Kinh nghiệm xử lý hạn chế trong thu hút và sử dụng FDI của một số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số hạn chế trong thu hút và sử dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài ở việt nam hiện nay (Trang 39 - 44)

một số nước tiêu biểu

1.4.1. Kinh nghiệm huy động và sử dụng FDI của Malaysia

Với địa hình hai phái giáp biển, Malaysia đã chú ý thu hút và sử dụng FDI tập trung các các khu kinh tế ven biển, giảm cự ly vận tải. Từ đó, nƣớc này đã tạo nên thế bứt phá mạnh mẽ, đặc biệt trong ngành công nghiệp điện tử. Chỉ với hơn 20 triệu dân (chƣa đến 1/3 dân số Philippin), Malaysia đã thu hút vốn gấp 4 lần Philippines, và đóng góp mạnh vào khả năng xuất khẩu của nƣớc này.

Trong khu vực, Malaysia là nƣớc có tỷ lệ thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài khá cao trong lĩnh vực nông nghiệp và cũng đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể. Trong chính sách với vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, Malaysia đã thực hiện các biện pháp sau:

Thứ nhất, Thực hiện chính sách ƣu đãi về thuế với cả thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế nhập khẩu.

Thứ hai, Giảm bớt các thủ tục hành chính rƣờm rà, phức tạp.

Thứ ba, Quy định những hạn chế đối với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, không cấp phép hoặc chỉ cấp phép đầu tƣ khi có điều kiện: phát triển nguồn nguyên liệu, đầu tƣ trên địa bàn nhất định, sản phẩm xuất khẩu…

Thứ năm, Malaysia gần nhƣ đóng cửa hoàn toàn đối với các dự án tinh

chấm, gia vị… để bảo vệ các sản phẩm đựơc sản xuất, mang tính chất dân tộc của họ.

Malaysia chủ trƣơng đẩy mạnh tính cho ̣n lo ̣c trong viê ̣c tìm kiếm ng uồn vốn FDI, với tro ̣ng tâm đă ̣t vào chất lƣợng đầu tƣ . Đây là tuyên bố của Thủ tƣớng Malaysia , trong bối cảnh Malaysia đang chuyển đổi nền kinh tế sang “nền kinh tế thu nhâ ̣p cao”. Phát biểu của ông RaZak đƣợc phó thủ tƣớng đƣa ra trong buổi tiê ̣c hô ̣i đồng tƣ vấn kinh tế APEC . Ông cho biết chính phủ Malaysia đang tìm kiếm nguồn vốn chất lƣợng tƣ̀ nƣớc ngoài , thuô ̣c các lĩnh vƣ̣c năng lƣợng công nghê ̣ cao , năng lƣợng xanh và các ngành công nghê ̣ chuyên sâu. Bên cạnh viê ̣c cho ̣n lo ̣c nguồn vốn FDI chính phủ Malaysia cũng áp dụng một nền văn hóa mang tính cạnh tranh và đổi mới . Malaysia tiếp tu ̣c tham gia vào các hiê ̣p đi ̣nh thƣơng ma ̣i tƣ̣ do để tâ ̣n du ̣ng nhƣ̃ng cơ hô ̣i mà toàn cầu hóa đem la ̣i . Năm ngoái (2011) FDI của Malaysia đa ̣t 10 tỷ USD tăng 12,3% so với năm 2010.

1.4.2. Kinh nghiệm thu hút và sử dụng FDI của Trung Quốc

Trung Quốc có những thành công nổi bật trong việc huy động và sử dụng vốn FDI vào sự nghiệp phát triển, nhất là các tỉnh vùng ven biển, trong các đặc khu kinh tế rất nổi tiếng của nƣớc này. Mỗi năm hơn 50 tỷ USD đã đƣợc chuyển vào nƣớc này và đến nay nguồn vốn FDI tích lũy đƣợc cũng lên đến mấy trăm tỷ USD. FDI không chỉ tạo ra năng lực sản xuất mạnh mẽ mà còn tạo ra sự lan tỏa tích cực trong nền kinh tế Trung Quốc. Đặc biệt, việc hình thành các khu kinh tế mở, đặc khu kinh tế nhƣ Phố Đông, Thẩm Quyến, ...đã có tác động tích cực đến toàn bộ nền kinh tế.

