Quy trình thực hiện nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao chất lượng kiểm toán chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới do kiểm toán nhà nước thực hiện (Trang 38)

4. Kết cấu của luận văn

2.2. Quy trình thực hiện nghiên cứu

Quy trình tổ chức nghiên cứu đƣợc thực hiện theo 4 bƣớc đƣợc mô tả nhƣ bảng sau:

Bảng 2.1. Qui trình thực hiện nghiên cứu

Bƣớc 1: Nhận diện vấn đề nghiên cứu

- Nghiên cứu hồ sơ văn bản: nghiên cứu các công trình, luận án, luận văn, bài báo liên quan đến chất lƣợng kiểm toán đặc biệt là chất lƣợng kiểm toán các CTMTQG, qua đó nhận diện đƣợc hƣớng nghiên cứu, đề xuất các phƣơng pháp nghiên cứu phù hợp;….

- Nghiên cứu tài liệu thứ cấp liên quan đến kiểm toán các CTMTQG về xây dựng nông thôn mới của Kiểm toán Nhà nƣớc bao gồm: kế hoạch kiểm toán (kế hoạch kiểm toán cuộc kiểm toán và kế hoạch kiểm toán năm); Quá trình thực hiện hoạt động kiểm toán tại các bộ ngành, địa phƣơng; Các BCKT (báo cáo cuộc kiểm toán, BCKT năm,…).

- Tổng quan các nghiên cứu về chất lƣợng kiểm toán các CTMTQG (các tiêu chí đánh giá, yếu tố tác động, cơ chế kiểm soát chất lƣợng,…);

Bƣớc 2: Xây dựng phƣơng pháp nghiên cứu

- Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu:

- Phƣơng pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến các chuyên gia là trƣởng đoàn kiểm toán, KTV, … những ngƣời có kinh nghiệm trong thực hiện các hoạt động kiểm toán CTMTQG, có thời gian trải nghiệm thực tế trong quản lý và thực hiện kiểm toán CTMTQG về xây dựng nông thôn mới. Giáo viên hƣớng dẫn, giảng viên, nhà nghiên cứu nhiều năm trong lĩnh

học viên xác định mục đích, yêu cầu, nội dung của vấn đề nghiên cứu.

Bƣớc 3: phƣơng pháp thu thập và xử lý thông tin

- Các thông tin dữ liệu nghiên cứu sau khi đƣợc tác giả thu thập sẽ đƣợc sàng lọc và đƣa vào nội dung luân văn theo đúng định hƣớng, đề cƣơng đã xây dựng và đƣợc phê duyệt. Bƣớc 4: Phân

tích, báo cáo kết quả nghiên cứu

- Các kết quả nghiên cứu sau khi sử dụng các công cụ phân tích, đánh giá, đối chiếu, so sánh sẽ giúp đánh giá thực trạng chất lƣợng kiểm toán CTMTQG về xây dựng nông thôn mới của Kiểm toán Nhà nƣớc.

- Qua việc đánh giá giúp nhận diện đƣợc những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội cải tiến chất lƣợng kiểm toán CTMTQG về xây dựng nông thôn mới. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp giúp nâng cao chất lƣợng hoạt động này trong thời gian tới.

(Nguồn: tổng hợp từ nghiên cứu của tác giả, năm 2016)

2.3. Phương pháp thu thập thông tin

Thông tin sử dụng trong nghiên cứu chủ yếu là các thông tin thứ cấp (số liệu, tài liệu có sẵn) đƣợc thu thập từ các thông tin đƣợc công bố chính thức từ các cơ quan nhà nƣớc, các nghiên cứu của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nƣớc về chất lƣợng KTNN các CTMTQG.

+ Số liệu thứ cấp là những số liệu liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn đề nghiên cứu của đề tài, chủ yếu là kết quả nghiên cứu và đƣợc công bố chính thức.

