Đánh giá kết quả công tác xóa đói giảm nghèo và bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao hiệu quả xóa đói giảm nghèo của tỉnh Vĩnh Phúc Quản lý kinh tế (Trang 67 - 89)

nghiệm

2.3.1. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong quá trình thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo

2.3.1.1. Những tồn tại, hạn chế:

- Nhận thức về trách nhiệm đối với công tác xóa đói giảm nghèo ở một số địa phƣơng, sở, ban, ngành còn chƣa thực sự đầy đủ, thiếu chủ động, chƣa sâu sát trong việc tổ chức thực hiện. Một bộ phận nhỏ cán bộ chƣa đƣợc bố trí quan tâm đúng mức; trình độ chuyên môn chƣa cao, chƣa nhiệt tình và tâm huyết với công tác xóa đói giảm nghèo.

Bên cạnh đó, các hộ nghèo chƣa nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình trong công tác tự xoá đói giảm nghèo, thiếu quyết tâm vƣợt qua đói nghèo; lƣời lao động, còn trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nƣớc.

- Nguồn lực đầu tƣ cho chƣơng trình xoá đói giảm nghèo hàng năm tuy đƣợc sự quan tâm, nhƣng chƣa tƣơng xứng với tiềm năng của tỉnh; mức vốn cho vay thấp, chƣa cân đối với mục tiêu chung giữa các vùng miền. Vốn cấp phát cho một số dự án còn chƣa đảm bảo theo tiến độ, nhiều dự án còn lồng ghép giữa các nguồn lực của Trung ƣơng, tỉnh, huyện, xã dẫn đến tiến độ và hiệu quả chƣơng trình chậm (nhƣ chƣơng trình 134, chƣơng trình 135 của ba xã Đạo Trù, Bồ Lý, Yên Dƣơng của huyện Tam Đảo).

- Sự giám sát các thực hiện các chƣơng trình có nơi, có lúc còn bị buông lỏng. Trách nhiệm của từng ngành, từng địa phƣơng còn trùng chéo, chƣa đƣợc phân định rõ ràng. Việc thực hiện công khai, dân chủ còn mang tính hình thức, nên hiệu quả của chƣơng trình chƣa cao.

- Công tác quản lý vốn vay còn chƣa tốt, tình trạng sử dụng vốn vay không đúng mục đích, dẫn đến thu hồi công nợ gặp nhiều khó khăn.

- Công tác đào tạo, dạy nghề đã đƣợc triển khai, nhƣng chất lƣợng đào tạo còn thấp, giải quyết đầu ra sau đào tạo còn chƣa gắn kết chắt chẽ với đầu vào của công tác dạy nghề. Các dịch vụ giới thiệu việc làm cho ngƣời lao động còn chƣa hấp dẫn, thu phí cao, thậm chí vẫn còn nhiều hiện tƣợng tiêu cực trong công tác giới thiệu việc làm.

2.3.1.2.Nguyên nhân:

Những khó khăn và tồn tại trên đây do nhiều nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan mang lại đó là: Nhận thức của một số cấp uỷ Đảng, chính quyền và một bộ phận dân cƣ nghèo còn chƣa đúng đắn, chƣa chủ động và phát huy tích cực khả năng nội lực để vƣơn lên. Cấp chính quyền cơ sở ở một số địa phƣơng còn áp đặt tỷ lệ hộ nghèo. Ngƣời thoát nghèo không muốn ra khỏi danh sách hộ nghèo với mong muốn đƣợc hƣởng những chế độ, chính sách trợ giúp của Nhà nƣớc.

Các nguồn lực đảm bảo cho công tác XĐGN thiếu tập trung; hệ thống cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ và kém chất lƣợng, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển kinh tế -xã hội của địa phƣơng; nguồn nhân lực tuy dồi dào nhƣng hiệu quả sử dụng lao động chƣa cao, cơ cấu lao động chậm đổi mới, chất lƣợng lao động thấp, thiếu lao động kỹ thuật, nhất là lao động có trình độ tay nghề cao. Đặc biệt, nhiều hộ gia đình khi tham gia vào công tác XĐGN, thực hiện các chƣơng trình còn thiếu kiến thức, kinh nghiệm sản xuất .v.v. nên khi gặp phải rủi ro, các hộ gia đình mới thoát nghèo không vƣợt qua đƣợc khó khăn và tái nghèo trở lại.

