Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm nói chung và thị

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số biên pháp để tăng cường hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần Bia Sài Gòn Hà Nội giai đoạn 2014 -2019 (Trang 33 - 38)

trƣờng bia nói riêng

Tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp diễn ra trong điều kiện cụ thể của môi trƣờng kinh doanh. Môi trƣờng kinh doanh tác động mạnh mẽ, quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Có thể phân tích các nhân tố ảnh hƣởng của môi trƣờng kinh doanh đến hoạt động tiêu thụ thành hai nhóm: các nhân tố thuộc tầm vĩ mô và các nhân tố thuộc tầm vi mô.

1.3.1 Các nhân tố thuộc tầm vĩ mô

 Cơ chế quản lý

Chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trƣờng, cũng là chuyển từ chế độ cung ứng vật tƣ, giao nộp sản phẩm tiêu theo địa chỉ, sang cơ chế thƣơng mại - mọi hoạt động diễn ra dƣới sự dẫn dắt của thị trƣờng, mọi hoạt động của quá trình sản xuất đều do doanh nghiệp quyết định và tự chịu trách nhiệm. Do

vậy, cùng với sự chuyển đổi mọi mặt của hoạt động sản xuất, vai trò của công tác tiêu thụ sản phẩm đƣợc nhận biết lại, nó thực sự trở thành vấn đề cần giải quyết của mọi doanh nghiệp.

 Khoa học công nghệ:

Khoa học - công nghệ quy định cách thức từng doanh nghiệp và toàn nền kinh tế trong việc sử dụng, khai thác tiềm năng của mình. Khoa học - công nghệ ảnh hƣởng tới công tác tiêu thụ sản phẩm ở các khía cạnh sau:

Khoa học công nghệ quy định trình độ sản xuất sản phẩm. Ở trình độ khoa học - công nghệ hiện nay các sản phẩm đƣợc sản xuất có tiêu chuẩn về chất lƣợng, thẩm mỹ, độ bền... rất cao và gần nhƣ tƣơng tự nhau, do vậy công tác tiêu thụ sản phẩm cần phải làm nổi bật đƣợc các đặc tính về mác nhãn, sao cho khi nghĩ tới một nhu cầu là nghĩ tới nhãn mác, tức là bằng mọi cách phải tạo đƣợc sự ấn tƣợng, dễ ghi nhận của mác nhãn hoặc công ty.

Khoa học công nghệ hiện đại với phƣơng tiện hiện đại, tạo điều kiện cho quá trình mua bán diễn ra nhanh gọn. Ví dụ với bia hơi nếu có công nghệ cao sẽ tạo điều kiện cho việc tiêu thụ bia đƣợc cao hơn.

Khoa học công nghệ hiện đại cho phép tạo ra một sản phẩm mới trong một thời gian ngắn. Do vậy, một nhu cầu của khách hàng sẽ dễ dàng đƣợc đáp ứng.

 Chính trị - pháp luật:

Chính trị ổn định, pháp luật nghiêm minh và ngày càng một hoàn thiện tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, với điều kiện nhƣ vậy, vấn đề chữ tín trong hoạt động kinh doanh là rất quan trọng, đây là vấn đề khó khăn, nó yêu cầu thời gian dài, yêu cầu về trình độ. Hiệu quả của tiêu thụ sản phẩm nói lên năng lực thực sự của doanh nghiệp.

 Môi trƣờng văn hoáxã hội:

Môi trƣờng văn hoá xã hội ảnh hƣởng trực tiếp tới hành vi mua sắm của khách hàng. Các tham số ảnh hƣởng tới công tác tiêu thụ sản phẩm bao gồm:

Dân số và xu hƣớng vận động của nó (số ngƣời, tỷ lệ sinh tử...) đây là cơ sở hình thành cơ cấu mặt hàng sản xuất. Đối với sản phẩm bia, quy mô dân số cũng

nhƣ cơ cấu tuổi, giới tính có tác động mạnh đến quy mô sản xuất và khả năng tiêu thụ sản phẩm bia.

Thu nhập của dân cƣ và xu hƣớng vận động cũng nhƣ sự phân bố thu nhập giữa các nhóm ngƣời và các vùng địa lý. Với thu nhập của ngƣời dân ngày càng cao nên khả năng tiêu thụ bia ngày cũng càng cao.

