Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới ở tỉnh phú thọ giai đoạn 2010 2020 quản lý kinh tế (Trang 59 - 61)

7. Bố cục của luận văn

2.3 Đánh giá kết quả xây dựng nông thôn mới của tỉnh Phú Thọ

2.3.4 Bài học kinh nghiệm

- Trước hết, phải đặt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới với một quyết tâm chính trị cao và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; với phong trào thi đua toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới phải luôn khơi dậy và là động lực để phát triển; quá trình thực hiện tuyên truyền, vận động phải gắn với việc làm theo nội dung triển khai xây dựng nông thôn mới trong thực tiễn.

- Phải coi trọng công tác tuyên truyền, quán triệt, phổ biến về quan điểm, mục tiêu, ý nghĩa của chương trình , tạo sự đồng thuận trong hệ thống chính trị; xác định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi khi tham gia; lấy xã làm địa bàn , nhân dân là chủ thể xây dựng nông thôn mới . Trong đó nhấn mạnh: Xây dựng nông thôn mới là chương trình của dân, do dân và vì dân, nhân dân làm là chính; cấp ủy đảng, chính quyền đóng vai trò lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, tổ chức thực hiện chương trình; tránh tư tưởng trông chờ, ỷ lại, thụ động trong triển khai thực hiện. Việc xây dựng nông thôn mới phải được

tiến hành công khai, dân chủ, có sự bàn bạc thống nhất của nhân dân, do nhân dân trực tiếp làm và giám sát. Xác định rõ xây dựng nông thôn mới không chỉ là xây dựng cơ sở hạ tầng mà còn phải tạo được sự chuyển biến trong tư duy, nhận thức, tập quán sản xuất, nếp sống sinh hoạt của mỗi gia đình theo hướng văn minh, đậm đà bản sắc dân tộc.

- Cần huy động sự tham gia đồng bộ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, do đó vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, việc cụ thể hóa và hướng dẫn của các ngành là rất quan trọng, sự vào cuộc của các tổ chức đoàn thể cùng với sự chủ động tham gia tích cực của nhân dân là điều kiện kiên quyết để thực hiện thành công chương trình.

- Công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch, đề án cấp xã phải đảm bảo đồng bộ, thống nhất trong định hướng phát triển chung của cấp xã, cấp huyện; trong triển khai thực hiện phải lựa chọn các hạng mục, tiêu chí ưu tiên thực hiện trước và có kế hoạch, lộ trình thực hiện cụ thể.

- Phải làm tốt công tác huy động, lồng ghép các nguồn lực hỗ trợ đầu tư cho chương trình, khuyến khích nhân dân cùng tham gia góp sức xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; xác định rõ cơ chế huy động vốn của các thành phần tham gia, đặc biệt phát huy nguồn lực tại chỗ, nhà nước chỉ hỗ trợ một phần thông qua các chương trình đầu tư theo quy hoạch và định hướng phát triển của từng giai đoạn; làm tốt công tác vận động các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân và con em quê hương cùng đóng góp, chung tay xây dựng nông thôn mới.

CHƢƠNG 3: DỰ BÁO XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN,

MỤC TIÊU VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở TỈNH PHÚ THỌ

ĐẾN NĂM 2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới ở tỉnh phú thọ giai đoạn 2010 2020 quản lý kinh tế (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)