Hoàn thiện cơ chế, chính sách nghiệp vụ sử dụng vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở ở huyện hoài đức (Trang 86 - 98)

3.2. giảI pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại các qũy tín

3.2.4. Hoàn thiện cơ chế, chính sách nghiệp vụ sử dụng vốn

Việc đầu tư vốn tại QTDNDCS lại luôn đòi hỏi nâng cao chất lượng, hiệu quả. Đây là vấn đề vô cùng phức tạp. Vì vậy, để đảm bảo được những khoản vốn đầu tư có hiệu quả đòi hỏi phải có các cơ chế, chính sách nghiệp vụ quản lý sử dụng vốn phù hợp.

Với điều kiện thực tiễn tại, kết hợp với lý luận và các văn bản pháp lý về hoạt động đầu tư vốn (chủ yếu là vốn tín dụng), với tầm nhìn cho tương lai, cơ chế quản lý đầu tư vốn cần phải đảm bảo các nội dụng chủ yếu sau:

3.2.4.1. Xây dựng chính sách đầu t- vốn tín dụng có hiệu quả

Xây dựng một chính sách cho vay là việc cụ thể hoá các quy định về cho vay nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh của QTDNDCS, đồng thời hình thành cơ chế để đảm bảo nâng cao lợi nhuận và hạn chế rủi ro. Một chính sách cho vay cần phải có những quy định rõ ràng và phải được truyền đạt đến tất cả các bộ phận có liên quan tại QTDNDCS dưới hình thức văn bản cụ thể. Chính sách cho vay bao gồm các yếu tố sau

- Báo cáo mục tiêu và chiến lược về hoạt động tín dụng, mô tả các chiến lược quản trị tín dụng, như các loại cho vay có thể cung cấp, khu vực địa lý, các ngành công nghiệp và dịch vụ cần tập trung vào chiến lược quản trị rủi ro. Đồng thời, chiến lược cho vay phải hoạch định cơ cấu các loại cho vay: ngắn hạn, trung hạn hoặc cho vay giữa các ngành nghề khác nhau... Để hạn chế rủi ro, chiến lược cho vay cũng nh- xác định mức cho vay tối đa với các doanh nghiệp, các ngành kinh tế và cá nhân hộ gia đình có thể nếu lên những loại cho vay, những tài sản đảm bảo và loại khách hàng đi vay mà QTDNDCS không mong muốn thực hiện.

- Hướng dẫn quyền hạn cho vay đối với các nhân viên tín dụng. Chính sách cho vay phải xác định trách nhiệm của nhân viên tín dụng về việc giải quyết một hồ sơ xin vay, mức phán quyết và trách nhiệm đối với những hồ sơ vượt quá giới hạn của phán quyết của mình; cách thức quyết định một hồ sơ xin vay.

- Mức độ trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ phân công và báo cáo thông tin trong phòng tín dụng.

- Thủ tục nghiệp vụ trong việc nhận, thẩm định, định giá và ra quyết định đối với đơn xin vay của khách hàng. Thủ tục nghiệp vụ như nhận hồ sơ và hẹn khách hàng ngày giải quyết hồ sơ, lập phiếu thẩm định hồ sơ xin vay, phân tích rủi ro, xếp hạng định giá tín dụng, lập biên bản xét duyệt cho vay. - Các tài liệu cần có cho mỗi loại vay cụ thể.

- Mức độ uỷ quyền trong QTDNDCS, ai là người chịu trách nhiệm chính và ai là người có trách nhiệm duyệt lại hồ sơ cho vay.

- Hướng dẫn việc thực hiện và định giá tài sản đảm bảo. Bộ phận nào chịu trách nhiệm định giá tài sản, người trực tiếp cho vay hay bộ phận phân tích tín dụng, ai có trách nhiệm xác định tỷ lệ cho vay so với giá trị tài sản... - Hướng dẫn chính sách và thủ tục liên quan đến việc tính lãi suất, phí và thời hạn cho vay. Chính sách tín dụng cần phải xác định nguyên tắc định lãi suất, như đối với khách hàng xếp loại B lãi suất được tính bao nhiêu so với lãi suất cho vay thoả thuận, những món vay nhỏ áp dụng lãi suất như thế nào, các phương pháp tính lãi suất đ-ợc áp dụng ra sao…

- Quy định các tiêu chuẩn chất lượng đối với các loại cho vay. - Cho vay vốn lưu động theo hạn mức cần những tiêu chuẩn gì. - Quy định tối đa các khoản mục cho vay.