- Công tác tuyên truyền, vận động ở từng cấp còn hạn chế về nội dung và hình thức, chƣa thực sự đi sâu vào quần chúng nhân dân, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc ít ngƣời.

- Đội ngũ cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo ở cơ sở vừa thiếu lại vừa yếu thƣờng xuyên thay đổi. Công tác khuyến công, khuyến nông, khuyến lâm và khuyến ngƣ chƣa khơi dậy đƣợc nội lực của từng cơ sở, của từng hộ nghèo và xã nghèo; chƣa có biện pháp hữu hiệu để khuyến khích, nhân rộng mô hình phát triển kinh tế, kinh doanh dịch vụ, khai thác tiềm năng và thu hút lao động.

2.3.2.Bài học kinh nghiệm

- Tăng cƣờng sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, kết hợp với công tác dân vận phù hợp với đặc thù của từng vùng, miền, địa phƣơng, dân tộc, tôn giáo nhằm đƣa các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đến với ngƣời dân, đặc biệt đối với ngƣời nghèo. Đây là yếu tố quan trọng có tính quyết định để thực hiện các mục tiêu chƣơng trình đã đề ra.

- Cấp uỷ Đảng và chính quyền cần quân tâm thực sự đến Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm, tạo động lực mạnh mẽ để thúc đẩy xã hội phát triển một cách bền vững.

- Phát huy tối đa mọi nguồn lực của toàn xã hội nhằm đẩy nhanh tiến độ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn; xã hội hoá các chƣơng trình mục tiêu đặc biệt xây dựng cơ sở hạ tầng đƣờng giao thông nông thôn, phát huy nội lực cũng nhƣ ý thức trách nhiệm, tính chủ động, sáng tạo của địa phƣơng. Thực hiện quyết liệt các chƣơng trình xoá đói giảm nghèo, kết hợp giữa các chƣơng trình của Trung ƣơng và chƣơng trình của địa phƣơng trong quá trình triển khai.

- Thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền đối với đồng bào các dân tộc thiểu số, các vùng khó khăn nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm và nhận thức đầy đủ về chƣơng trình quốc gia xoá đói, giảm nghèo.

- Đẩy mạnh hơn nữa công tác đào tạo, bồi dƣỡng, tập huấn các chƣơng trình khuyến công, khuyến nông, khuyến lâm và khuyến ngƣ cho nông dân, để từng bƣớc nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn của họ.

CHƢƠNG 3:

MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN

2014 - 2015

3.1. Mục tiêu công tác XĐGN của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2014 - 2015 [ 13.T01].

1. Thu nhập bình quân đầu ngƣời ( GDP): đạt 3.500 - 4.000USD

2. Phấn đấu mỗi năm giảm 1,8 - 2 % , tỷ lệ hộ nghèo còn 5,1% (chuẩn mới).

3. Tỷ lệ số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới: 35 - 40% .

4. Phấn đấu giải quyết việc làm khoảng 20-21 nghìn ngƣời/năm. 5. Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 66%.

6. Tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi suy dinh dƣỡng: dƣới 15%

7. Duy trì mức giảm tỷ suất sinh hàng năm từ 0.25 - 0.3%/năm.

3.2. Các đề xuất và kiến nghị cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2014 - 2015

3.2.1. Công tác lãnh, chỉ đạo

Công tác xoá đói giảm nghèo là cuộc vận động lớn và tác động trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, môi trƣờng trên cơ sở phát huy nội lực của cả cộng đồng và sự hỗ trợ của nhà nƣớc nhằm đạt đƣợc mục tiêu đề ra. Trong quá trình tổ chức thực hiện chƣơng trình cần có sự tham gia tích cực, phối hợp chỉ đạo có hiệu quả của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt chủ trƣơng phƣơng pháp, nội dung của chƣơng trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo cho cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân trong tỉnh nhận thức đầy đủ và chủ động thực hiện chƣơng trình có hiệu quả.

3.2.2. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách về xoá đói, giảm nghèo

Đẩy mạnh việc thực hiện các chƣơng trình mục tiêu quốc gia; các chƣơng trình dự án, chính sách an sinh xã hội để hỗ trợ phát triển sản xuất, ổn định đời sống của ngƣời nghèo, thoát nghèo. Tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 03-NQ/TU của Tỉnh uỷ về phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân, nâng cao đời sống của nhân dân giai đoạn 2006-2010, định hƣớng đến năm 2020.

Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 37/2011/NQ- HĐND ngày 19/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh về một số chính sách hỗ trợ dạy nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo giai đoạn 2012-2015.

