo dục nhằm tăng cƣờng khả năng tiếp cận dịch vụ giáo dục cơ bản cho ngƣời nghèo đƣợc ban hành và thực hiện. Mục tiêu của các dự án này là đƣa dịch vụ giáo dục tới ngƣời nghèo qua cung cấp nguồn lực và chính sách giáo dục để tăng cƣờng cơ hội học tập cho ngƣời nghèo. các

chính sách giáo dục hỗ trợ cho ngƣời nghèo thể hiện qua các phƣơng thức, mục tiêu cụ thể nhƣ: hỗ trợ học phí, kinh phí xây dựng trƣờng học phòng học...Thực hiện Nghị định số 49/2010/NĐ-CP, ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ Quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 -2011 đến năm 2014- 2015; Thông tƣ liên tịch số 29/2010/TTLT-BGĐT- BTC-BLĐTB&XH, ngày 15/11/2010 của Liên bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Tài chính, Bộ Lao động – TB&XH về hƣớng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015.

Từ năm học 2011và 2013 có 23.920 sinh viên, học sinh đƣợc hỗ trợ chi phí học tập miễn, số tiền 15.362, 658 triệu đồng; Có 3.667 học sinh, sinh viên đƣợc miễn giảm chi phí học tập, kinh phí miễn giảm trên 1,0 triệu đồng.

Chính sách hỗ trợ chi phí học tập và miễn giảm học phí luôn đƣợc thực hiện nhanh chóng, đầy đủ; Sở Lao động - TB&XH phối hợp cùng Sở Tài chính, Sở Giáo dục xây dựng hƣớng dẫn thực hiện miễn giảm chi phí học tập.

Hỗ trợ xây nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo.

Thực hiện Quyết định 167/2008/QĐ-TTg về Chƣơng trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở. Bằng nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách tỉnh và trung ƣơng và huy động sự giúp đỡ của các Nhà tài trợ, Quỹ “ Vì ngƣời nghèo” và huy động đóng góp từ cộng đồng dân cƣ, tính đến hết năm 2011 toàn tỉnh đã xây dựng đƣợc 5.348 nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo, trong đó kinh phí hỗ trợ từ Ngân sách trung ƣơng 33.791 triệu đồng, ngân sách tỉnh hỗ trợ 50.556 triệu

đồng, thời gian thực hiện hoàn thành trƣớc 01 năm so với kế hoạch. Mức hỗ trợ từ ngân sách trung ƣơng 6 triệu đồng/nhà/vùng khó khăn; 7 triệu đồng/nhà vùng đặc biệt khó khăn; Nguồn ngân sách tỉnh hỗ trợ 13 triệu đồng/nhà.

Năm 2012 UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các ngành MTTQ, Sở Lao động - TB&XH, Sở Xây dựng tiếp tục điều tra, rà soát hộ nghèo có khó khăn về nhà ở theo chuẩn nghèo giai đoạn mới (2011- 2015) với các tiêu chí rõ ràng và chặt chẽ hơn, đảm bảo việc hỗ trợ nhà Đại đoàn đoàn kết đến đúng đối tƣợng, công khai và minh bạch.

Trong năm đã đƣợc doanh nghiệp Hàn quốc hỗ trợ 2,57 tỷ, Báo Sài Gòn Giải phóng hõ trợ 450 triệu, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hõ trợ 1 tỷ xây dựng nhà tình nghĩa.

Thực hiện chính sách dạy nghề cho người nghèo.