- Mức tăng của các khoản mục cho vay năm nay so với năm trước là bao nhiêu phần trăm? Tỷ trọng cho vay so với tài sản có của QTDNDCS nh- thế nào?

- Mô tả khu vực kinh doanh chính của QTDNDCS để tập trung cho vay.

Cách thức giải quyết và thủ tục liên quan đến việc phát hiện, phân tích và xử lý các khoản cho vay có vấn đề.

Chính sách tín dụng cần nêu lên các dấu hiệu mà một khoản vay nào có thể không hoàn trả đúng hạn và các biện pháp giải quyết trong trường hợp như thế. Khi một khoản vay đến hạn không hoàn trả được, ai có trách nhiệm giải quyết và hướng dẫn giải quyết như thế nào. Trong trường hợp nào chuyển sang nợ quá hạn, trường hợp nào gia hạn, trường hợp nào kết cấu lại các khoản nợ; Thời hạn được áp dụng phương pháp khai thác... Những nội dung này phải được cụ thể hoá trong chính sách cho vay.

3.2.4.2. Đa dạng hoá các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng

Hoạt động tín dụng luôn chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn. Để có thể tồn tại và phát triển, các Quỹ tín dụng nhân dân cần tiến hành dự báo và tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa nhằm hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro. Xuất phát từ thực tế tình hình hoạt động tín dụng của QTDNDCS huyện Hoài Đức, trong thời gian tới cần áp dụng đa dạng hoá các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng sau:

3.2.4.2 .1. Thực hiện tốt việc thẩm định và xét duyệt cho vay

Thẩm định và xét duyệt cho vay là biện pháp cần thiết để đảm bảo cho khoản vay phát huy đ-ợc hiệu quả nh- mong muốn. Vì vậy, các QTDNDCS

phải tổ chức thẩm định và xét duyệt cho vay theo nguyên tắc phân định trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định cho vay.Trong tr-ờng hợp cần thiết, các Quỹ tín dụng cơ sở có quyền yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ tài liệu chứng minh ph-ơng án sử dụng vốn vay khả thi cũng nh- khả năng tài chính của họ, vì vậy cần chú ý

* Thực hiện đầy đủ quy trình, thủ tục đầu t- tín dụng

Trong QTDNDCS, quy trình, thủ tục đầu tư đã được ban hành tương đối chặt chẽ, tuy nhiên trong thực tế vận hành nhiều QTDNDCS cũng có

những bất hợp lý. Do vậy, cần phải cụ thể hoá phù hợp, đồng thời ngăn chặn làm sai, không đầy đủ... gây hậu quả xấu. Quá trình vận hành trong thực tiễn, QTDNDCS cần đặc biệt lưu ý các vấn đề sau:

Bám sát các cơ chế tín dụng và những văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động tín dụng của Nhà nước; đồng thời triển khai nghiêm chỉnh các ý kiến chỉ đạo điều hành của NHNN, nhất là việc hướng dẫn thực hiện, việc lãnh đạo kiểm tra nhân viên, cấp trên kiểm tra cấp dưới, và kiểm tra lẫn nhau trong việc thực hiện quy trình thủ tục đầu tư.

Quy định rõ nội dung của từng khối công việc, trách nhiệm cụ thể của các bộ phận liên quan trong những khâu thẩm định, kiểm soát và xét duyệt cho vay. Cụ thể:

- Cán bộ tín dụng trực tiếp nhận hồ sơ của khách hàng, có trách nhiệm phải đối chiếu danh mục hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của từng hồ sơ, xem xét, tính toán, thẩm định và báo cáo người có trách nhiệm .

-Trưởng phòng tín dụng có trách nhiệm kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ vay vốn, tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ và báo cáo thẩm định của cán bộ tín dụng, tái thẩm định (nếu cần thiết) và trình giám đốc quyết định.

- Giám đốc QTDNDCS xem xét, kiểm tra lại hồ sơ và báo cáo thẩm định, tái thẩm định để quyết định cho vay hay không cho vay, sau đó cho phép thực hiện các công việc tiếp theo (thông báo cho khách hàng, giải ngân ...). - Thực hiện phân cấp phán quyết cho vay hợp lý. Trên cơ sở quy định của QTDNDCS, việc phân cấp quản lý cho cán bộ trực thuộc cần bảo đảm hợp lý, linh hoạt trên cơ sở: Phù hợp với mạng lưới hoạt động, trình độ quản lý, quy mô và chất lượng tín dụng; đặc điểm, tính chất phức tạp của từng loại hình khách hàng; đảm bảo cho vay nhanh, chính xác, phát huy tính chủ động của cơ sở, quản lý chặt chẽ, hạn chế đến mức thấp nhất khả năng rủi ro.

