Việt Nam
2.2.1 Về chuyển giao công nghệ và chia sẻ kinh nghiệm quản lý
2.2.1.1. Phần lớn máy móc, thiết bị được đưa vào Việt Nam là lạc hậu, đã qua sử dụng, tiêu hao nhiều năng lượng.
Thông qua các dự án đầu tƣ chuyển giao công nghệ nƣớc ta có thể hiện đại hoá nền công nghệ - kỹ thuật nƣớc mình. Tuy nhiên, trong những năm qua, vẫn còn những hiện tƣợng nhập, chuyển giao vào nƣớc ta những công
nghệ đã mất tính cạnh tranh không những gây ô nhiễm môi trƣờng, nguy cơ biến nƣớc ta thành "bãi thải công nghiệp".
Thực trạng công nghệ của các doanh nghiệp FDI ở nƣớc ta hiện nay, đa phần là công nghệ đã qua sử dụng, chƣa phải là các công nghệ hiện đại nhất. Những hạn chế về chuyển giao công nghệ bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:
Một là, các nhà ĐTNN bao giờ cũng đặt mục tiêu lợi nhuận và thời gian
thu hồi vốn nhanh lên hàng đầu, nên nhiều doanh nghiệp chuyển những thiết bị mà họ thấy phù hợp với trình độ và phát huy đƣợc hiệu quả ở VN mặt khác đôi khi các nhà ĐTNN cũng không muốn chuyển giao hết công nghệ cho nƣớc khác.
Hai là, mặt bằng công nghệ và trình độ của lao động trên VN chƣa tƣơng
xứng để có thể tiếp cận công nghệ mới.
Ba là, các doanh nghiệp FDI đầu tƣ tại VN có tới 87,37% là doanh
nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài, đây là một hình thức khép kín và hầu nhƣ không có sự chuyển giao công nghệ ra bên ngoài.
2.2.1.2. Nhiều doanh nghiệp FDI chủ yếu là gia công, lắp ráp nên tạo ra giá trị gia tăng thấp trong khi đó lại là những ngành dễ bị tổn thương trước những biến động của nền kinh tế thế giới.
Các dự án FDI ở Viê ̣t Nam phần lớn tập trung vào lĩnh vực công nghiệp, tuy nhiên chủ yếu là gia công, lắp ráp xe máy, ôtô, các linh kiện điện tử, hàng may mặc, giày da… Đây chủ yếu là những mặt hàng có giá trị gia tăng thấp do các doanh nghiệp FDI nhập nguyên vật liệu từ nƣớc ngoài và chủ yếu là gia công, lắp ráp ở Việt Nam, góp rất ít giá trị vào sản phẩm cuối cùng trƣớc khi xuất khẩu ra nƣớc khác.
Do phụ thuộc vào việc nhập khẩu nguyên liệu, những ngành nghề này lại chịu nhiều ảnh hƣởng từ thị trƣờng thế giới nên rất dễ gặp rủi ro khi có biến
động. Hơn nữa, các doanh nghiệp FDI nhập khẩu quá nhiều nguyên vật liệu mà phần lớn lại từ các công ty mẹ, đây là một trong những điều kiện thực hiện việc chuyển giá làm ảnh hƣởng đến môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc.
Nguyên nhân của tình trạng này là do ngành công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam còn quá yếu, không đáp ứng đƣợc nhu cầu về nguyên vật liệu cho các doanh nghiệp FDI buộc họ phải nhập khẩu.
Tỷ lệ nội địa hóa của ngành cơ khí Việt Nam chỉ đạt 26,5% trong khi ở Thái Lan là 53,9%, Malaysia là 41,3% và Indoneosia là 39,5%. Con số đáng buồn này đƣợc công bố tại Hội thảo quốc tế “ Thu hút các doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam tại khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế” do Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân phối hợp với Văn phòng JICA tại Việt Nam tổ chức.
Biểu hiện thê thảm nhất trong công nghiệp ô tô. Hơn 10 năm qua, tỷ lệ nội địa hóa của các liên doanh lắp ráp xe hơi trong nƣớc chỉ đạt từ 5 đến 10%. Nhiều nhà máy dẫu rất muốn cũng chỉ có thể tìm đƣợc các sản phẩm nội địa nhƣ dây điện, khung ghế ngồi, bàn đạp chân ga, chân phanh và ăng ten (dùng cho radio trong xe), còn lại là nhập khẩu từ da mút đến ốc vít...