Nâng cao chất lƣợng xoá đói giảm nghèo, khuyến khích làm giàu hợp pháp. Ƣu tiên đầu tƣ cho các vùng, các địa phƣơng có tỷ lệ nghèo cao, tập trung đầu tƣ kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, trợ giúp về điều kiện sản xuất, nâng cao kiến thức làm kinh tế để giúp các địa phƣơng nghèo, hộ nghèo tự vƣơn lên. Vận động các tầng lớp nhân dân, các tổ chức kinh tế - xã hội quan tâm giúp đỡ ngƣời nghèo.

Khuyến khích các thành phần kinh tế, nhất là kinh tế tƣ nhân phát triển các ngành nghề, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thu hút nhiều lao động; đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động.

Quan tâm thực hiện tốt các chính sách xã hội, giúp đỡ ngƣời nghèo, ngƣời tàn tật, trẻ mồ côi, ngƣời già cô đơn không nơi nƣơng tựa. Tăng nhanh các đối tƣợng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Phân loại cụ thể các đối tƣợng nghèo, đói làm căn cứ xây dựng và hoàn thiện một số chính sách đặc thù cho từng địa phƣơng trên cơ sở Hiến pháp và Pháp luật nhƣ: chính sách dồn điền đổi thửa nhằm hình thành những vùng sản xuất tập trung thuận lợi cho việc thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá

nông nghiệp nông thôn; phát triển nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá, nâng cao số lƣợng và chất lƣợng sản phẩm.

Tiếp tục đổi mới các chính sách về vốn theo hƣớng đa dạng hoá các hình thức vay, tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời dân đƣợc vay vốn với mức lãi suất ƣu đãi để họ có thể thực hiện đầu tƣ và tái đầu tƣ; hình thành và phát triển các Quỹ đói nghèo nhằm giúp đỡ các hộ gia đình đói nghèo vƣợt qua khó khăn để thoát khỏi cảnh nghèo đói.

Ƣu tiên và tạo cơ chế, chính sách nhƣ hỗ trợ thuế, tiền thuê đất nhằm thu hút các nhà đầu tƣ, các doanh nghiệp, phát triển các nhà máy chế biến nông, lâm sản để tiêu thụ sản phẩm đầu ra, giúp ngƣời dân yên tâm sản xuất.

3.2.3 Huy động các nguồn lực trong xã hội và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo giai đoạn 2014 - 2015, UBND tỉnh cần thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm huy động tối đa các nguồn lực cho công tác xoá đói, giảm nghèo. Cụ thể, huy động khoảng 23.205,5 tỷ đồng, trong đó phân kỳ đầu tƣ:

- Giai đoạn 2011-2015 là 14.483,7 tỷ đồng. - Giai đoạn 2016-2020 là 8.721,8 tỷ đồng.

Để đạt đƣợc kết quả trên cho chƣơng trình xoá đói giảm nghèo, hàng năm tỉnh phải trích từ NSNN ngân sách địa phƣơng khoảng 6%/ tổng thu NSĐP; tranh thủ nguồn hỗ trợ từ NSTW, các doanh nghiệp, các nhà tài trợ và đặc biệt thực hiện xã hội hoá thông qua phong trào đóng góp, ủng hộ quỹ xóa đói giảm nghèo, nhân “ ngày vì ngƣời nghèo” và đóng góp phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, xây dựng đƣờng giao thông nông thôn.

Bên cạnh đó, việc huy động các nguồn lực tài chính, UBND tỉnh cần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hƣớng sản xuất hàng hóa tập trung, chuyên canh phục vụ cho xuất khẩu và cung cấp nguyên liệu cho công

nghiệp chế biến; ứng dụng công nghệ và chuyển giao khoa học công nghệ cho nông dân; phát triển các công trình thủy lợi. Phát triển kinh tế trang trại.

Chú trọng giải pháp phát huy tiềm năng sức lao động thông qua công tác dạy nghề - xuất khẩu lao động - giải quyết việc làm; xác định xuất khẩu lao động là một giải pháp chiến lƣợc và hiệu quả để xóa đói giảm nghèo và tạo tiền đề cho ngƣời nghèo vƣơn lên khá, giàu.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng phát triển và tăng tỷ trọng các nhóm ngành công nghiệp, thƣơng mại và dịch vụ, đồng thời giảm tỷ trọng các nhóm ngành nông nghiệp, giúp các hộ đói nghèo sớm tiếp cận với quá trình phát triển kinh tế, xã hội của địa phƣơng

Mặt khác, tỉnh cần tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và cơ cấu thành phần kinh tế, hƣớng họ từ việc sản xuất theo nền kinh tế phi tập trung, phi chính quy vào sản xuất hàng hoá lớn của nền kinh tế tập trung và chính quy có sự quản lý của Nhà nƣớc; chú trọng phát triển các loại cây, con có giá trị kinh tế cao, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng.

