7. Bố cục của luận văn
3.2 Mục tiêu và dự kiến kinh phí thực hiện xây dựng nông thôn mới đến năm
năm 2020
3.2.1 Mục tiêu tổng quát
- Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn
với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Phấn đấu tỷ lệ số xã trên địa bàn tỉnh đạt chuẩn xã nông thôn mới đến năm 2015 đạt 23%, cao hơn tỷ lệ bình quân chung của cả nước (20%) theo quy định tại Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04-6-2010 của Thủ tướng Chính phủ. Đến năm 2020 có ít nhất 50,6% số xã đạt tiêu chuẩn Nông thôn mới (theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới), cao hơn tỷ lệ bình quân chung của cả nước (50%).
- Nâng cao số lượng, chất lượng từng tiêu chí nông thôn mới của các xã để đảm bảo thực hiện đúng lộ trình xây dựng nông thôn mới theo kế hoạch được phê duyệt.
3.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Đến năm 2020 xây dựng 125/247 xã đạt và cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có tối thiểu 20 xã đạt chuẩn nông thôn mới; các xã còn lại cơ bản đạt chuẩn. Cụ thể:
+ Năm 2014: Có 31 xã đạt và cơ bản đạt chuẩn xã nông thôn mới (tăng 15 xã so với năm 2013), trong đó: Có tối thiểu 05 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới; các xã còn lại cơ bản đạt chuẩn xã nông thôn mới.
+ Năm 2015: Có 57 xã đạt và cơ bản đạt chuẩn xã nông thôn mới (tăng 26 xã so với năm 2014), trong đó: Có tối thiểu 08 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới; các xã còn lại cơ bản đạt chuẩn xã nông thôn mới.
+ Năm 2016: Có 70 xã đạt và cơ bản đạt chuẩn xã nông thôn mới (tăng 13 xã so với năm 2015), trong đó: Có tối thiểu 12 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới; các xã còn lại cơ bản đạt chuẩn xã nông thôn mới.
+ Năm 2017: Có 80 xã đạt và cơ bản đạt chuẩn xã nông thôn mới (tăng 10 xã so với năm 2016), trong đó: Có tối thiểu 14 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới; các xã còn lại cơ bản đạt chuẩn xã nông thôn mới.
+ Năm 2018: Có 95 xã đạt và cơ bản đạt chuẩn xã nông thôn mới (tăng 15 xã so với năm 2017), trong đó: Có tối thiểu 16 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới; các xã còn lại cơ bản đạt chuẩn xã nông thôn mới.
+ Năm 2019: Có 110 xã đạt và cơ bản đạt chuẩn xã nông thôn mới (tăng 15 xã so với năm 2018), trong đó: Có tối thiểu 18 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới; các xã còn lại cơ bản đạt chuẩn xã nông thôn mới.
+ Năm 2020: Có 125 xã đạt và cơ bản đạt chuẩn xã nông thôn mới (tăng 15 xã so với năm 2019), trong đó: Có tối thiểu 20 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới; các xã còn lại cơ bản đạt chuẩn xã nông thôn mới.
Đối với 122 xã còn lại tiếp tục triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới để nâng dần các tiêu chí đạt chuẩn hàng năm; mục tiêu đến năm 2020: có 55 xã đạt 10-14 tiêu chí ; 67 xã đạt 5-9 tiêu chí và phấn đấu không có xã đạt dưới 5 tiêu chí.
3.2.3 Nhu cầu kinh phí xây dựng nông thôn mới
Để thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020, Nhà nước phải sử dụng tổng hợp các nguồn vốn là:
- Vốn ngân sách:
+ Vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu đang triển khai và sẽ tiếp tục triển khai trong những năm tiếp theo trên địa bàn: khoảng 23%.
+ Vốn trực tiếp cho chương trình để thực hiện các nội dung: công tác quyhoạch; đường giao thông đến trung tâm xã; xây dựng trụ sở xã; xây dựng trường học đạt chuẩn; xây dựng trạm y tế xã; xây dựng nhà văn hóa xã; kinh phí cho công tác đào tạo kiến thức về xây dựng nông thôn mới cho cán bộ xã,
cán bộ ấp và cán bộ hợp tác xã; xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt, thoát nước thải khu dân cư; đường giao thông ấp, xóm; giao thông nội đồng và kênh mương nội đồng; phát triển sản xuất và dịch vụ; nhà văn hóa ấp; công trình thể thao ấp; hạ tầng các khu sản xuất tập trung, tiểu thủ công nghiệp, thủy sản: khoảng 17%.
- Vốn tín dụng (bao gồm tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng thương mại): khoảng 30%.
- Vốn từ các doanh nghiệp, hợp tác xã và các loại hình kinh tế khác: khoảng 20%.
- Huy động đóng góp của cộng đồng dân cư: khoảng 10%
Theo quy hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới của các xã đã phê duyệt, dự kiến mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và nguồn lực huy động khác, tổng nhu cầu kinh phí cho chương trình từ nay đến hết năm 2020 ước khoảng trên 20.000 tỷ đồng trong đó nguồn vốn tối thiểu cho giai đoạn từ nay đến hết năm 2015 là khoảng trên 5.600 tỷ đồng, trong đó:
+ Vốn đầu tư trực tiếp cho chương trình xây dựng nông thôn mới đến hết năm 2015 là: 990 tỷ đồng;
+ Vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác: 2.050 tỷ đồng; + Vốn tín dụng: 300 tỷ đồng;
+ Huy động từ doanh nghiệp: 300 tỷ đồng;
+ Huy động đóng góp của cộng đồng dân cư: 800 tỷ đồng; + Huy động từ nguồn khác: 1.200 tỷ đồng.