2.2.1.3. Nhiều doanh nghiệp FDI chưa tuân thủ đúng luật bảo vệ môi trường.
Việc hình thành các KCN, KKT trong những năm vừa qua đã thu hút đƣợc một số lƣợng lớn các dự án đầu tƣ trong và ngoài nƣớc, đặc biệt là các dự án FDI đã góp phần đáng kể cho quá trình phát triển kinh tế xã hô ̣i . Tuy nhiên, cùng với quá trình phát triển công nghiệp nhanh chóng đã làm ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng môi trƣờng. Đa số các dự án chƣa quán triệt việc thực thi luật bảo vệ môi trƣờng. Nhiều dự án tiến hành xây dựng mà
không thông qua thẩm định, đánh giá, tác động môi trƣờng; thậm chí nhà máy đã xây dựng xong, đi vào hoạt động vẫn không có công trình xử lý chất thải. Đặc biệt, một số nơi tình trạng gây ô nhiễm môi trƣờng đã tới mức báo động nhƣ một số xí nghiệp công ty có vốn FDI xả nƣớc thải ra sông, kênh rạch gây chết cá, cây trồng làm thiệt hại hàng chục tỷ đồng cho nhân dân vùng ven, khiến cho chính quyền địa phƣơng phải can thiệp. Tác động tiêu cực rõ nhất của các dự án FDI trong lĩnh vực sản xuất ở Viê ̣t Nam là gây ô nhiễm môi trƣờng , nhiều doanh nghiệp FDI do vi phạm về bảo vệ môi trƣờng, đã bị chính quyền buộc phải đóng cửa, ngừng hoạt động vì không có những biện pháp xử lý ô nhiễm môi trƣờng do chất thải sinh ra trong quá trình sản xuất. Vấn đề mâu thuẫn giữa tăng trƣởng sản xuất công nghiệp, duy trì nhịp độ tăng trƣởng kinh tế cao với sự ô nhiễm môi trƣờng do sản xuất gây ra vẫn là bài toán nan giải đặt ra cho các chính quyền đi ̣a
phƣơng. Điều này lại đặc biệt rõ nét trong hoạt động thu hút các dự án FDI trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, chất thải có nhiều thành phần độc hại, nếu không đƣợc xử lý và kiểm soát chặt chẽ sẽ gây ra ô nhiễm môi trƣờng và chi phí xã hội hiện tại và tƣơng lai sẽ vô cùng lớn, làm giảm khả năng đạt tới mục tiêu phát triển bền vững.
Nhiều doanh nghiệp FDI đã không chấp hành nghiêm túc Luật bảo vệ môi trƣờng nhƣ: không tổ chức lập báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng, không cam kết hoặc không thực hiện đúng cam kết về bảo vệ môi trƣờng, không đầu tƣ hệ thống xử lý chất thải hoặc có đầu tƣ nhƣng xử lý không có hiệu quả, vi phạm các tiêu chuẩn môi trƣờng làm ảnh hƣởng đến đời sống nhân dân.
Tại Đà Nẵng , theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trƣờng, hiện tại có hai KCN có lƣợng nƣớc thải lớn. Đó là KCN Hoà Khánh: 4500 m3
/ngày và Khu Công nghiệp Dịch vụ Thuỷ sản: 1000 m3/ngày. Đây là nguồn gây ô
nhiễm môi trƣờng cục bộ ở một số điểm trên địa bàn thành phố. Kết quả quan trắc chất lƣợng nƣớc thải của hai KCN này vƣợt tiêu chuẩn Việt Nam nhiều lần.
Các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp nói chung, trung bình một doanh nghiệp thải 20 tấn/ngày, lƣợng rác thực tế thu gom đƣợc khoảng 14 tấn/ngày. Các công nghệ đang sử dụng trong chế biến rác chƣa thực hiện đƣợc việc tách các chất thải rắn nói chung và chất thải rắn nguy hại, mà vẫn gom chung với các chất thải thông thƣờng.
Theo báo cáo của sở tài nguyên môi trƣờng tỉnh Vĩnh Phúc thì từ 2005, nƣớc thải của công ty sản xuất phanh NISSIN Việt Nam, sau đó nƣớc thải của KCN Khai Quang và nƣớc thải của Công ty cổ phần Prime Yên Bình chảy vào khu vực đồng trũng thuộc thôn Phổ, xã Quất Lƣu, huyện Bình Xuyên gây ô nhiễm môi trƣờng ở khu vực này. Ban đầu nƣớc thải chỉ gây mẩn ngứa cho ngƣời dân tại đây, sau đó mức độ ô nhiễm ngày càng tăng đã làm chết lạc, trồng lúa không có thóc và đến nay khu vực này hầu nhƣ không canh tác đƣợc. Theo kết quả các nghiên cứu, nhìn chung, FDI từ các quốc gia thuộc OECD (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế) thƣờng tôn trọng rất tốt các luật lệ về môi trƣờng nhƣng cũng không ít trƣờng hợp vi phạm của FDI từ các quốc gia không thuộc OECD nhƣ Hong Kong, Singapore, Đài Loan.
