Đặc điểm về kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao hiệu quả xóa đói giảm nghèo của tỉnh Vĩnh Phúc Quản lý kinh tế (Trang 31 - 39)

2.1. Đặc điểm tình hình về tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc

2.1.2. Đặc điểm về kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc

Trƣớc khi tái lập tỉnh, Vĩnh Phúc vốn là một tỉnh thuần nông đang chuyển đổi cơ cấu. Năm 1997 cơ cấu kinh tế là nông nghiệp 52%, dịch vụ 36%, công nghiệp 12%, thu ngân sách đạt gần 100 tỷ đồng. Năm 2010 có cơ cấu kinh tế là công nghiệp (56,3%); dịch vụ (30,23%); nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (13,74%) [ 16. Tr12];

Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân 5 năm (2006-2010) là 17,4% [ 16.Tr12].

Năm 2010, Vĩnh Phúc đứng thứ 6 trong các tỉnh thành trên cả nƣớc về thu ngân sách với hơn 14.000 tỷ đồng. Với hàng trăm doanh nghiệp trong nƣớc và nƣớc ngoài với tổng mức vốn đầu tƣ khoảng gần 800.000 USD và 18.600 tỷ đồng, đƣợc đầu tƣ ở 14 cụm, khu công nghiệp, khu vui chơi, giải trí, du lịch trên khắp địa bàn.

Năm 2013, tổng thu ngân sách nhà nƣớc của tỉnh Vĩnh Phúc đạt hơn 19.200 tỷ đồng là một trong 10 tỉnh đạt kết quả cao vƣợt thu về ngân sách.

Đánh giá về tình hình thực hiện nhiệm vụ Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XV nửa nhiệm kỳ đã thu đƣợc một số kết quả sau:

Qua hơn hai năm thực hiện Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ tỉnh lần thứ XV trong điều kiện thời tiết có những diễn biến bất thƣờng nhƣ rét đậm, rét hại, nắng nóng kéo dài thành đợt, mƣa to gây ngập úng trên diện rộng, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, giá đầu vào sản xuất nông nghiệp ở mức cao, trong khi giá bán nông sản có thời điểm xuống thấp đã ảnh hƣởng không nhỏ đến sản xuất ngành nông nghiệp... Nhịp độ tăng trƣởng bình quân giai đoạn 2011-2013 giá trị sản xuất (theo giá so sánh) toàn ngành tăng 1,4%/năm (MTĐH: 3-3,5/năm). Cơ cấu giá trị sản xuất trong nội bộ nông nghiệp tiếp tục có sự chuyển dịch đúng hƣớng, tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng từ 45,4% năm 2010 lên 47,9% năm 2013 (MTĐH : 62,3%) [2.Tr 3].

Về sản xuất nông nghiệp

- Ngành trồng trọt đã từng bƣớc chuyển dịch theo hƣớng sản xuất hàng hoá. Cơ cấu cây trồng chuyển dịch đúng hƣớng, giảm diện tích các loại cây có giá trị kinh tế thấp, tăng dần diện tích các loại cây có giá trị kinh tế cao. Mặc dù có hiện tƣợng bỏ ruộng trống trong vụ Đông, song tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm cơ bản ổn định, đạt trung bình 96 ngàn ha/năm, [2.Tr4] trong đó cây lúa đạt 59,2 ngàn ha/năm. Hơn hai năm qua, tuy thời tiết thất

thƣờng nhƣng nhờ thâm canh tăng năng suất, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ... nên năng suất một số cây trồng có tăng, năm 2013 ƣớc cây lúa đạt 56 tạ/ha, [2.Tr4] bình quân tăng 1,8%/năm, cây lạc tăng 2,3%/năm, các loại cây trồng khác có năng suất tăng hoặc giảm không đáng kể. Sản lƣợng lƣơng thực có hạt cơ bản ổn định, trung bình đạt xấp xỉ 39 vạn tấn/năm [2.Tr4].

- Các dịch vụ trong nông nghiệp nhƣ làm đất, tƣới tiêu, cung cấp giống, vật tƣ phân bón đƣợc triển khai đạt kết quả tốt, đảm bảo cung ứng đầy đủ cho sản xuất. Công tác dự tính, dự báo sâu bệnh đƣợc duy trì thƣờng xuyên. Công tác khuyến nông đƣợc tăng cƣờng, đã xây dựng nhiều chuyên mục trên Đài PTTH tỉnh, Báo Vĩnh phúc, tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật cho nông dân, xây dựng nhiều mô hình trình diễn các loại giống mới nhƣ lúa, bí đỏ, bí xanh, dƣa chuột, dƣa hấu, cà chua, ớt… có năng suất và hiệu quả kinh tế cao, từng bƣớc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới đến cho nông dân. Công tác quản lý nhà nƣớc về giống cây trồng, vật tƣ, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đƣợc tăng cƣờng; tình trạng kinh doanh giống và vật tƣ có phẩm cấp chất lƣợng kém đã đƣợc hạn chế; hoạt động sản xuất, kinh doanh sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đã đi vào nền nếp, đúng quy định của Nhà nƣớc.

