Sơ đồ cơ cấu tổ chức của bộ máy hoạt động Ngân Hàng TMCP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động vốn tại ngân hàng TMCP đông nam á chi nhánh hải dương (Trang 46 - 57)

2.1 Tổng quan hoạt động ngân hàng TMCP Đông Na mÁ CN Hải Dƣơng

2.1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của bộ máy hoạt động Ngân Hàng TMCP

Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á CN Hải Dƣơng

(Nguồn: Ngân Hàng TMCP Đông Nam Á CN Hải Dương) 2.1.2.1. Phòng Khách hàng Doanh nghiệp

- Là phòng nghiệp vụ Chịu trách nhiệm về doanh số bán hàng & tiếp thị các sản phẩm của SeABank tới đối tƣợng Khách hàng doanh nghiệp và khách hàng tiềm năng trên địa bàn:

+ Tham gia vào việc nghiên cứu thị trƣờng, cách thức tiếp cận đối với đối tƣợng khách hàng doanh nghiệp;

+ Triển khai các kế hoạch bán hàng và tiếp thị để đảm bảo hoàn thành các mục tiêu doanh số và số lƣợng khách hàng đƣợc giao;

+ Đề xuất các giải pháp, chiến dịch thƣơng mại hoặc các chƣơng trình quảng cáo khác để đạt đƣợc mục tiêu đề ra;

+ Phối hợp cùng với bộ phận truyền thông (Phòng PR Hội sở) và Phòng Khách hàng doanh nghiệp thuộc Khối Ngân hàng Bán lẻ Hội sở để triển khai hoạt động của các chiến dịch có liên quan đến sản phẩm doanh nghiệp đƣợc giao.

- Quản lý trực tiếp danh mục khách hàng doanh nghiệp, khách hàng tiềm năng. Phát triển thị trƣờng & chăm sóc khách hàng doanh nghiệp trong phạm vi vùng hoạt động:

+ Tƣ vấn cho khách hàng và khách hàng tiềm năng về các sản phẩm và dịch vụ khách hàng doanh nghiệp;

+ Quản lý và cập nhật các dữ liệu về khách hàng doanh nghiệp một cách có hệ thống;

+ Thực hiện các giao dịch về mặt thƣơng mại với khách hàng doanh nghiệp liên quan đến tài khoản tiền gửi thanh toán, huy động, cho vay, trả lƣơng qua tài khoản, tài chính thƣơng nghiệp và các sản phẩm khác (ngoại trừ các khách hàng doanh nghiệp thuộc danh mục quản lý của Trƣởng phòng KHDN);

+ Chăm sóc khách hàng, khai thác, bán chéo sản phẩm đối với đối tƣợng khách hàng doanh nghiệp trong danh mục khách hàng của mình

2.1.2.2. Phòng Khách hàng Cá nhân

- Chịu trách nhiệm về doanh số bán hàng & tiếp thị các sản phẩm của SeABank tới đối tƣợng Khách hàng cá nhân:

+ Tham gia vào việc nghiên cứu thị trƣờng, cách thức tiếp cận đối với đối tƣợng khách hàng cá nhân;

+ Triển khai các kế hoạch bán hàng và tiếp thị để đảm bảo các mục tiêu doanh số và số lƣợng khách hàng đƣợc giao;

+ Đề xuất các giải pháp, chiến dịch thƣơng mại hoặc các chƣơng trình quảng cáo khác để đạt đƣợc mục tiêu đề ra;

+ Phối hợp cùng với bộ phận truyền thông (Phòng PR Hội sở) và Phòng Khách hàng cá nhân thuộc Khối Ngân hàng Bán lẻ Hội sở để triển khai hoạt động của các chiến dịch có liên quan đến sản phẩm cá nhân đƣợc giao.