Công ăn việc làm và vấn đề phát triển việc làm phải có thu nhập mới có khả năng thanh toán cho sản phẩm của doanh nghiệp.

Dân tộc và đặc điểm tâm lý. Muốn thâm nhập vào bất kỳ một thị trƣờng nào cũng cần tìm hiểu đặc điểm dân tộc, tâm lý tiêu dùng của họ. Đặc biệt đối với sản phẩm bia dân tộc, đặc điểm tâm lý có ảnh hƣởng lớn. Nó hƣớng doanh nghiệp vào việc lựa chọn cách thức và nội dung quảng cáo để đẩy nhanh hoạt động tiêu thụ.

 Môi trƣờng kinh tế:

Trong những năm gần đây, tình hình tăng trƣởng kinh tế cao, cơ sở hạ tầng nhƣ thông tin, đƣờng xá, phƣơng tiện vận tải... ngày càng hoàn thiện hơn. Nhiều trung tâm thƣơng mại, văn phòng đại diện xuất hiện làm cho biến động nhu cầu về bia nói riêng tăng mạnh.

1.3.2 Các nhân tố thuộc tầm vi mô

 Tiềm lực của doanh nghiệp:

Mỗi doanh nghiệp có một tiềm năng nhất định phản ánh thế và lực của doanh nghiệp, trong quá trình xây dựng các chiến lƣợc kinh doanh cần phải đánh giá tiềm năng đó một cách chính xác để phục vụ cho việc khai thác các thời cơ. Một chiến lƣợc không đƣợc xây dựng trên cơ sở các tiềm năng đã đánh giá chính xác thì dễ bị thất bại và kéo theo nó là những chi phí vô ích. Tiềm năng của doanh nghiệp bao gồm:

Tình hình máy móc thiết bị có ảnh hƣởng trực tiếp tới năng lực sản xuất, chi phí tạo nên sản phẩm, từ đó ảnh hƣởng tới giá thành, giá cả sản phẩm, đồng thời nó cũng là nhân tố quan trọng quyết định chất lƣợng, mẫu mã sản phẩm của doanh nghiệp, tính tiên tiến của sản phẩm.

Các phát minh sáng chế hiện đang làm chủ, cho phép doanh nghiệp tạo ra đƣợc tính đặc trƣng của sản phẩm mà các doanh nghiệp khác không có, từ đó cho

phép doanh nghiệp có nhiều cơ hội tốt trong kinh doanh.

Nhãn hiệu hàng hoá và uy tín của doanh nghiệp, đây là tài sản vô hình, nó không dễ gì mà có đƣợc. Khi đã có uy tín về loại nhãn hiệu hoặc có uy tín về hãng thì khi có một sản phẩm mới cùng nhãn hiệu khách hàng sẽ mua một cách không tính toán. Đặc biệt nhãn hiệu sản phẩm bia có một vai trò quan trọng tác động tới cầu về từng loại sản phẩm bia. Có nhiều doanh nghiệp góp vốn liên doanh bằng nhãn hiệu.

Hệ thống tổ chức và quan điểm quản lý. Hệ thống tổ chức gọn nhẹ, quan điểm rõ ràng sẽ làm cho hoạt động của doanh nghiệp đƣợc trôi chảy, giảm đƣợc các chi phí hành chính, tăng lợi nhuận.

Quy trình công nghệ và con ngƣời lao động. Chỉ có quy trình công nghệ hiện đại cùng đội ngũ lao động nhanh nhẹn, sáng tạo, nhiệt tình thì mới đƣa ra các sản phẩm thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng.