+ Số liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ các nguồn khác nhau nhƣ: kế hoạch kiểm toán CTMTQG các năm, hoạt động triển khai kiểm toán tại các bộ ngành, địa phƣơng trong cả nƣớc của Kiểm toán Nhà nƣớc, các BCKT CTMTQG ở các cấp của Kiểm toán Nhà nƣớc và công bố,…

Bảng 2.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin Thông tin cần

thu thập Mục đích Nguồn thu thập

Phƣơng pháp thu thập Cơ sở lý luận về CTMTQG và chất lƣợng kiểm toán các CTMTQG Tìm hiểu những đặc điểm cơ bản của CTMTQG, sự cần thiết phải kiểm định các CTMTQG. Đề xuất những tiêu chí đánh giá và những nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng kiểm toán các CTMTQG của Kiểm toán Nhà nƣớc

Sách chuyên khảo, các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, các luận án, luận văn liên quan đến đề tài. Nghiên cứu tài liệu, kế thừa những thành quả từ những nghiên cứu trƣớc Giới thiệu chung về KTNN. Tìm hiểu tổng quan về KTNN và CTMTQG về xây dựng nông thôn mới.

Xác định tính cấp thiết phải kiểm toán các CTMTQG về xây dựng nông thôn mới.

Xác định những đặc điểm của chƣơng trình ảnh hƣởng đến chất lƣợng kiểm toán qua đó đề xuất bộ tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng kiểm toán.

Trang web của KTNN, CTMTQG về xây dựng nông thôn mới.

Các báo cáo thực hiện CTMTQG về xây dựng nông thôn mới, các BCKT do KTNN, bộ NNPTNT và các bộ, ban ngành trong cả nƣớc phát hành.

Các văn bản, chỉ thị, thông tƣ, quyết định liên quan đến CTMTQG về xây dựng nông thôn mới, và KTNN…. nghiên cứu tài liệu, kế thừa các thành quả, kết quả từ các nghiên cứu trƣớc. Giới thiệu về CTMTQG về xây dựng nông thôn mới. Các tiêu chí đánh giá, những nhân tố ảnh hƣởng đến kiểm toán các CTMTQG về xây dựng nông thôn mới.

Thực trạng chất lƣợng kiểm toán các CTMTQG về xây dựng nông thôn mới của Kiểm toán Nhà nƣớc.

Đánh giá thực trạng chất lƣợng kiểm toán CTMTQG về xây dựng nông thôn mới của Kiểm toán Nhà nƣớc. Trong đó tập trung vào nội dung và qui trình kiểm toán, đánh giá các tiêu chí chất lƣợng và các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng kiểm toán CTMTQG về xây dựng nông thôn mới.

- Kế hoạch kiểm toán CTMTQG về xây dựng nông thôn mới các năm; - Nội dung và qui trình kiểm toán các CTMTQG về xây dựng nông thôn mới;

- BCKT CTMTQG về xây dựng nông thôn mới tại các bộ, ban ngành, địa phƣơng của Kiểm toán Nhà nƣớc, phát hành.

Tra cứu tài liệu, kế thừa.

(Nguồn: tổng hợp từ nghiên cứu của tác giả)

2.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu

Trên cơ sở các thông tin, số liệu đã thu thập, tiến hành chọn lọc, hệ thống hóa để tính toán các chỉ tiêu cần nghiên cứu. Sử dụng phƣơng pháp phân tổ thống kê để hệ thống hóa, tổng hợp tài liệu, phân chia theo các nội dung, chỉ tiêu cho phù hợp với việc nghiên cứu về chất lƣợng kiểm toán đặc biệt là chất lƣợng kiểm toán các CTMTQG về xây dựng nông thôn mới.

Công cụ tính toán chính trong luận văn là sử dụng phần mềm exel. Các tài liệu thứ cấp khi đƣợc thu thập sẽ đƣợc sắp xếp và và phân thành ba nhóm chính bao gồm: (i) những tài liệu liên quan đến lý luận và kiểm toán và chất lƣợng kiểm toán chƣơng trình mục tiêu quốc gia; (ii) những tài liệu về thực tiễn chất lƣợng kiểm toán chƣơng trình mục tiêu quốc gia và (iii) Những tài liệu báo cáo, đánh giá chất lƣợng kiểm toán chƣơng trình mục tiêu quốc gia do kiểm toán nhà nƣớc ban hành.