- Quản lý trực tiếp danh mục khách hàng cá nhân. Phát triển thị trƣờng & chăm sóc khách hàng cá nhân trong phạm vi vùng hoạt động:

+ Tƣ vấn cho khách hàng và khách hàng tiềm năng về các sản phẩm và dịch vụ khách hàng cá nhân, quan tâm chăm sóc tới chất lƣợng dịch vụ khách hàng;

+ Quản lý và cập nhật các dữ liệu về khách hàng cá nhân một cách có hệ thống; + Thực hiện các giao dịch với khách hàng cá nhân về mặt thƣơng mại liên quan đến tất cả các sản phẩm: tài khoản tiền gửi thanh toán, huy động, cho vay, dịch vụ (ngoại trừ các khách hàng cá nhân thuộc danh mục quản lý của Trƣởng phòng KHCN và các giao dịch đƣợc thực hiện bởi Giao dịch viên, CV Hỗ trợ hoạt động, hoặc CV Hỗ trợ tín dụng);

+ Thực hiện chăm sóc khách hàng, khai thác, bán chéo sản phẩm đối với đối tƣợng khách hàng cá nhân trong danh mục khách hàng của mình;

+ Đề xuất cho Trƣởng phòng KHCN, Trƣởng phòng KHDN, Ban Giám đốc Chi nhánh cùng Phòng Khách hàng cá nhân thuộc Khối Ngân hàng bán lẻ tại Hội sở các cách thức phát triển sản phẩm, tiếp thị mở rộng thị trƣờng và chăm sóc khách hàng;

+ Đo lƣờng hiệu quả bán hàng của các sản phẩm khách hàng cá nhân do SeABank ban hành;

2.1.2.3. Phòng Quản trị và hỗ trợ hoạt động

- Là phòng ban nghiệp vụ thực hiện các công việc hỗ trợ tín dụng, đảm bảo hoạt động nhanh chóng, chính xác của công tác hỗ trợ, hoàn thiện các thủ tục pháp lý của hồ sơ cho vay tại chi nhánh (kể cả trƣớc khi giải ngân & sau khi

giải ngân) phù hợp với thông báo tín dụng của Khối Rủi ro theo quy định của SeABank. Kiểm tra tính tuân thủ của bộ hồ sơ giải ngân trƣớc khi giải ngân đã đƣợc phê duyệt theo quy định của SeABank. Hoàn thành trách nhiệm quản lý tài sản bảo đảm của các khoản vay tại Chi nhánh. Thực hiện quản lý tài sản cầm cố, ký quỹ; định kỳ kiểm tra tình trạng an toàn của tài sản đảm bảo theo quy định của SeABank; phối hợp kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng.Thực hiện xuất kho trên cơ sở thông báo của CV Hỗ trợ tín dụng về việc khách hàng đã hoàn tất các nghĩa vụ tài chính liên quan tới tài sản đảm bảo theo đúng quy định của SeABank. Thực hiện các thủ tục tất toán khoản vay cho khách hàng khi khách hàng đã thanh toán đủ gốc, lãi và các chi phí phát sinh theo cam kết cho SeABank.

- Thực hiện công tác kế toán tổng hợp của chi nhánh: Kiểm tra báo cáo số liệu gửi Hội sở và Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam và trình chúng tới Giám đốc Chi nhánh. Báo cáo kế toán chi tiết theo quy định của Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam. Kiểm soát thanh toán nội bộ/các chứng từ thanh toán của chi nhánh và báo cáo giám đốc chi nhánh. Kiểm tra công tác kê khai, báo cáo thuế với cơ quan Thuế nhà nƣớc.

- Giám sát các công tác hậu cần của chi nhánh: Quản lý, phát hành văn thƣ. Giám sát việc thực hiện các công tác hành chính: bảo trì, bảo hành, cung cấp các phƣơng tiện, tiện nghi cho CBNV làm việc tại chi nhánh,…Quản lý công tác mua sắm, quản lý tài sản cố định, công cụ dụng cụ và các chi phí chung.