Trung Quốc là nƣớc thu hút vốn FDI rất lớn, nhƣng tổng vốn FDI cũng chỉ chiếm trên dƣới 10% tổng vốn, và năm nào cao cũng khoảng 15% tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội. Rõ ràng việc sử dụng FDI tập trung, có lựa chọn đã góp phần nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế Trung Quốc. Bên cạnh

việc thu hút vốn có công nghệ nguồn, Trung Quốc đã có thể lựa chọn việc thu hút FDI theo cách hiệu quả, chứ không phải thu hút FDI bằng bất kỳ giá nào. Trong các đối tác, Trung Quốc quan tâm thu hút vốn và công nghệ của các tập đoàn toàn cầu TNC, từ đó nƣớc này có thêm điều kiện chủ động tham gia vào mạng lƣới toàn cầu, mà không chỉ dừng ở phát triển công việc “gia công” thuê ngoài (outsourcinmg). Các TNC trong thời gian 1979-2006 ở Trung Quốc chủ yếu tham gia vào công nghiệp chế tác 63% và dịch vụ 35%, trong khi nông nghiệp mới chỉ có 2% tổng vốn FDI, vì các TNC tìm thấy thị trƣờng rộng lớn để tăng cƣờng khả năng sản xuất công nghiệp lô lớn, cung cấp cho thị trƣờng trong và ngoài nƣớc. Đối với các dự án đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào các ngành nông, lâm, ngƣ nghiệp, chính phủ Trung Quốc thực hiện chính sách ƣu đãi đầu tƣ và các biện pháp khuyến khích cho những dự án đầu tƣ vào ngành này, đặc biệt là các chính sách ƣu đãi về thuế: ƣu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (các mức thuế cũng đƣợc phân chia theo lĩnh vực đầu tƣ, vùng lãnh thổ đầu tƣ, công nghệ sử dụng, tỷ trọng lao động, tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm…mà áp dụng các mức thuế suất, mức miễn giảm thuế khác nhau). Chích sách này có tác dụng to lớn khi tác động trực tiếp đến lợi nhuận mong muốn mà nhà đầu tƣ hi vọng nhận đƣợc, nó cũng khuyến khích các nhà đầu tƣ đầu tƣ vào những lĩnh vực mà chính phủ mong muốn phát triển nhƣng chƣa có điều kiện, ngành nông nghiệp là ngành có nhiều sự ƣu tiên khi có mức miễn giảm thuế, đặc biệt đối với các vùng khó khăn, còn đƣợc miễn thuế hoàn toàn. Các chính sách miễn giảm thuế cũng phụ thuộc vào độ dài của các dự án đầu tƣ, do đó mà làm tăng tính bền vững và hiệu quả của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài.

Thực hiện nguyên tắc tự do hóa đầu tƣ, chính phủ Trung Quốc tạo điều kiện cho các nhà đầu tƣ vào các lĩnh vực mà trƣớc đây vẫn còn chƣa mở cửa. Với chính sách này, các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài sẽ cảm thấy đƣợc “đối xử”

công bằng so với các nhà đầu tƣ trong nƣớc, tạo môi trƣờng đầu tƣ tự do và lành mạnh. Đồng thời, Trung Quốc vẫn áp dụng một số quy định cấm hoặc hạn chế nhất định nhằm bảo vệ an ninh quốc gia và truyền thống văn hóa dân tộc, bảo hộ nền sản xuất trong nƣớc, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên… Mặc dù thực hiện chính sách đa dạng hóa các loại hình đầu tƣ, chủ đầu tƣ, song đối với dự án vào các lĩnh vực phát triển và sản xuất ngũ cốc (bao gồm cả khoai tây), bông và cây lấy dầu, các loại thuốc gia truyền của Trung Quốc thì có sự hạn chế trong hình thức đầu tƣ: chỉ cho phép đầu tƣ với hình thức doanh nghiệp liên doanh và hạn chế tỷ lệ sở hữu nƣớc ngoài không đƣợc chiếm tỷ lệ đa số. Chính sách này đảm bảo cho các sản phẩm nông nghiệp chính, các sản phẩm đặc trƣng dân tộc không bị phụ thuộc vào nƣớc ngoài.