 Đối thủ cạnh tranh

Thị trƣờng là nơi diễn ra các cuộc đấu sức mang tính cạnh tranh giữa các nhà sản xuất kinh doanh nói chung và các nhà sản xuất bia nói riêng. Thị trƣờng bia Việt Nam trong giai đoạn này có thể nói là có tính cạnh tranh sôi động và khốc liệt nhất. Các hình thức cạnh tranh chủ yếu của các nhà sản xuất hiện nay là:

 Cạnh trạnh bằng giá cả: Ngƣời tiêu dùng luôn quan tâm đến giá cả hàng hoá và hàng hoá tiêu thụ đƣợc khi giá cả khi đƣợc ngƣời tiêu dùng chấp nhận. Trong thực tế, cạnh tranh bằng việc sử dụng chiến lựơc giá cả đƣợc coi là biện pháp nghèo nàn nhất, vì khi gặp đối thủ có tiềm lực lớn, cạnh tranh bằng giá cả sẽ không phát huy đƣợc tác dụng. Tuy nhiên, cạnh tranh bằng chiến lƣợc giá cả có thể áp dụng thành công và có ƣu thế trong việc thâm nhập thị trƣờng mới.

 Cạnh tranh bằng chất lƣợng sản phẩm : Hiện nay đời sống của ngƣời dân đã có những thay đổi tốt, nhu cầu về sản phẩm ngày càng rõ rệt, nhất là đối với chất lƣợng. Chất lƣợng vẫn đƣợc coi là chỉ tiêu hàng đầu đƣa ngƣời tiêu dùng đến với sản phẩm.

 Cạnh tranh bằng quảng cáo. Trên hầu hết các loại tạp chí, báo và các loại ấn phẩm đều xuất hiện các trang quảng cáo về bia. Trên vô tuyến truyền hình tần suất xuất hiện các quảng cáo bia cũng rất cao. Ngoài ra phƣơng thức cạnh tranh bằng khuyến mãi cũng đƣợc các nhà sản xuất triệt để áp dụng và mang lại hiệu quả khá cao.

 Sự đe doạ của những đối thủ mới

Những nhà đầu tƣ và những nhà sản xuất mới nhảy vào ngành cũng làm tăng áp lực cạnh tranh với các nhà sản xuất cũ. Sự khác biệt về sản phẩm bia trong nƣớc là không lớn. Một điều nữa cần nhắc tới là ngƣời tiêu dùng nƣớc ta khá dễ tính trong việc dùng thử sản phẩm và cũng không quá trung thành với nhãn hiệu nào. Ở đây ngƣời tiêu dùng không cảm thấy thiệt thòi hay mất mát gì khi từ bỏ một nhãn hiệu bia này dùng một nhãn hiệu bia khác.

 Khách hàng

Trong những năm gần đây, nhu cầu tiêu dùng bia của nƣớc ta đang ngày một gia tăng cả về quy mô lẫn cơ cấu. Theo ông Lê Bá Cơ phó tổng thƣ ký Hiệp hội Bia Rƣợu Nƣớc giải khát Việt Nam (VBA) phát biểu trên báo Người Lao động cho rằng, dự báo nếu giữ tốc độ tăng trƣởng ổn định nhƣ hiện nay thì năm 2014, sản lƣợng sản xuất và tiêu thụ bia trong nƣớc sẽ đạt 3,3 tỉ lít; năm 2015 khoảng 3,6 tỉ lít. Mức tăng trƣởng dự báo này thực tế chƣa đạt mốc dự báo của Bộ Công Thƣơng trong quy hoạch phát triển ngành rƣợu bia nƣớc giải khát đến năm 2010, tầm nhìn năm 2015. Theo dự báo của quy hoạch này, đến năm 2015, Việt Nam sẽ sản xuất và tiêu thụ 4,2 - 4,4 tỉ lít bia, bình quân 45 - 47 lít/ngƣời/năm. Mƣời năm sau đó, mức bình quân mỗi ngƣời Việt tiêu thụ bia sẽ đạt 60 - 70 lít/năm.

Mặt khác tâm lý, thị hiếu của khách hàng cũng ảnh hƣởng đến hoạt động tiêu thụ bia để từ đó quy định về nồng độ cồn, và tỷ lệ giữa các thành phần trong bia.

Trên đây là các nhân tố và ảnh hƣởng của các yếu tố khác tới công tác tiêu thụ sản phẩm ở các doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp đều có một tiềm năng nhất định, vấn đề là ban lãnh đạo và tập thể nhân viên biết đánh giá và vận dụng các nhân tố bên ngoài vào điều kiện cụ thể của mình.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BIA SÀI GÒN HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số biên pháp để tăng cường hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần Bia Sài Gòn Hà Nội giai đoạn 2014 -2019 (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)