Chính sách dạy nghề cho ngƣời nghèo nằm ngoài chính sách dạy nghề thông thƣờng, nó là chính sachs hỗ trợ ngƣời nghèo thu hẹp khoản cách về cơ hội tiếp cận việc làm và tăng thu nhập. Mục đích nhằm tạo điều kiện cho ngƣời trong độ tuổi lao động thuộc diện hộ nghèo, có trình độ văn hoá, có sức khỏe, có nhu cầu học nghề hoặc chuyển đổi nghề đƣợc học nghề phù hợp, sau khi học nghề đƣợc các đơn vị dạy nghề giới thiệu việc làm hoặc tự tạo việc làm để có thu nhập ổn định, nâng cao đời sống, từng bƣớc vƣơn lên thoát nghèo bền vững. Với nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách tỉnh, đã có hàng ngàn ngƣời nghèo đƣợc đào tạo nghề mỗi năm, tỉnh chú trọng đào tạo những ngành nghề có nhiều cơ hội giải quyết việc làm nhƣ: cắt may công nghiệp, gò hàn, sửa chữa, lắp ráp máy móc, thú y... đã thực sự giúp cho ngƣời nghèo những hƣớng mới trong công cuộc thoát nghèo, Chính sách dạy nghề cho ngƣời nghèo đã góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện công tác hỗ trợ xuất khẩu lao động:

Xuất khẩu lao động là một giải pháp quan trọng trong quá trình triển khai thực hiện chƣơng trình mục tiêu giải quyết việc làm và giảm nghèo bền vững. Đây là một hƣớng giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho ngƣời lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho ngân sách, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, góp phần tăng cƣờng quan hệ hợp tác kinh tế-văn hóa-khoa học kỹ thuật. Trong đó, các chính sách của tỉnh về hỗ trợ kinh phí cho ngƣời lao động tham gia đi làm việc có thời hạn ở nƣớc ngoài là một giải pháp hiệu quả nhằm động viên, khuyến khích và giúp ngƣời lao động giảm bớt khó khăn về kinh phí khi tham gia đi làm việc có thời hạn ở nƣớc ngoài.

Kết quả hỗ trợ xuất khẩu lao động theo Nghị quyết số 37/2011/NQ- HĐND ngày 19/12/2011, Nghị quyết số 116/2013/NQ-HĐND của HĐND tỉnh từ năm 2012 đến Quý I/năm 2014 là 36 ngƣời (Chỉ có ngƣời thuộc hộ gia đình khó khăn, không có ngƣời thuộc hộ nghèo), số tiền hỗ trợ 99 triệu đồng, hỗ trợ tiền: giáo dục định hƣớng, tiền ăn).

Hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo:

Thực hiện Quyết định số 268/QĐ-TTg, ngày 23/2/2011 và Quyết định số 2904/QĐ-TTg ngày 19/12/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ về biểu giá bán lẻ điện và kinh phí hỗ trợ hộ nghèo tiền điện, trong 3 năm tỉnh đã thực hiện hiện cấp kinh phí hỗ trợ tiền điện cho 67.962 hộ nghèo, với tổng kinh phí hỗ trợ 20.880 triệu đồng, trong đó: năm 2011 hỗ trợ 27.612 hộ nghèo, kinh phí thực hiện 7.455 triệu đồng; năm 2012 hỗ trợ 22.681 hộ nghèo, kinh phí thực hiện 8.165 triệu đồng; năm 2013 hỗ trợ 17.669 hộ nghèo, kinh phí thực hiện 5.240 triệu đồng.

Việc triển khai cấp phát tiền điện cho hộ nghèo đƣợc UBND tỉnh chỉ đạo các ngành: Tài chính, Lao động - TB&XH phối hợp với UBND các huyện, thành, thị tổ chức thực hiện cấp phát đến đúng đối tƣợng, công khai, minh bạch, không để xảy ra thắc mắc khiếu kiện trong cộng đồng.

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ giảm nghèo các cấp:

Đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo ở các cấp là nhân tố quan trọng góp phần vào thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo của tỉnh, hàng năm, Sở Lao động - TB&XH đã chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác giảm nghèo cấc cấp; Sở đã chủ trì phối hợp với một số Sở, ngành, đoàn thể liên quan: Ngân hàng chính

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao hiệu quả xóa đói giảm nghèo của tỉnh Vĩnh Phúc Quản lý kinh tế (Trang 48 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)