Ví dụ điển hình ở Việt Nam là trƣờng hợp công ty VEDAN của Đài Loan. Họ đã xả chất thải ra sông Thị Vải hàng chục năm nay nhƣng mãi đến tận bây giờ chính quyền địa phƣơng mới biết và can thiệp. Tuy nhiên càng đi sâu vào vụ việc mới thấy rằng VEDAN là thủ phạm đƣợc phát hiện nhƣng không phải là duy nhất gây ô nhiễm nguồn nƣớc. Tạm bỏ qua vấn đề đạo đức kinh doanh, trên thực tế, với mục tiêu lợi nhuận, các doanh nghiệp đều tìm cách tối thiểu hóa chi phí và cụ thể trong trƣờng hợp này, VEDAN sử dụng hệ
chúng ta lại không phát hiện sớm vi phạm của VEDAN. Và thậm chí khi phát hiện ra rồi thì dƣờng nhƣ sự tình cũng không thay đổi nhiều. Khi mà sự việc VEDAN tại sông Thị Vải chƣa lắng xuống thì cũng chính là VEDAN với nhà máy chế biến tinh bột sắn Hà Tĩnh lại tiếp tục gây ô nhiễm môi trƣờng tại 2 xã Kỳ Sơn và Kỳ Lâm, thuộc huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh). Điều này cho thấy dƣờng nhƣ các chế tài xử phạt của Việt Nam là không đủ tính răn đe, và nếu nhƣ vậy, có lẽ trong tƣơng lại những hiện tƣợng nhƣ VEDAN vẫn sẽ tiếp tục tái diễn.
Ngày 28/2/2011 Tổng cục môi trƣờng cũng đã có kết luận thanh tra về bảo vệ môi trƣờng và quyết định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trƣờng đối với công ty TNHH Piaggio Việt Nam vì đã xả nƣớc thải vƣợt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 2 đến dƣới 5 lần, trong trƣờng hợp lƣợng nƣớc thải từ 50m3/ngày đến dƣới 500m3/ngày, vi phạm Điểm C Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Chính Phủ về xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng.
Ngoài những tác động gây ô nhiễm môi trƣờng trực tiếp qua hoạt động sản xuất, việc chuyển giao công nghệ lạc hậu cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hƣởng đến ô nhiễm môi trƣờng, tuy mức độ ảnh hƣởng không lớn, nhƣng cũng là vấn đề cần đƣợc quan tâm, trong đó đặc biệt chú ý các ngành bia rƣợu, giấy bao bì, dệt may trình độ công nghệ thấp hơn trình độ chung của ngành.
2.2.2. Vấn đề chuyển giá của các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam
Chuyển giá là những giao dịch về giá ẩn bên trong các TNCs hay nói cách khác là giao dịch giữa các công ty mẹ và các chi nhánh công ty con. Toàn bộ quá trình từ đƣa máy móc vào - cung ứng nguyên liệu - tổ chức sản xuất, gia công đến thu xếp đầu ra đều đƣợc khép kín, phía nƣớc nhận đầu tƣ
giá vật tƣ, máy móc để nâng giá trị dự án và tăng tỷ lệ góp vốn trong liên doanh, khai khống giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào, tạo giá thành ảo, tạo ra tình trạng “lỗ giả, lãi thật’’ và sử dụng nó nhƣ một biện pháp để tránh đánh thuế chuyển lợi nhuận, thuế nhập khẩu và kiểm soát tỷ giá. Hiện tƣợng chuyển giá hầu nhƣ đều xảy ra đối với các công ty đa quốc gia. Tại Việt Nam, hiện tƣợng chuyển giá đã xuất hiện và ngày càng phổ biến tại các doanh nghiệp FDI. Đây đang là vấn đề phức tạp và khó tiếp cận, gây ra sự cạnh tranh không lành mạnh đối với các doanh nghiệp trong nƣớc, làm thất thu ngân sách, tạo ra sự phản ánh sai lệch các kết quả kinh doanh của nền kinh tế và tạo ra một bức tranh kinh tế không trung thực.