Chính phủ Trung Quốc đặc biệt chú trọng đến bảo vệ môi trƣờng, đặc biệt không cấp phép cho những dự án đầu tƣ có tác động đến nguồn tài nguyên và ảnh hƣởng đến môi trƣờng sinh thái.

Cùng với các chính sách ƣu đãi và khuyến khích đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, đặc biệt là vào lĩnh vực nông nghiệp, chính phủ Trung Quốc cũng có những chính sách nhằm kiểm soát mạnh mẽ, đảm bảo cho các dự án đầu tƣ mang lại lợi ích tối đa mà không gây ảnh hƣởng đến an ninh lƣơng thực, sản xuất trong nƣớc, văn hóa dân tộc và tài nguyên môi trƣờng, đảm bảo cho sự phát triển tự chủ của nền nông nghiệp nƣớc nhà.

1.4.3. Khái quát bài học kinh nghiệm có thể vận dụng cho Việt Nam.

Từ kinh nghiệm thu hút và sử dụng FDI của Malaysia và Trung Quốc ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm nhƣ sau:

Thứ nhất, Chủ trƣơng, biện pháp, chính sách khi đã đề ra phải nhất quán,

đƣợc quán triệt thông suốt, đầy đủ, tạo ra sự thống nhất và quyết tâm cao nhất trong việc tổ chức thực hiện, bảo đảm sự thành công của biện pháp chính sách.

Thứ hai, chú trọng cải tạo xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng.

Mạng lƣới giao thông đƣờng bộ, đƣờng sông phát triển, đặc biệt là hạ tầng phụ vụ cho các khu công nghiệp tập trung nhƣ trạm điện, nhà máy nƣớc, trung tâm xử lý rác thải và chất thải công nghiệp phải đƣợc đầu tƣ một cách hoàn chỉnh.

Thứ ba, tranh thủ cơ hội, khai thác tốt các lợi thế so sánh về vị trí địa lý ;

chú ý xây dựng hình ảnh tốt về môi trƣờng đầu tƣ thông qua các cơ chế, chính sách ƣu đãi đầu tƣ và phong cách làm việc của cán bộ công chức; cải cách thủ tục hành chính, tiếp tục thực hiện cơ chế “một cửa’’, coi thành công của các nhà ĐTNN là thành công của chính mình.

Thứ tư, thu hút các dự án đầu tƣ nƣớc ngoài phải có chọn lọc để phù hợp

với quy hoạch phát triển KT-XH của đất nƣớc nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng hiện đại, giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, kiên quyết loại bỏ các dự án FDI gây ô nhiễm môi trƣờng, sử dụng công nghệ lạc hậu...

Thứ năm, có chính sách thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ,

chủ động đào tạo đội ngũ lao động chất lƣợng cao, có trình độ ngoại ngữ, tin học đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các nhà đầu tƣ, đặc biệt các nhà ĐTNN.

Thứ sáu, đẩy mạnh và nâng cao chất lƣợng công tác xúc tiến đầu tƣ theo

hƣớng trọng tâm trọng điểm. Đồng thời, có cơ chế kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc chấp hành các chủ trƣơng, pháp luật nhà nƣớc của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn để có các biện pháp xử lý kịp thời.

Chương 2

ĐỘNG THÁI VÀ NHỮNG HAN CHỆ ́ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM THỜI KỲ 1988 - 2011

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số hạn chế trong thu hút và sử dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài ở việt nam hiện nay (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)