- Thực hiện công tác quản lý lao động của chi nhánh: Giám sát việc chấp hành nội quy lao động. Giám sát việc đóng và giải quyết các chế độ về BHXH, YT cho CBNV của chi nhánh. Giám sát tình trạng lao động và làm các thủ tục liên quan đến việc quản lý lao động của chi nhánh theo thẩm quyền.

2.1.3. Hoạt động của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á CN Hải Dương qua 3 năm 2012 - 2014

Giai đoạn 2012 – 2014 là giai đoạn sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2010 cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu dẫn đến những xáo động đầy kịch tính về thị trƣờng, tỷ giá, đầu tƣ và thƣơng mại. Ngân hàng TMCP Đông Nam Á CN Hải Dƣơng cũng nhƣ các ngân hàng khác đều chịu tác động từ cuộc khủng hoảng này. Nhịp độ tăng trƣởng kinh tế bị giảm sút, cán cân thƣơng mại và cán cân thanh toán quốc tế bị ảnh hƣởng nghiêm trọng, bên cạnh đó là dịch bệnh, thiên tai liên tiếp xảy ra gây nhiều thiệt hại đến sản xuất kinh doanh và đời sống của nhân dân đặc biệt trong nhiều tháng tỷ giá ngoại tệ và giá vàng liên tục tăng đã làm cho các doanh nghiệp sản xuất lao đao, tình hình kinh tế biến động ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các ngành kinh tế, của các ngân hàng thƣơng mại nói chung và Ngân hàng TMCP Đông Nam Á CN Hải Dƣơng nói riêng. Đây cũng là giai đoạn Ngân hàng TMCP Đông Nam Á bắt đầu chuyển đổi từ hoạt động kinh doanh ngân hàng truyền thống sang mô hình ngân hàng bán lẻ nên đã có nhiều đổi mới tích cực và mang tính đột phá. Một trong những đổi mới đó chính là sự linh hoạt, chủ động trong điều hành hoạt động của ngân hàng. Đầu năm 2008 ngân hàng tập trung tăng trƣởng mạnh tín dụng thì những tháng cuối năm 2008 và năm 2010 lại tập trung giảm dƣ nợ, kiểm soát chặt chẽ tín dụng. Trong bối cảnh khó khăn chung của cả hệ thống ngân hàng nhƣng hoạt động kinh doanh của ngân hàng vẫn phát triển không ngừng cả về chất và lƣợng.

2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn

Ngân hàng thƣơng mại hoạt động và phát triển đƣợc chủ yếu nhờ vào lƣợng tiền mà nó huy động đƣợc từ nền kinh tế. Trong bối cảnh cạnh tranh quyết liệt trong lĩnh vực tài chính tiền tệ nhƣ hiện nay, để có đƣợc nguồn vốn lớn đòi hỏi các ngân hàng thƣơng mại phải có những chính sách huy động

hợp lý, nhằm từ đó thu hút đƣợc lƣợng vốn cần thiết trong nền kinh tế để phục vụ cho hoạt động của ngân hàng thƣơng mại.

Chính sách huy động vốn của ngân hàng có thể hiểu đó là những công cụ, cách thức và phƣơng pháp, và chƣơng trình cụ thể nhằm thu hút sự chú ý của các cá nhân, các tổ chức và từ đó gửi tiền vào ngân hàng. Trên cơ sở hai bên đều có lợi. Nhƣ vậy có thể dễ dàng nhận thấy chính sách huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại cũng là một phần trong chính sách Marketing mà các ngân hàng đang sử dụng, tuy nhiên thì nó luôn đƣợc quan tâm và chịu sự giám sát chỉ đạo sát sao từ phía lãnh đạo ngân hàng.