- Xử lý nghiêm túc các trường hợp vi phạm, làm sai quy trình, thủ tục đầu tư, cho vay vượt mức phán quyết được phân cấp. Đặc biệt, cần

tránh xu hướng buông lỏng các điều kiện tín dụng trong cạnh tranh để nhằm lụi kéo, thu hút khách hàng dẫn tới không đảm bảo chất lượng đầu tư, tăng nguy cơ rủi ro.

* Nâng cao chất lượng thẩm định rủi ro

Thẩm định là khâu quan trọng nhất để giúp QTDNDCS đưa ra các quyết định đầu tư một cách chuẩn xác, từ đó nâng cao được chất lượng của các khoản vay, hạn chế nợ quá hạn phát sinh, đảm bảo hiệu quả đầu tư vững chắc. Tuỳ thuộc vào điều kiện thực tế ở địa bàn, từng loại khách hàng và dự án, khi thẩm định các dự án cụ thể, cán bộ thẩm định cần vận dụng, xem xét linh hoạt các quy định trong quy trình thẩm định nhưng phải tuân thủ đầy đủ và chặt chẽ các vấn đề thuộc về nguyên tắc, các vấn đề mấu chốt, tránh thẩm định tuỳ tiện, sơ sài hoặc không chính xác, từđó nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác thẩm định, tái thẩm định đầu tư.

Thẩm định đầu tư cần tập trung chủ yếu vào hai đối tượng chính:

- Một là, thẩm định khách hàng vay vốn

Cần thẩm định, đánh giá chính xác về khách hàng trên các phương diện: + Thẩm định tư cách pháp lý của khách hàng: Phải khẳng định được khách hàng có đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.

+ Thẩm định năng lực tài chính của khách hàng cả trong hiện tại và dự báo trong tương lai: việc thẩm định phải dựa vào các tài liệu: Báo cáo tài chính, báo cáo tồn kho hàng hóa, báo cáo kiểm toán, các nguồn thông tin tài chính và phi tài chính, các dự án vay vốn cùng loại đã và đang thực hiện.. + Xem xét năng lực kinh doanh của khách hàng: chính sách kinh doanh, chính sách sản phẩm, phân phối, khả năng mở rộng thị phần, tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh, nguồn nhân lực của doanh nghiệp ...

Kết thúc khâu thẩm định, phải khẳng định được khách hàng có đủđiều kiện theo quy định để quyết định có đặt quan hệ tín dụng hay không.

Từ kết quả phân tích các chỉ số nói trên giúp cho các Quỹ tín dụng cơ sở đánh giá đ-ợc tình hình tài chính cũng nh- khả năng thanh toán của khách hàng, tiến hành phân loại khách hàng và ra các quyết định cho vay một cách đúng đắn nhất nhằm hạn chế rủi ro tín dụng.

Khách hàng loại A: là các khách hàng thoả mãn tốt các điều kiện về t- cách pháp nhân, tình hình tài chính, tình hình sản xuất, kinh doanh lành mạnh, ổn định, có lịch sử quan hệ làm ăn vay m-ợn sòng phẳng. Nhóm khách hàng này luôn đ-ợc các Quỹ tín dụng -u tiên cấp vốn tín dụng vì họ có khả năng thanh toán nợ vay đầy đủ đúng hạn.

Khách hàng loại B: là nhóm khách hàng có tình hình sản xuất kinh doanh không ổn định, hiệu quả thấp hoặc có những khó khăn tài chính tr-ớc mắt nh-ng vẫn có khả năng hoàn trả nợ cho các Quỹ tín dụng. Đói với nhóm khách hàng này, các Quỹ tín dụng cần phải xem xét kỹ về điều kiện, mức độ và thời hạn vay tr-ớc khi quyết định cấp tín dụng.

Khách hàng loại C: là nhóm khách hàng có hoạt động sản xuất kinh doanh thua lỗ triền miên có khả năng bị giải thể hoặc có lịch sử quan hệ làm ăn vay m-ợn không sòng phẳng. Nhóm khách hàng này th-ờng mang lại rủi ro rất lớn cho các Quỹ tín dụng. Vì vây, các Quỹ tín dụng cần kiên quyết từ chối không chấp nhận cho vay.

