7. Bố cục của luận văn
2.3 Đánh giá kết quả xây dựng nông thôn mới của tỉnh Phú Thọ
2.3.2 Một số khó khăn, tồn tại, hạn chế
- Về quy hoạch: Các đơn vị tư vấn tham gia lập quy hoạch thiếu năng lực, kinh nghiệm lập quy hoạch phát triển nông thôn còn yếu, chưa chú trọng đến quy hoạch sản xuất. Diện tích một số xã miền núi rất rộng, không có bản
đồ (xã Trung Sơn, huyện Yên Lập; xã Thu Cúc huyện Tân Sơn) tương đương gần bằng 1 huyện vùng đồng bằng, trong khi kinh phí quy hoạch chỉ bình quân 150 triệu đồng/xã. Vấn đề quy hoạch ở một số địa phương chưa phù hợp với thực tế, nhiều chỉ tiêu cụ thể được thực hiện có sự khác biệt lớn so với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.
Việc lập và phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp phường, xã còn chưa khoa học, quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch xây dựng và cả quy hoạch 03 loại rừng còn có nơi, có chỗ chưa đồng nhất. Đội ngũ cán bộ làm công tác quy hoạch còn thiếu và yếu, chính quyền các cấp chưa thực sự quan tâm đến công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thiếu kiểm tra đôn đốc, chấn chỉnh, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm Luật Đất đai.
Việc giao đất, cho thuê đất đối với một số công trình dự án chậm triển khai thực hiện, song các sở, ban ngành và các cấp chính quyền liên quan chưa có biện pháp hữu hiệu để đôn đốc các trường hợp này, gây lãng phí tài nguyên đất đai.
Đáng chú ý, nhiều địa phương sau khi quy hoạch đã bị điều chỉnh ngay vì việc việc cấp phép, cho thuê đất đối với các dự án khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản. Ở một số địa phương việc quy hoạch và khoanh vùng cấp phép khai thác khoáng sản chưa tính toán hết đến các yếu tố gây ảnh hưởng đến môi trường, đất sản xuất nông nghiệp, gây thiệt hại cho một bộ phận nhân dân trong vùng.
- Về phát triển sản xuất: Phát triển kinh tế hộ gia đình giữ vai trò quan trọng, góp phần không nhỏ vào tiến trình đổi mới của đất nước, tạo ổn định xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống. Ðóng góp một phần không nhỏ vào quá trình phát triển kinh tế hộ gia đình, nhiều năm qua, hệ thống ngân hàng luôn dành một nguồn tín dụng đáng kể cho đối tượng này vay để tiêu dùng, phát triển sản xuất, kinh doanh. Song để khai thác hết tiềm năng cũng như nâng
cao hiệu quả đầu tư của đồng vốn, vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc cần được tháo gỡ.
Khó phát triển sản xuất theo hướng nâng cao giá trị gia tăng cả trong sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ nhằm tăng thu nhập cho đa số người dân, đây là công việc rất khó do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một bộ phận không nhỏ lao động nông thôn đi tìm việc làm ở các thành phố, các khu công nghiệp với những lao động chân tay giản đơn. Đa phần số lao động này lại quay về nông thôn với những công việc đồng áng đơn thuần. Người dân thiếu thông tin về thị trường, thiếu kiến thức và kỹ năng tay nghề sản xuất ra một loại hàng hóa nhất định.
- Về nhận thức: Một số cấp ủy đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và nhân dân về xây dựng nông thôn mới chưa thật đầy đủ, còn nặng tư tưởng ỷ lại, trông chờ hỗ trợ của Nhà nước, tư duy về chương trình xây dựng nông thôn mới theo kiểu dự án. Nhận thức của một số cán bộ cấp huyện thị còn coi xây dựng nông thôn mới là chỉ tập trung vào xây dựng cơ bản. Các địa phương chưa chủ động tìm tòi hướng phát triển, nhất là phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập mà mới chỉ quan tâm đến việc xây dựng hạ tầng từ nguồn ngân sách cấp.
- Về huy động nguồn vốn: Nguồn lực hỗ trợ đầu tư từ ngân sách nhà nước còn hạn chế, nguồn lực huy động từ các doanh nghiệp và sức dân rất khó khăn; thiên tai xảy ra ảnh hưởng đến sản xuất của người dân; đất đai manh mún và người dân đang dần từ bỏ sản xuất nông nghiệp, chuyển dịch sang lĩnh vực sản xuất phi nông nghiệp; lĩnh vực kinh tế tập thể chưa được quan tâm đầu tư, các loại hình tổ chức sản xuất hiệu quả hoạt động thấp; các tổ chức, doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn còn rất ít do rủi ro cao; người dân nông thôn chưa tiếp cận được nhiều nguồn vốn từ các ngân hàng và tổ chức tín dụng; thị trường bất động sản rất khó khăn; mô hình liên
kết "4 nhà" còn chung chung, chưa chặt chẽ; thị trường đầu ra cho nông sản không ổn định; trình độ thâm canh sản xuất của người dân còn thấp, tập quán khó thay đổi; chênh lệch về đời sống của khu vực nông thôn và thành thị còn cao; các công trình hạ tầng nông thôn còn thiếu, xuống cấp chưa đáp ứng sản xuất và giảm nhẹ thiên tai; môi trường nông thôn còn bị ô nhiễm.
Khả năng huy động nguồn vốn của các huyện, các xã rất khó khăn, trong khi nhu cầu vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển sản xuất rất lớn, nguồn ngân sách đầu tư của nhà nước còn rất hạn hẹp do tính chất đầu tư dàn trải, trong khi tiềm lực và nguồn vốn của người dân cũng rất hạn chế.
Theo lãnh đạo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) Chi nhánh Phú Thọ cho biết, thời gian vừa qua, cho dù ngân hàng rất muốn cho người nông dân vay vốn, song cũng không thể được, bởi hầu hết người nông dân đều không có tài sản thế chấp. Về phía ngân hàng, các văn bản pháp luật cũng không có quy định nào cho phép ngân hàng cho vay không có thế chấp. Nguồn vốn tín dụng của ngân hàng phần lớn tập trung cho các thành phần kinh tế như doanh nghiệp nhà nước, tập đoàn, hợp tác xã nông nghiệp,... vay với lãi suất thấp để "đầu tư gián tiếp" cho nông dân thông qua phương thức hợp đồn trung gian tức là ứng trước vật tư nông nghiệp, cây con giống,cuối vụ thu lại lúa, hoa màu và các nông sản khác. Phương thức này một thời gian dài không mang lại hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng và các doanh nghiệp. Agribank Chi nhánh Phú Thọ đã chủ động đề xuất với Nhà nước chính sách cho nông dân trực tiếp vay vốn ngắn hạn để trồng trọt, chăn nuôi và phát triển kinh tế hộ, trang trại.
- Về kêu gọi đầu tư: Rất khó khăn trong việc mời gọi doanh nghiệp về đầu tư hoặc hợp tác đầu tư sản xuất - kinh doanh ở khu vực nông thôn. Sự liên doanh, liên kết để phát triển sản xuất nông lâm sản hàng hóa giữa doanh nghiệp và nông dân còn rất hạn chế . Chưa có nhiều mô hình hợp tác giữa
doanh nghiệp với người nông dân. Khó khăn này là bởi vì: + Lợi nhuận thu được từ khu vực này thường là thấp.
+ Doanh nghiệp thiếu kinh nghiệm sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực này. + Thị trường đầu ra cho các nông sản hàng hóa, sản phẩm làng nghề rất hạn chế.
- Ngoài ra, công tác tuyên truyền, vận động chưa sâu rộng, dẫn đến còn một số cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức, doanh nghiệp và người dân nhận thức chương trình xây dựng nông thôn mới là phong trào, là một dự án đầu tư 100% của nhà nước, đã xuất hiện tư tưởng trông chờ, ỷ lại; nhiều địa phương triển khai chương trình còn lúng túng, mới chỉ tập trung vào đầu tư xây dựng công trình hạ tầng, chưa chú trọng đầu tư về phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu lao động và môi trường. Kết quả thực hiện chương trình đạt được thấp so với kế hoạch đề ra (không đạt chỉ tiêu hết năm 2010 có 03 xã đạt tiêu chuẩn xã nông thôn mới); một số chỉ tiêu đề ra đến năm 2015 khó có tính khả thi.