Vì vậy huy động tiền gửi là một nghiệp vụ quan trọng, luôn đƣợc chú trọng tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á CN Hải Dƣơng. Cùng với các chƣơng trình khuyến mại, các chính sách lãi suất linh hoạt, công tác huy động tiền gửi trong năm 2012 đến 2014 đã thu đƣợc những thành quả quan trọng. Với việc luôn tục thay đổi lãi suất nhằm đáp ứng với thị trƣờng nhiều biến động, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á CN Hải Dƣơng luôn nằm trong tốp những ngân hàng có lãi suất huy động ƣu đãi nhất trên thị trƣờng và là một địa chỉ gửi tiền tin cậy nhất của khách hàng

Trong năm thị trƣờng có nhiều biến động cùng với suy thoái kinh tế, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á CN Hải Dƣơng luôn có những sản phẩm tiết kiệm nhiều tiện ích và hấp dẫn khách hàng, nhiều lần điều chỉnh lãi suất huy động tiền gửi nhằm thích ứng với diễn biến thị trƣờng nhằm giữ chân khách hàng truyền thống cũng nhƣ thu hút thêm khách hàng mới.

Bảng 2.1: Cơ cấu vốn huy động tiền gửi theo kỳ hạn thời kỳ 2012 -2014

Đơn vị: Triệu đồng

Năm Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Chỉ tiêu Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng 1. KKH 46,868 14.98 63,981 10.89 123,458 15.08

- Ngắn hạn 115,268 36.85 361,809 61.57 465,891 56.91 - Trung & dài hạn 150,638 48.16 161,809 27.54 229,257 28.01 Tổng 312,774 100% 587,599 100% 818,606 100%

(Nguồn : Báo cáo Tổng kết năm 2012,2013,2014 NH TMCP Đông Nam Á CN Hải Dương)

Hình 2.1: Cơ cấu vốn huy động phân theo kỳ hạn thời kỳ 2012-2014

(Nguồn : Báo cáo Tổng kết năm 2012,2013,2014 NH TMCP Đông Nam Á CN Hải Dương)

2.1.3.2 Sử dụng vốn

Cũng nhƣ các tổ chức tín dụng khác, hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng tài sản có, tạo ra khoảng gần khoảng 80% lợi nhuận cho Ngân hàng nên Ngân hàng rất quan

tâm đến công tác tín dụng, không ngừng hoàn thiện quy trình tín dụng, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, đề cao công tác thẩm định cũng nhƣ các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng. Với quan điểm mở rộng tín dụng phải gắn với an toàn trong cho vay. Do vậy kết quả hoạt động cho vay của ngân hàng có nhiều khởi sắc, chất lƣợng tín dụng đƣợc nâng cao đảm bảo thực hiện có hiệu quả cơ chế hiện hành. Ngân hàng đã tập trung đầu tƣ đúng hƣớng, đúng đối tƣợng, có hiệu quả đối với các thành phần kinh tế giúp các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, thực sự đem lại hiệu quả kinh tế cho các doanh nghiệp.

Bảng 2.2: Kết quả dƣ nợ cho vay 2012 - 2014

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng Tổng dƣ nợ 110,068 100% 311,689 100% 512,258 100% - Ngắn hạn 31,247 28.39 134,187 43.05 179,584 35.06 - Trung và dài hạn 78,821 71.61 177,502 56.95 332,674 64.94

(Nguồn : Báo cáo Tổng kết năm 2012, 2013, 2014 NH TMCP Đông Nam Á CN Hải Dương)

Hình 2.2: Doanh số dƣ nợ cho vay 2012 -2014

(Nguồn : Báo cáo Tổng kết năm 2012, 2013, 2014 NH TMCP Đông Nam Á CN Hải Dương)

Năm 2012 Ngân hàng có doanh số tín dụng thấp nhất, do trong năm 2012 là năm vẫn còn chịu ảnh hƣởng cuộc khủng hoảng kinh tế diễn biến trầm trọng nhất và đã lan ra toàn thế giới, hàng loạt công ty phá sản, sự sụp đổ dây truyền các ngân hàng ở Mỹ và Châu Âu diễn ra vào năm 2008 -2010, tình hình các ngân hàng trong nƣớc cũng rất khó khăn, tỷ lệ nợ xấu tăng cao, ngân hàng thiếu thanh khoản, lãi suất huy động thay đổi từng ngày. Vì vậy các ngân hàng đều tập chung kiểm soát chặt các món vay.

