Nguồn vốn FDI đăng ký từ 1988 đến 2011

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số hạn chế trong thu hút và sử dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài ở việt nam hiện nay (Trang 45 - 49)

Năm Số dự án Vốn đăng ký (Triệu USD) Quy mô (Triệu USD)/dự án

So với năm trước

Số dự án Vốn đăng ký Quy mô

1988 37 371.8 10.05 1989 68 582.5 8.57 183.8% 156.7% 85.2% 1990 108 839 7.77 158.8% 144.0% 90.7% 1991 151 1322.3 8.76 139.8% 157.6% 112.7% 1992 197 2165 10.99 130.5% 163.7% 125.5% 1993 269 2900 10.78 136.5% 133.9% 98.1% 1994 343 3765.6 10.98 127.5% 129.8% 101.8% 1995 370 6530.8 17.65 107.9% 173.4% 160.8% 1996 325 8497.3 26.15 87.8% 130.1% 148.1% 1997 345 4649.1 13.48 106.2% 54.7% 51.5% 1998 275 3897 14.17 79.7% 83.8% 105.2% 1999 311 1568 5.04 113.1% 40.2% 35.6% 2000 371 2012.4 5.42 119.3% 128.3% 107.6% 2001 555 3142.8 5.66 149.6% 156.2% 104.4% 2002 808 2998.8 3.71 145.6% 95.4% 65.5% 2003 791 3191.2 4.03 97.9% 106.4% 108.7% 2004 811 4547.6 5.61 102.5% 142.5% 139.0% 2005 970 6838.8 7.05 119.6% 150.4% 125.7% 2006 987 12004 12.16 101.8% 175.5% 172.5% 2007 1544 21347.8 13.83 156.4% 177.8% 113.7% 2008 1557 71726 46.07 100.8% 336.0% 333.2%

2009 1208 23107.3 19.13 77.6% 32.2% 41.5%

2010 1240 19764 15.94 102.6% 85.5% 83.3%

2011 1091 14696 13.47 88.0% 74.4% 84.5%

Tổng 14732 222465.1 15.10

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài và tính toán của tác giả.

Có rất nhiều nguyên nhân giải thích sự sụt giảm này trong đó những nguyên nhân đƣợc nhắc đến nhiều nhất đó là sự đổ vỡ của bong bóng công nghệ cao tại Mỹ và cuộc suy thoái kéo dài của kinh tế Nhật Bản. Những nhân tố này đã ảnh hƣởng nghiêm trọng đến các nền kinh tế châu Á. Cho dù vậy tốc độ tăng FDI trong giai đoạn này ở Việt Nam không bị giảm đi cho thấy Việt Nam là một nền kinh tế có sức cạnh tranh mạnh trong thu hút FDI.

Từ năm 2004 FDI vào Việt Nam tiếp tục tăng cao. Tốc độ tăng trƣởng FDI thực hiện (giá so sánh) liên tục gia tăng từ 4,65% năm 2004 lên 90,4% năm 2007 và có giảm nhẹ xuống còn 41,34% vào năm 2008, trƣớc khi tụt xuống âm 15,23% vào năm 2009 do ảnh hƣởng của khủng hoảng toàn cầu.

Số lƣợng các dự án mới cũng tăng từ 881 dự án vào năm 2004 lên 1544 dự án vào năm 2007 và 1557 dự án vào năm 2008 rồi sụt xuống còn 1208 vào năm 2009. Trong cùng xu thế ấy tổng mức FDI đăng ký cũng lên rất cao từ 4,5 tỷ USD năm 2004 lên 71,726 tỷ USD vào năm 2008. Năm 2009 mặc dù ảnh hƣởng của khủng hoảng toàn cầu tổng vốn đăng ký có sụt giảm còn 23,107 tỷ USD nhƣng vẫn còn cao hơn năm 2007. Tốc độ tăng mạnh của FDI trong giai đoạn này một phần cũng do những nỗ lực của Việt Nam cải thiện môi trƣờng đầu tƣ và kinh doanh để gia nhập WTO vào năm 2007 và hiệu ứng của việc Việt Nam gia nhập WTO cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc gia tăng FDI. Tốc độ tăng GDP cũng phục hồi mạnh mẽ kể từ năm 2000 và đạt đỉnh 8,48% vào năm 2007 trƣớc khi giảm xuống 6,31% vào năm 2008 và 5,32% vào năm 2009. Số vốn đăng ký FDI vào Việt Nam cộng dồn từ 1988 đến 2006 và 1988 tới 2009 theo vùng và lãnh thổ. Cho tới năm 2009

nguồn FDI chính vào Việt Nam trong hơn 20 năm qua vẫn là từ các nƣớc Đông Á và ASEAN, hai khu vực này chiếm lần lƣợt 40,18% và 23,22% trong tổng mức FDI vào Việt Nam. Nhật Bản và bốn nền kinh tế công nghiệp mới (NIEs) bao gồm Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore và Hongkong đều chiếm tỷ phần lớn: Nhật Bản (8,82), Đài Loan (11,63%), Hàn Quốc (13,83%), Singapore (8,41%) và Honkong (4,39%). Hai nền kinh tế trong các nƣớc NIEs lớp thứ 2 là Malaysia và Thái Lan cũng chiếm những tỷ phần lớn, trong đó tỷ phần của Malaysia là 8,85% tƣơng đƣơng với các nƣớc Nhật Bản và Singapore.

Các nhà đầu tƣ từ châu Âu phản ứng yếu nhất nhƣng trong 3 năm sau khi Việt Nam gia nhập WTO số vốn đăng ký từ khu vực này cũng đã bằng 31,6% tổng số vốn trong 19 năm trƣớc (1988-2006) cộng lại. Các nhà đầu tƣ từ Mỹ, Canada, Úc và Niu-Zilân đã phản ứng rất mạnh trƣớc sự kiện này, số vốn đăng ký từ khu vực này trong 3 năm 2007-2009 đã gấp hơn 3 lần tổng số vốn đăng ký trong 19 năm trƣớc. Các nhà đầu tƣ từ Đông Á, các thiên đƣờng thuế, và khu vực ASEAN, cũng gia tăng mạnh số vốn đầu tƣ trong 3 năm này: từ 124,52% (Đông Á) tới 213,5% (ASEAN). Cần lƣu ý rằng nguồn vốn thực sự từ các thiên đƣờng thuế thực chất là do các tập đoàn tài chính, các MNEs thành lập các quỹ đầu tƣ tại những vùng lãnh thổ không có thuế thu nhập công ty và thuế trên thu nhập vốn. Do đó các khoản lãi đƣợc miễn giảm thuế tại nƣớc nhận đầu tƣ sau khi chuyển về các vùng lãnh thổ này hoàn toàn đƣợc miễn thuế. Trong khi đó nếu các khoản lãi này chuyển về chính quốc của nhà đầu tƣ thì sẽ bị chịu thuế thu nhập. Hình thức đầu tƣ thông qua các quỹ đầu tƣ tại các thiên đƣờng thuế chính là để tận dụng những ƣu đãi thuế tại các nƣớc nhận đầu tƣ. Sự gia tăng nhanh chóng nguồn FDI từ các thiên đƣờng thuế cho thấy Việt Nam đang đƣợc giới tƣ vấn đầu tƣ quốc tế (những ngƣời định hƣớng đầu tƣ cho các quỹ đầu tƣ quốc tế) đánh giá cao và đồng thời vai trò của các chính sách ƣu đãi thuế thực sự có tác dụng.

Sơ đồ: 2.1 Số dự án từ 1988 đến 2011

Trong nhƣ̃ng năm gần đây (2007-2011) kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO (tháng 1 năm 2007) vốn FDI cam kết đầu tƣ vào Việt Nam tăng vọt: từ 12004 triệu USD trong năm 2006 lên 21347,8 triệu USD trong năm 2007 và đạt đỉnh 64011 triệu USD trong năm 2008. Năm 2009 mặc dù ảnh hƣởng mạnh của khủng hoảng toàn cầu FDI cam kết đầu tƣ vào Việt Nam vẫn đạt 23107,3 triệu USD. Việc gia nhập WTO đã cung cấp cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài những yếu tố căn bản cần cho việc sinh lợi tại thị trƣờng Việt Nam: những cam kết về thể chế, luật pháp, môi trƣờng kinh doanh với WTO là theo thông lệ quốc tế, minh bạch, có tính giải trình cao, và không thể đảo ngƣợc; mở ra cho các nhà đầu tƣ tại Việt Nam quyền tiếp cận tối huệ quốc tới tất cả các thị trƣờng thành viên; một sân chơi bình đẳng cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài và nhà đầu tƣ trong nƣớc. Những số liệu nêu trên cho thấy những nhân tố này thực sự hữu hiệu trong việc thu hút FDI và đã tạo ra bƣớc ngoặt trong việc thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam. Chỉ trong vòng 3 năm từ 2007 đến hết 2009 số vốn FDI đăng ký đã bằng 147,48% tổng số vốn FDI cộng dồn từ năm 1988 đến 2006, trong khi số dự án đăng ký mới trong 3 năm này bằng

52,13% tổng số dự án cộng dồn từ 1988-2006. Giai đoạn từ 2006 đến 2011 số dự án tăng lên 7627 đạt 51,77% vốn đăng ký 162645,1 triệu USD.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số hạn chế trong thu hút và sử dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài ở việt nam hiện nay (Trang 45 - 49)