Với môi trƣờng cạnh tranh gay gắt nhƣ hiện nay, chuyển giá đƣợc xem là một lời giải cho bài toán tối ƣu hóa tổng lợi ích của các công ty đa quốc gia (MNC) khi mà ở đó nhà đầu tƣ không cần thêm vốn hay mở rộng sản xuất. Đơn giản vì biện pháp này giúp họ giảm tổng nghĩa vụ thuế, khi đó lợi nhuận sau thuế sẽ gia tăng. Ở Việt Nam, trong khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đã và đang nổi lên hiện tƣợng nhiều doanh nghiệp FDI kê khai lỗ kéo dài trong nhiều năm nhƣng nghịch lý ở chỗ các doanh nghiệp này vẫn liên tục mở rộng sản xuất kinh doanh. Thủ thuật “chuyển giá” đƣợc các chuyên gia nhận định là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng lỗ triền miên của các doanh nghiệp FDI. Vậy thực trạng, nguyên nhân dẫn đến chuyển giá ở các doanh nghiệp FDI là gì? tác động của chuyển giá đối với nền kinh tế Việt Nam ra sao? Và làm thế nào để có thể kiểm soát đƣợc chuyển giá nhằm đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh?.
Các hoạt động mua bán nội bộ của các MNC thƣờng thông qua các giao dịch nhƣ: Giao dịch chuyển giao nội bộ tài sản cố định hữu hình hay tài sản cố định vô hình; chuyển giao nguyên vật liệu, thành phẩm, thông qua sự dịch chuyển nguồn vốn nhƣ cho vay và đi vay nội bộ; qua sự cung cấp các dịch vụ
tài chính, tƣ vấn quản lý; qua các chi phí cho việc quảng cáo và chi phí nghiên cứu phát triển.
Nhƣ vậy, chuyển giá là hoạt động mang tính chủ quan, là một hành vi do các chủ thể kinh doanh thực hiện nhằm thay đổi giá trị trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong quan hệ với các bên liên kết. Mục đích chủ yếu của hoạt động chuyển giá là nhằm tối đa hóa lợi nhuận của các MNC bằng cách tối thiểu hóa thuế thu nhập doanh nghiệp mà các MNC phải nộp cho chính phủ nƣớc sở tại.
2.2.2.1. Thực trạng vấn đề chuyển giá của các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam hiện nay
Hiện tƣợng chuyển giá hầu nhƣ đều xảy ra đối với các công ty đa quốc gia. Tại Việt Nam, hiện tƣợng chuyển giá đã xuất hiện và ngày càng phổ biến tại các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài.
Theo Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM), 60% trong 3.500 doanh nghiệp FDI hoạt động trên địa bàn Thành phố báo lỗ trong năm 2009, năm 2008 là 50% và năm 2007 là 70%. Cục Thuế thành phố đã tiến hành tập hợp, lập biểu đồ theo dõi để phân tích lời lỗ đối với các doanh nghiệp FDI báo cáo lỗ và phát hiện có tới 10% số doanh nghiệp đƣợc theo dõi có báo cáo lỗ liên tục từ 3 đến 10 năm. Khảo sát của Cục Thuế TP.HCM ở một số doanh nghiệp cùng nhóm ngành nghề giữa khu vực DN trong nƣớc và DN FDI cho thấy lợi nhuận bình quân của các DN trong nƣớc luôn cao hơn các DN FDI, đặc biệt là các ngành sử dụng nhiều lao động nhƣ dệt may, da giày. Năm 2009, TP.HCM có 235 DN FDI dệt may hoạt động thì có đến 109 DN khai lỗ, trong khi chỉ có 28 DN trong nƣớc lỗ.
Nhìn vào những con số trên liệu rằng có bao nhiều phần trăm doanh nghiệp lỗ thật và có bao nhiêu doanh nghiệp lỗ giả? Hiện tƣợng thua lỗ thƣờng bị chi phối bởi ba nguyên nhân chính là: sai lầm trong chiến lƣợc kinh
doanh, quản lý yếu và chuyển giá. Một nghịch lý đã và đang diễn ra đó là có rất nhiều doanh nghiệp báo lỗ triền miên trong nhiều năm trong khi vẫn mở rộng sản xuất kinh doanh, nguồn vốn kinh doanh vẫn tăng lên qua các năm. Nếu quản lý kém và kinh doanh yếu thì một doanh nghiệp không thể hoạt động ổn định tới 10 năm liền, đặc biệt điệp khúc lỗ này diễn ra ở nhiều tỉnh thành trong cả nƣớc. Vì vậy, thực hiện chính sách “chuyển giá” ra nƣớc ngoài nhằm trốn thuế có lẽ là lý giải hợp lý nhất cho tỷ lệ thua lỗ cao bất thƣờng của các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam
Một số các doanh nghiệp FDI thuộc các chi nhánh các MNC đã lợi dụng sơ hở trong công tác quản lý của nhà nƣớc để thực hiện chuyển giá bằng cách “lỗ công ty con, lãi công ty mẹ”. Những thủ thuật lách thuế hay dấu hiệu chuyển giá phổ biến trong các giao dịch có yếu tố nƣớc ngoài tại Việt Nam thể hiện qua các hình thức sau: