Tiêu chí đánh giá chất lƣợng kiểm toán chƣơng trình mục tiêu quốc gia

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao chất lượng kiểm toán chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới do kiểm toán nhà nước thực hiện (Trang 27 - 29)

4. Kết cấu của luận văn

1.4. Tiêu chí đánh giá chất lƣợng kiểm toán chƣơng trình mục tiêu quốc gia

Trong hoạt động của KTNN đối với các CTMTQG các đặc điểm của chất lƣợng kiểm toán (hay tiêu chí chất lƣợng kiểm toán) là:

- Tầm quan trọng của vấn đề đƣợc kiểm toán, của phát hiện kiểm toán. Điều này có thể đƣợc đánh giá trên các giác độ khác nhau, nhƣ: quy mô tài chính của đối tƣợng kiểm toán; tầm ảnh hƣởng của hoạt động của đơn vị đƣợc kiểm toán; những ảnh hƣởng của vấn đề kiểm toán đối với xã hội, đối với chính sách quốc gia... Tầm quan trọng của một vấn đề có ý nghĩa quyết định trong việc đƣa vấn đề đó vào kế hoạch kiểm toán của KTNN, bao gồm cả kế hoạch kiểm toán dài hạn, trung hạn, hàng năm và từng cuộc kiểm toán. Tầm quan trọng của phát hiện, kết quả kiểm toán quyết định việc đƣa nó báo cáo kiểm toán (BCKT) hay không.

- Phạm vi kiểm toán: thể hiện ở sự đầy đủ và thích hợp của các vấn đề cần

kiểm toán, thời kỳ (niên độ) đƣợc kiểm toán, đơn vị đƣợc kiểm toán... để đảm bảo kiểm toán thành công và hiệu quả, đáp ứng các yêu cầu của các đối tƣợng (cơ quan) hữu quan.

- Tin cậy: các phát hiện và kết luận kiểm toán phản ánh chính xác tình hình

thực tế của đối tƣợng đƣợc kiểm toán, có bằng chứng đầy đủ, thích hợp; kiến nghị kiểm toán dựa trên các phát hiện kiểm toán và sự hiểu biết về pháp luật và kiến thức chuyên môn cần thiết.

- Khách quan: thực hiện kiểm toán một cách công bằng và vô tƣ; đánh giá

và kết luận kiểm toán dựa trên sự thực và sự phân tích bằng chứng kiểm toán.

- Kịp thời: kết quả kiểm toán đƣợc công bố vào thời gian phù hợp. Tính kịp

thời bao gồm sự tuân thủ về thời hạn theo quy định hoặc cung cấp kết quả kiểm toán khi cần cho việc ra quyết định quản lý hoặc khắc phục các yếu kém trong quản lý.

- Rõ ràng: BCKT đƣợc trình bày rõ ràng và súc tích. Điều này cần thiết để

tạo điều kiện cho ngƣời sử dụng BCKT hiểu một cách dễ dàng về phạm vi, các phát hiện và kiến nghị kiểm toán, vì ngƣời sử dụng BCKT có thể không phải là các chuyên gia về các vấn đề đã đƣợc kiểm toán nhƣng cần các thông tin trong BCKT để xử lý công việc.

- Hiệu quả: những nguồn lực (con ngƣời, ngân sách...) phân bổ cho kiểm

toán một cách hợp lý, tƣơng xứng với tầm quan trọng và độ phức tạp của hoạt động kiểm toán.

- Hiệu lực: các phát hiện, kết luận và kiến nghị kiểm toán đƣợc đơn vị đƣợc kiểm toán chấp thuận và thực hiện, đƣợc Chính phủ, Quốc hội và các cơ quan hữu quan sử dụng; đạt đƣợc các tác động mong muốn; các BCKT góp phần tăng cƣờng trách nhiệm giải trình, sự minh bạch và nâng cao chất lƣợng công tác quản lý trong khu vực công. Đặc điểm này đánh giá tác động của kiểm toán thông qua: việc sửa chữa, khắc phục các sai phạm, khuyết điểm của đơn vị đƣợc kiểm toán; tỷ lệ chấp nhận và thực hiện kiến nghị kiểm toán của đơn vị đƣợc kiểm toán; mức độ hài lòng của Chính phủ, Quốc hội và các cơ quan hữu quan, đơn vị đƣợc kiểm toán đối với các kết quả kiểm toán.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao chất lượng kiểm toán chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới do kiểm toán nhà nước thực hiện (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)