Đa dạng hoá các hoạt động phi nông nghiệp và các hình thức kinh doanh, tiếp tục xây dựng và phát triển các làng nghề truyền thống tại địa phƣơng; trên cơ nhân rộng điển hình từ các nghệ nhân của địa phƣơng. Xây dựng thƣơng hiệu sản phẩm có chất lƣợng cao đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Qua đó vừa đảm bảo nguồn thu nhập, nâng cao chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân nói chung và các hộ đói nghèo nói riêng, giúp họ thoát khỏi vũng luẩn quẩn của nợ nần và nghèo đói.

3.2.4. Thực hiện có hiệu quả các chƣơng trình, dự án và triển khai đồng bộ các chính sách về xoá đói giảm nghèo

Thực hiện kiên cố hoá kênh mƣơng, xây dựng thuỷ lợi và ứng dụng công nghệ tƣới ẩm vào các vùng thiếu nƣớc. Hƣớng dẫn các hộ gia đình ở nông thôn cải tạo vƣờn tạp, hình thành các khu vƣờn chuyên canh kết hợp với

đa dạng hoá các mô hình sản xuất kết hợp VAC (Vƣờn – Ao - Chuồng), phát triển kinh tế trang trại, thực hiện chuyển giao và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất góp phần phát triển kinh tế -xã hội, xóa đói giảm nghèo tại các hộ gia đình và địa phƣơng.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chƣơng trình, dự án theo các nội dung cụ thể sau:

Thứ nhất là: Về chƣơng trình cho vay giải quyết việc làm

UBND tỉnh Vĩnh Phúc cần cụ thể hoá về chính sách cho vay ƣu đãi, giải quyết việc làm đối với ngƣời nghèo; hỗ trợ lãi suất cho vay đối với hộ nghèo, nâng mức cho vay bình quân từ 10-15 triệu đồng/hộ nông dân, tăng thời hạn cho vay phù hợp chu trình của từng loại cây trồng, vật nuôi.

Thực hiện tín dụng ƣu đãi cho các hộ nghèo với thủ tục vay và thu hồi vốn đơn giản, thuận tiện nhanh chóng, phù hợp với trình độ ngƣời nghèo; áp dụng linh hoạt phƣơng thức cho vay chủ yếu là tín chấp thông qua các đoàn thể xã hội. Đẩy nhanh thời gian thẩm định dự án; mức cho vay và thời gian vay phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh, nhƣng mức cho vay tối đa không vƣợt quá 20 triệu đồng/hộ nông dân, thời gian vay không quá 3 năm; hình thức cho vay có bằng tiền hay hiện vật.

Các tổ chức chính trị xã hội hoặc các đoàn thể nhƣ Hội Phụ nữ, Hội Nông dân... cần tổ chức giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay, đảm bảo sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, hoàn vốn đúng thời hạn, hạn chế tình trạng nợ đọng kéo dài.

Thứ hai là: thực hiện chính sách hỗ trợ về y tế, giáo dục, đào tạo nghề Quan tâm chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cho nhân dân, đặc biệt có chính sách hỗ trợ về y tế, giáo dục cho ngƣời nghèo, dân tộc thiểu số trẻ em, ngƣời cao tuổi và nhân dân sống tại các xã đặc biệt khó khăn, tạo điều kiện cho ngƣời nghèo đƣợc tham gia khám chữa bệnh ở những cơ sở y tế

công lập. Tiếp tục củng cố tuyến y tế cơ sở, bổ sung trang thiết bị và đội ngũ cán bộ. Đến năm 2015, phấn đấu 100% y tế xã, phƣờng, thị trấn có bác sỹ, 100% nhân viên y tế thôn, bản có trình độ trung cấp trở lên, 100% xã, phƣờng thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế.

Thực hiện miễn phí khám, chữa bệnh không chỉ cho ngƣời nghèo, trẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao hiệu quả xóa đói giảm nghèo của tỉnh Vĩnh Phúc Quản lý kinh tế (Trang 67 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)