Về lâm nghiệp

Công tác trồng và chăm sóc rừng đƣợc duy trì ổn định. Trong 3 năm đã trồng mới đƣợc 2.481 ha rừng tập trung và 604,2 ha cây phân tán. Bình quân mỗi năm trồng đƣợc 827 ha rừng tập trung và 201,4 ha cây phân tán. Công tác phòng chống cháy rừng và bảo vệ rừng đƣợc duy trì thƣờng xuyên nên mặc dù có xảy ra một số vụ cháy nhỏ nhƣng thiệt hại không đáng kể. Tỷ lệ che phủ rừng tăng từ 22,8% năm 2010 lên 24,4% năm 2013 và dự kiến đạt 26,7% vào năm 2015 (đạt MTĐH) [2.Tr4].

Sản xuất thuỷ sản

Duy trì đƣợc sự phát triển. Diện tích nuôi trồng ổn định với trên 7 ngàn ha/năm, bƣớc đầu một số diện tích đã chuyển từ nuôi quảng canh sang nuôi thâm canh nên sản lƣợng và giá trị nuôi trồng thuỷ sản có mức tăng khá trong toàn ngành. Năm 2013 ƣớc sản lƣợng nuôi trồng thuỷ sản đạt 16,4 ngàn tấn, tăng bình quân 3,4%/năm, giá trị sản xuất ƣớc đạt 150 tỷ đồng, tăng bình quân 2,5%/năm [2.Tr5]. Hiện nay trên địa bàn tỉnh, đang tiếp tục phát triển chăn nuôi giống thuỷ sản cho giá trị kinh tế cao nhƣ: Ếch, ba ba, cá sấu đã giúp ngƣời nuôi nâng cao thu nhập, đáp ứng nhu cầu thị trƣờng, tuy nhiên số lƣợng và diện tích nuôi trồng ít và khó nhân rộng.

Về Chương trình xây dựng nông thôn mới

Tỉnh Vĩnh Phúc đã tập trung chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành trong việc triển khai các bƣớc xây dựng nông thôn mới, nhất là ở 20 xã điểm nhằm hoàn thành các tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2013. Ban chỉ đạo tỉnh Chƣơng trình Xây dựng nông thôn mới đã phân công nhiệm vụ cho các thành viên trực tiếp theo dõi, hƣớng dẫn, tháo gỡ khó khăn cho 20 xã điểm; chỉ đạo UBND các huyện, thành, thị và các sở, ngành tổng hợp nhu cầu, phân bổ vốn đầu tƣ năm 2013 theo hƣớng ƣu tiên cho 20 xã điểm nhằm hoàn thiện hạ tầng trong năm 2013. Công tác tuyên truyền xây dựng Nông thôn mới tiếp tục đƣợc đẩy mạnh; nhận thức và ý thức xây dựng Nông thôn mới của đội ngũ cán bộ cơ sở và nhân dân đã có nhiều chuyển biến tích cực. Đến nay, sau hơn 2 năm triển khai Chƣơng trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn tỉnh đã có nhiều khởi sắc. Số tiêu chí đa ̣t đƣợc ngày một tăng: Đến nay đã có 21 xã (17,73%) đạt 13-16 tiêu chí; 30 xã (26,77%) đạt 10-12 tiêu chí và 61 xã (54,50%) đạt dƣới 10 tiêu chí.

Sản xuất công nghiệp - xây dựng:

Giữ vai trò là nền tảng của nền kinh tế, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả tỉnh. Nhịp độ tăng bình quân về giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng (giá so sánh 1994) đạt 6,2%/năm (MTĐH: 16-17%/năm) và giá trị tăng thêm (giá so sánh 1994) đạt 6,1%/năm (MTĐH: 16-16,5%/năm) [2.Tr5].

Bƣớc vào thực hiện Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XV, sản xuất công nghiệp của tỉnh gặp rất nhiều khó khăn nhƣ giá nguyên liệu đầu vào tăng; thảm hoạ động đất, sóng thần ở Nhật Bản, lũ lụt ở Thái Lan; cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ xảy ra trên phạm vi toàn cầu; sự thay đổi của một số chính sách vĩ mô về phí, lệ phí, lãi suất ... đã tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất công nghiệp của tỉnh, nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm sản lƣợng sản xuất trong đó có những doanh nghiệp đóng góp lớn vào tăng trƣởng, thu ngân sách của tỉnh nhƣ Công ty Toyota, Honda Việt Nam... Song, nhờ có sự chủ động trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nên đã hạn chế đƣợc những tác động tiêu cực ảnh hƣởng đến sản xuất. Nhịp độ tăng trƣởng giá trị sản xuất (giá so sánh 1994) bình quân giai đoạn 2011-2013 ngành công nghiệp đạt 6,3%/năm, trong đó: Khu vực nhà nƣớc tăng 2,3%/năm, khu vực ngoài quốc doanh tăng 8,0%/năm và khu vực FDI tăng 6,1%/năm [2.Tr5].

Trong sản xuất công nghiệp, khu vực FDI vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh, ƣớc đến năm 2013 về giá trị sản xuất (giá CĐ1994) khu vực này đạt 43.952 tỷ đồng, chiếm 86,2% ngành công nghiệp, nhịp độ tăng bình quân giai đoạn 2011-2013 đạt 6,1%/năm. Khu vực công nghiệp trong nƣớc tuy gặp nhiều khó khăn nhƣng vẫn duy trì đƣợc tốc độ phát triển, nhịp độ tăng bình quân đạt 7,1%/năm [2.Tr5].

Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu nhƣ: Xe máy tăng 5,4%/năm, gạch ốp lát tăng 4,1%/năm, quần áo may sẵn tăng 12,4%/năm, ống thép tăng 19,2%/năm... Riêng sản phẩm ô tô do sự suy giảm về kinh tế, nhu cầu tiêu dùng xã hội giảm, mặt khác một số chính sách thuế, phí thay đổi đã ảnh hƣởng đến tiêu thụ, nên sản lƣợng ô tô giảm bình quân 10,3%/năm [2.Tr6].

Cùng với phát triển các ngành công nghiệp sản xuất tập trung, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề đã đƣợc quan tâm đầu tƣ phát triển, góp phần giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã có có 22 làng nghề đƣợc UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn, trong đó, có 05 cụm công nghiệp làng nghề đã tiến hành đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng là Thanh Lãng, thị trấn Yên Lạc, Tề Lỗ, Vĩnh Sơn và thị trấn Lập Thạch.

Kinh doanh thương mại:

Hệ thống cơ chế, chính sách và cơ sở hạ tầng phục vụ kinh doanh thƣơng mại dần đƣợc hoàn thiện đảm bảo môi trƣờng thông thoáng tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh. Thị trƣờng hàng hoá phong phú, đa dạng; mặt khác, một số trung tâm thƣơng mại có quy mô nhƣ BigC, Coop Mark,... đã đi vào hoạt động đáp ứng cơ bản đƣợc nhu cầu cho sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội ƣớc năm 2013 đạt 32.750 tỷ đồng đƣa nhịp độ tăng bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 20,7%/năm [2.Tr6].

Hoạt động xuất khẩu

Tốc độ tăng trƣởng bình quân giai đoạn 2011-2013 ƣớc đạt 14,8%/năm. Kim ngạch nhập khẩu bình quân ƣớc tăng 8,5%/năm, trong đó chủ yếu là nguyên vật liệu, linh kiện, phụ tùng phục vụ sản xuất và máy móc thiết bị để

hình thành tài sản cố định.

Kinh doanh vận tải

Đáp ứng đƣợc nhu cầu vận chuyển phục vụ cho sản xuất và đi lại của nhân dân. Số lƣợng các loại phƣơng tiện vận tải tăng nhanh, chất lƣợng phục vụ đƣợc cải thiện, mạng lƣới các phƣơng tiện công cộng (xe buýt, xe taxi) đƣợc phủ rộng. Bình quân giai đoạn 2011-2013 khối lƣợng vận chuyển hàng hoá ƣớc tăng 27,3%/năm, khối lƣợng luân chuyển hàng hoá ƣớc tăng 20,2%/năm; về vận chuyển hành khách ƣớc tăng bình quân 19,5%/năm và luân chuyển hành khách ƣớc tăng bình quân 19%/năm [2.Tr7].

Hoạt động kinh doanh du lịch có nhiều tiến bộ.

