7. Bố cục của luận văn
3.1 Dự báo các yếu tố ảnh hƣởng và xu hƣớng phát triển
3.1.1 Các yếu tố ảnh hƣởng
3.1.1 1. Tốc độ đô thị hóa, biến động đơn vị hành chính
- Căn cứ vào các quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội và Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị đến năm 2020, khu vực nông thôn của tỉnh Phú Thọ chỉ còn 213 xã, tương ứng diện tích tự nhiên khu vực nông thôn chỉ còn 316.650 ha, giảm so với năm 2010 trên 25.940ha.
- Tốc độ đô thị hóa tăng dần, đạt 2,3% vào năm 2014 và đạt 35,6% vào năm 2020.
Tác động của đô thị hóa mở rộng tới các vùng nông thôn cũng có những mặt tích cực. Tuy nhiên mặt trái của quá trình đô thị hóa là ảnh hưởng đến không gian nông thôn như đất đai, lao động, kiến trúc, văn hóa, xã hội, chất lượng môi trường và sinh thái nông thôn.
3.1.1 2. Công nghiệp hóa
- Dự báo, trong thời gian tới khi công nghiệp hóa nông thôn phát triển, các doanh nghiệp công nghiệp sẽ lan tỏa về các làng quê đặc biệt là xung quanh các đô thị, theo các trục đường lớn. Nhiều vùng nông thôn sẽ thay đổi nhờ phát triển công nghiệp như cuộc sống của người dân trở nên khá hơn, khoa học công nghệ thông tin đưa vào nông thôn nhanh hơn. Công nghiệp hóa cũng sẽ làm thay đổi mạnh mẽ kết cấu lao động và cộng đồng dân cư nông thôn. Tuy nhiên công nghiệp hóa sẽ làm thay đổi không gian sống và sản xuất của nông thôn, tăng ô nhiễm môi trường nông thôn, mất đất sản xuất, tỷ lệ
thất nghiệp và mâu thuẫn xã hội gia tăng.
3.1.1 3. Khoa học kỹ thuật, thị trường và một số yếu tố khác
Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất sẽ được mở rộng, phổ biến ở tất cả các ngành nghề sản xuất. Đây có thể là nhân tố làm thay đổi mạnh mẽ bộ mặt nông thôn xét ở khía cạnh đầu tư sản xuất nông sản hàng hóa. Đi kèm với đó là thị trường cũng sẽ tác động mạnh đến việc lựa chọn sản xuất, phát triển cái gì, bán ở đâu. Đó là tín hiệu triển vọng cho phát triển nông nghiệp nông thôn.
Tất nhiên còn nhiều yếu tố khác như vấn đề môi trường nông thôn, phân hóa nông thôn, vấn đề về dân số, lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động khu vực nông thôn cũng sẽ tác động mạnh đến xu hướng phát triển nông thôn trong thời gian tới.
3.1.2 Xu hƣớng phát triển của nông thôn mới
- Nông thôn mới là nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, các hình thức tổ chức sản xuất hiệu quả, đời sống vật chất, tinh thần được nâng cao. Nông thôn mới là nơi sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên cơ sở phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp hiện đại. Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông – lâm – thủy sản và các làng nghề nhằm tạo ra những sản phẩm chất lượng có hiệu quả kinh tế cao, an toàn vệ sinh thực phẩm, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng, cung cấp ra thị trường nội địa và xuất khẩu.
- Xu hướng tất yếu của nông nghiệp nông thôn là phát triển một nền nông nghiệp sạch. Nông nghiệp sạch hay còn gọi là nông nghiệp hữu cơ là một hệ thống quản lý sản xuất nông nghiệp tránh sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu tổng hợp, giảm tối đa ô nhiễm không khí, đất và nước, tối ưu về sức khỏe và hiệu quả của các cộng đồng sống phụ thuộc lẫn nhau giữa cây trồng, vật nuôi và con người.
- Một số ngành nghề phát triển sẽ góp phần giữ lao động ở lại nông thôn đồng thời hút lao động giản đơn có mức thu nhập gần tương đương ở khu vực thành thị về nông thôn. Thu nhập của người lao động ở khu vực này xấp xỉ bằng thu nhập của lao động ở các khu công nghiệp và một số đô thị khác.
- Các dịch vụ như đào tạo nghề, dịch vụ ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, viễn thông sẽ tràn về quê, các vùng nông thôn. Mở ra cơ hội cho cả người dân và doanh nghiệp.
- Dân trí vùng nông thôn sẽ dần được nâng cao, việc tiếp thu và tiếp cận các nguồn thông tin đối với người dân nông thôn được thuận lợi và đa chiều. Trong đó có các thông tin quan trọng về phát triển sản phẩm, dịch vụ, thông tin về thị trường về lao động việc làm, thông tin về khoa học kỹ thuật và đặc biệt là thông tin về cơ chế chính sách pháp luật.
- Văn hóa lễ hội vùng nông thôn được mở rộng và có điều kiện phát triển. Văn hóa lễ hội là một loại hình sinh hoạt văn hóa cộng đồng phổ biến và đậm đà bản sắc dân tộc; là tài sản vô giá trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể, làm giàu và phát huy giá trị nền văn hóa dân tộc. Các lễ hội ở nước ta mang triết lý nhân văn sâu sắc trong mối quan hệ giữa hữu hình và vô hình. Lễ hội phản ánh những sinh hoạt, những khát vọng cùng tài năng của nhân dân về nhiều mặt của đời sống xã hội đồng thời thông qua lễ hội có thể tạo ra khuynh hướng phát triển nông thôn vừa truyền thống vừa hiện đại.