2.5. Phƣơng pháp phân tích, báo cáo kết quả

 Phƣơng pháp thống kê mô tả: đƣợc sử dụng để phân tích số liệu kết hợp với phƣơng pháp so sánh nhằm làm rõ tình hình biến động của các chỉ tiêu nghiên cứu trong mối quan hệ với các chỉ tiêu khác. Cụ thể, qua việc phân tích tình hình thực hiện kiểm toán, các BCKT của Kiểm toán Nhà nƣớc và phát hành, tác giả đánh giá chất lƣợng hoạt động kiểm toán CTMTQG về xây dựng nông thôn mới qua các tiêu

chí về tầm quan trọng của hoạt động kiểm toán, độ tin cậy, tính khách quan, kịp thời, rõ ràng, hiệu quả và hiệu lực của các BCKT; đánh giá chi tiết các yếu tố tác động đến kiểm toán các CTMTQG về xây dựng nông thôn mới.

 Phƣơng pháp so sánh: so sánh những đặc điểm chính trong kiểm toán các CTMTQG nói chung với kiểm toán các CTMTQG về xây dựng nông thôn mới. Qua đó, rút ra những vấn đề chung và những yếu tố riêng biệt. Giúp xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lƣợng và xác định các yếu tố ảnh hƣởng phù hợp với nội dung nghiên cứu.

 Phƣơng pháp tổng hợp: là phƣơng pháp liên kết thống nhất toàn bộ các yếu tố, các nhận xét mà khi ta sử dụng các phƣơng pháp có đƣợc thành một kết luận hoàn thiện, đầy đủ. Vạch ra mối liên hệ giữa chứng, khái quát hóa các vấn đề trong nhận thức tổng hợp. Kết quả nghiên cứu sau khi đƣợc tổng hợp sẽ giúp có cái nhìn toàn diện và đầy đủ hơn về chất lƣợng kiểm toán CTMTQG của Kiểm toán Nhà nƣớc. Nhận diện đƣợc những thành tựu đạt đƣợc, những hạn chế và nguyên nhân, từ đó đề xuất đƣợc những giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng kiểm toán CTMTQG về xây dựng nông thôn mới nói riêng và chất lƣợng kiểm toán các CTMTQG của Kiểm toán Nhà nƣớc nói chung trong thời gian tới.

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG KIỂM TOÁN CÁC CHƢƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI DO KIỂM TOÁN

NHÀ NƢỚC THỰC HIỆN

3.1. Khái quát chung về kiểm toán nhà nƣớc và chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2014 về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2014

3.1.1. Khái quát sự ra đời, hình thành và phát triển của Kiểm toán Nhà nước

Ngày 11/7/1994, KTNN đƣợc thành lập trên cơ sở Nghị định 70/CP của Chính phủ. Sự hình thành và phát triển của KTNN là một tất yếu khách quan nhằm đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn, nhằm tăng cƣờng sự kiểm soát của Nhà nƣớc trong việc quản lý, sử dụng các nguồn lực tài chính công một cách hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả nhằm ngăn ngừa các hành vi tiêu cực, tham nhũng lãng phí tiền và tài sản Nhà nƣớc.

Cùng với sự phát triển của KTNN nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao đối với một cơ quan quản lý tài chính công thì cơ cấu tổ chức của KTNN cũng dần có sự hoàn thiện. Năm 2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định 93/2003/NĐ-CP ngày 13/08/2003 thay thế Nghị định 70/CP của Chính phủ. Ngày 14/06/200

Luật KTNN đƣợc Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua và bắt đầu có hiệu lực kể từ 1/1/2006. Luật KTNN 2015 sửa đổi, theo Luật số 81/2015/QH13 có hiệu lực thi hành từ 01/01/2016. Trong Luật quy định rõ:

- KTNN có chức năng đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị đối với việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công.