- Hai là, thẩm định dự án, ph-ơng án vay vốn của khách hàng

Phương án, dự án vay vốn của khách hàng chia thành hai loại

Đối với các dự án, phương án vay vốn ngắn hạn

Cán bộ thẩm định cần dựa vào các hồ sơ xin vay để xem xét, nhằm đảm bảo: + Sựđầy đủ và hợp pháp của các hồ sơ theo chế độ quy định.

+ Tính hợp pháp về mục đích sử dụng vốn của khách hàng.

+ Tính hợp lệ, hợp pháp, hiệu lực, khả năng thực hiện các hợp đồng giữa khách hàng vay vốn với người cung ứng nguyên, nhiên, vật liệu, thị trường tiêu thụ và các nhân tố ảnh hưởng ...

+ Tính hợp lý của doanh thu, vòng quay vốn lưu động..

+ Xác định tổng nhu cầu vốn, vốn tự có tham gia và nhu cầu vốn xin vay của khách hàng. + Xác định khả năng trả nợ đến hạn (gốc, lãi) của khách hàng. Đối với các dự án vay vốn trung, dài hạn, cần + Tập hợp đầy đủ các hồ sơ của dự án và xem xét kỹ lưỡng, khẳng định được cơ sở pháp lý của dự án. + Phân tích tài chính dự án: Xác định tổng mức đầu tư (vốn cố định, vốn lưu động), nguồn vốn đầu tư (vốn tự có, vốn ngân sách cấp, vốn đi vay) tính toán mức cho vay, thời hạn cho vay, kế hoạch và khả năng trả nợ...

+ Phân tích hiệu quả dự án: Bao gồm hiệu quả kinh tế (xác định lợi nhuận, các chỉ tiêu hiệu quả như NPV, IRR, điểm hoà vốn...), hiệu quả xã hội (tạo công ăn việc làm, tận dụng tài nguyên, ứng dụng khoa học kỹ thuật, cải thiện kinh tế ...) + Phân tích tính khả thi của dự án: Xem xét kỹ và toàn diện về khả năng trả nợ của dự án, thị trường tiêu thụ sản phẩm, thị trường nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào, công nghệ và tài sản cố định của dự án, tổ chức quản lý sản xuất và lao động, các tác động khách quan khác ...

Qua thực hiện các quy trình thẩm định trên, cán bộ thẩm định phải có đánh giá và kết luận chính xác về dự án, đặc biệt là về hiệu quả và tính khả thi, từ đó có đề xuất cụ thể: Có đầu tư hay không, mức đầu tư, loại hình, cơ cấu của khoản vay, các biện pháp quản lý, kiểm tra và phòng ngừa rủi ro...

Để nâng cao chất lượng thẩm định đầu tư, ngoài việc chú ý thực hiện đầy đủ, chính xác, chặt chẽ các nội dung và quy trình thẩm định theo cơ chế, QTDNDCS với điều kiện cụ thể của mình cần có thêm những biện pháp cụ thể

+ Quy định cụ thể các mức dự án lớn phải tái thẩm định trước khi cho vay, căn cứ vào tính phức tạp của từng loại khách hàng, dự án, khả năng của cán bộ tín dụng, khả năng quản lý, giám sát của cơ sở …

+ Hình thành tổ thẩm định tín dụng (chuyên môn hoá) tại từng cấp, đồng thời quy định rõ trách nhiệm của cán bộ thẩm định, tái thẩm định…

3.2.4.2.2. Giới hạn mức cho vay một khách hàng

Trong cơ chế thị tr-ờng, các Quỹ tín dụng không nên đầu t- vào một số khách hàng, dù khách hàng đó làm ăn có hiệu quả. Nếu vốn của các Quỹ tín dụng tập trung vào một hoặc một số khách hàng nhất định sẽ hàm chứa trong đó nguy cơ mất vốn cao khi các khách hàng đó gặp khó khăn hoặc bị phá sản. Hầu hết luật tổ chức tín dụng của các n-ớc đều quy định: giới hạn cho vay đối với một khách hàng không đ-ợc v-ợt quá một tỷ lệ nhất định so với vốn tự có của mỗi tổ chức tín dụng. Giới hạn cho vay một khách hàng ở một số n-ớc trên thế giới và của Việt nam đ-ợc thể hiện trên bảng số 3.3

Bảng số 3.3: Bảng giới hạn cho vay một khách hàng ở một số n-ớc

Quốc gia Hạn mức Chú giải

úc  10% Vốn của ngân hàng

Canadda  25% Tối đa 50% phụ thuộc vào thế chấp Pháp  40% Vốn của ngân hàng

Đức  15% Vốn của ngân hàng Nhật  20% Vốn của ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở ở huyện hoài đức (Trang 86 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)