Năm 2014 đánh dấu sự phục hồi mạnh mẽ của ngân hàng, do Ngân hàng tập chung sang hƣớng bán lẻ để giảm rủi ro, cung cấp đa dạng sản phẩm cho vay theo các hình thức khác nhau về thời hạn vay, mục đích vay, cho vay tiêu dùng, đƣa ra các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của xã hội, các sản phẩm truyền thống luôn đƣợc làm mới và rất thành công. Bên cạnh đó Ngân hàng TMCP Đông Nam Á CN Hải Dƣơng còn tổ chức chƣơng trình chấm điểm khách hàng giảm lãi suất cho vay để thu hút thêm nhiều khách hàng doanh

Năm 2012 cùng với biến động của lãi suất huy động, tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế trên thế giới và tình hình lạm phát trong nƣớc khiến các doanh nghiệp khó khăn trong sản suất kinh doanh, các cá nhân thì thắt lƣng buộc bụng hạn chế tiêu dùng, đồng thời lãi suất vay trên thị trƣờng rất cao đã làm giảm đáng kể nhu cầu tín dụng của khách hàng. Trong bối cảnh đó Ngân hàng TMCP Đông Nam Á CN Hải Dƣơng tập trung kiểm soát chặt chẽ hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro.

Năm 2013, 2014 cùng với các gói kích cầu của chính phủ, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á CN Hải Dƣơng đã đƣa ra một loạt các sản phẩm mới cho vay tiêu dùng để đẩy mạnh dƣ nợ cho vay, tập chung vào tín dụng cá nhân do ít chịu kiểm soát của Ngân hàng Nhà nƣớc.

2.1.3.3 Hoạt động phát hành thẻ ATM

Năm 2012, thị trƣờng thẻ có nhiều khởi sắc và đầy tính cạnh tranh đã có hơn 25 ngân hàng phát hành thẻ với 6 triệu tài khoản thanh toán, 4.000 máy ATM và 21.000 điểm chấp nhận thanh toán thẻ trên cả nƣớc. Trƣớc đó năm Quý I năm 2008 Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chính thức phát hành thẻ ghi nợ nội địa S24+ và triển khai các hình thức thẻ liên kết, thể trả trƣớc. Năm 2012, cạnh tranh trong phát hành thẻ rất lớn với 4 liên minh thẻ và hàng chục ngân hàng cùng phát hành thẻ với hàng chục thƣơng hiệu thẻ khách nhau. Hoạt động phát hành thẻ Ngân hàng TMCP Đông Nam Á có nhiều đổi mới, sáng tạo nhƣ làm việc với Ban chấp hành đoàn các trƣờng thông qua hội sinh viên quảng cáo tới các lớp, đề xuất tặng quà nhân ngày khai trƣờng, trao học bổng cho sinh viên xuất sắc để tạo mối quan hệ lâu dài,.. cùng với việc tham gia các liên minh thẻ Smartlink, BanknetVN và VNBC nên thẻ của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á có thể giao dịch tại gần 15.300 máy ATM trên toàn quốc. Tính đến 12/2014 Ngân hàng TMCP Đông Nam Á CN Hải Dƣơng đã phát hành đƣợc 16.871 thẻ ghi nợ nội địa cho khách hàng, 16 máy ATM tại

2.1.3.4 Hoạt động phát triển mạng lưới

Năm 2008, thực hiện chiến lƣợc dịch vụ ngân hàng bán lẻ, việc mở rộng mạng lƣới hoạt động các chi nhánh, phòng giao dịch ở những khu vực kinh tế năng động trên toàn quốc là chiến lƣợc ƣu tiên phát triển của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á, các điểm giao dịch của ngân hàng tập trung phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động vốn tại ngân hàng TMCP đông nam á chi nhánh hải dương (Trang 46 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)