Tỉnh chỉ đạo tập trung đầu tƣ hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, các công trình lớn, quan trọng, tạo điểm nhấn về du lịch và tăng cƣờng các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về du lịch, về con ngƣời Vĩnh Phúc bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng nhằm thực hiện Nghị Quyết số: 01- NQ/TU ngày 04/11/2011 về phát triển dịch vụ, du lịch tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2020 và phấn đấu “đƣa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”. Đặc biệt, đầu năm 2013 hƣởng ứng Năm Du lịch quốc gia đồng bằng sông Hồng, tỉnh đã tổ chức Tuần Văn hoá – Du lịch Vĩnh Phúc với nhiều hoạt động phong phú, đã thu hút một lƣợng lớn khách du lịch trong và ngoài nƣớc đến với tỉnh. Tuy nhiên, các dịch vụ phụ trợ, các cơ sở vui chơi giải trí vẫn chƣa thực sự phát triển để thu hút và lƣu giữ khách ở lại Vĩnh Phúc dài ngày. Doanh thu du lịch năm 2013 ƣớc đạt 950 tỷ đồng đƣa nhịp độ tăng doanh thu du lịch bình quân giai đoạn 2011-2013 ƣớc đạt 7,8%/năm [2.Tr8].

ngày càng tốt hơn, hệ thống mạng ngày càng đƣợc tăng cƣờng và phát triển đã cơ bản đáp ứng đƣợc yêu cầu về dịch vụ viễn thông, Internet, thuê kênh…

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt đƣợc vẫn còn một số hạn chế trên các lĩnh vực kinh tế xã hội, đó là:

Tiềm năng trong nông, lâm nghiệp chƣa đƣợc khai thác hiệu quả; chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở một số vùng chƣa rõ nét. Hoạt động khuyến nông, khuyến lâm chƣa mạnh; dịch vụ phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp chậm phát triển; áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, cơ giới hóa trong sản xuất chƣa nhiều. Đầu tƣ phát triển kinh tế nông thôn còn dàn trải, các dự án hỗ trợ khai hoang kết quả đạt thấp. Các mục tiêu định canh định cƣ thực hiện chƣa đồng bộ.

- Đối với công nghiệp:

Một số dự án quy hoạch chậm đƣợc triển khai; quy hoạch chƣa đƣợc điều chỉnh, bổ sung kịp thời. Quy mô các cơ sở sản xuất nhỏ bé, sức cạnh tranh của sản phẩm kém; tỷ trọng sản phẩm thô vẫn ở mức cao; thiếu cán bộ quản lý và thợ lành nghề; hiệu quả kinh doanh còn thấp. Tiềm năng về thủy điện chƣa đƣợc phát huy.

- Công tác quy hoạch, đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội: Tồn tại trong công tác quy hoạch, đầu tƣ xây dựng còn có hạn chế: Chất lƣợng, hiệu quả một số dự án thấp; một số công trình thủy lợi chƣa đƣợc khai thác hiệu quả; huy động nội lực trong khu vực ngoài nhà nƣớc để đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng còn hạn chế.

- Hoạt động kinh tế đối ngoại:

Kinh tế đối ngoại nói chung còn yếu, mặt hàng xuất khẩu chính vẫn là sản phẩm thô; kim ngạch xuất nhập khẩu có tăng trƣởng nhƣng chƣa vững chắc. Tiềm năng về kinh tế, du lịch chậm đƣợc phát huy.

- Hạn chế trong giáo dục - đào tạo là chất lƣợng còn thấp, chƣa đồng đều giữa các vùng, miền; một số vùng sâu, vùng xa nguy cơ tái mù chữ cao. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học ở nhiều trƣờng còn chƣa tƣơng xứng.

- Sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân:

So với Nghị quyết Đại hội XIV đề ra, tỷ lệ số trạm y tế xã có bác sĩ mới đạt 80%; giảm tỷ suất sinh đạt 60%; cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, đội ngũ y bác sĩ các bệnh viện từ tỉnh đến huyện còn thiếu và yếu.

- Các hoạt động văn hóa - thông tin:

Hạn chế trong lĩnh vực này là phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục - thể thao chƣa đồng đều giữa các vùng, miền. Tình trạng thiếu thống tin ở một số vùng dân tộc thiểu số chậm đƣợc khắc phục; chất lƣợng một số làng văn hóa còn thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao hiệu quả xóa đói giảm nghèo của tỉnh Vĩnh Phúc Quản lý kinh tế (Trang 31 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)