- Những nhiệm vụ chính của KTNN là: Quyết định kế hoạch kiểm toán hàng năm và báo cáo với Quốc hội, Chính phủ trƣớc khi thực hiện; tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm toán hàng năm và thực hiện nhiệm vụ kiểm toán theo yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ; xem xét, quyết định việc kiểm toán khi có đề nghị của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, Thƣờng trực Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng và cơ quan, tổ chức không có trong kế hoạch kiểm toán năm của

KTNN; trình ý kiến của KTNN để Quốc hội xem xét, quyết định dự toán NSNN, quyết định phân bổ NSTW, quyết định dự án, công trình quan trọng quốc gia, phê chuẩn quyết toán NSNN; tham gia với Ủy ban Kinh tế và Ngân sách Quốc hội và các cơ quan khác của Quốc hội, Chính phủ trong việc xem xét, thẩm tra báo cáo về dự toán NSNN, phƣơng án bố trí ngân sách cho dự án, công trình quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định và quyết toán NSNN; tham gia với các cơ quan của Quốc hội, của Chính phủ, các cơ quan có thẩm quyền trình dự án luật, pháp lệnh; báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán với Quốc hội, Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội; giải trình về kết quả kiểm toán với Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội; tổ chức công bố công khai BCKT, báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm và báo cáo kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán; tổ chức theo dõi, kiểm tra việc thực hện các kết luận, kiến nghị của KTNN; chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra và các cơ quan khác của Nhà nƣớc có thẩm quyền kiểm tra, xử lý vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân đƣợc phát hiện thông qua hoạt động kiểm toán; thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kiểm toán; xây dựng và trình Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội ban hành Chiến lƣợc phát triển KTNN.

Cơ cấu tổ chức của KTNN đƣợc quy định tại Nghị quyết 916/2005/NQ- UBTVQH11 ngày 15/9/2005 và Nghị quyết 1123/NQ-UBTVQH11 ngày 28/5/2007 của Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội cho đến nay bao gồm:

- 07 đơn vị tham mƣu thuộc bộ máy điều hành - 08 Kiểm toán Nhà nƣớc Chuyên ngành - 13 Kiểm toán Nhà nƣớc khu vực - 03 đơn vị sự nghiệp

Đứng đầu KTNN là Tổng KTNN. Giúp Tổng KTNN phụ trách từng lĩnh vực công tác của KTNN có các Phó Tổng KTNN. Tổng KTNN do Quốc hội bầu, các Phó Tổng KTNN do Thƣờng vụ Quốc hội quyết định bổ nhiệm và miễn nhiệm. Đứng đầu kiểm toán chuyên ngành và khu vực là Kiểm toán trƣởng, giúp việc cho Kiểm toán trƣởng có các Phó Kiểm toán trƣởng. Kiểm toán trƣởng và các Phó Kiểm toán trƣởng do Tổng KTNN bổ nhiệm và miễn nhiệm.

Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, KTNN đã thực hiện hàng ngàn cuộc kiểm toán với nhiều quy mô và lĩnh vực khác nhau: kiểm toán quyết toán quyết toán ngân sách của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng; kiểm toán ngân sách tiền và tài sản nhà nƣớc của các Bộ, ngành và cơ quan trung ƣơng; kiểm toán báo cáo tổng quyết toán NSNN; kiểm toán các tổ chức tài chính nhà nƣớc, các doanh nghiệp nhà nƣớc, các CTMTQG, các dự án quan trọng của nhà nƣớc; kiểm toán theo các chuyên đề đƣợc giao. Kết quả kiểm toán đã phát hiện nhiều sai phạm trong quản lý điều hành ngân sách, tăng thu, tiết kiệm chi cho ngân sách trong giai đoạn 1994-2014 khoảng 150 ngàn tỷ đồng [1], đồng thời cung cấp cho Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan bảo vệ pháp luật và các cơ quan khác của Nhà nƣớc sử dụng trong quá trình thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình. KTNN cũng thực hiện chức năng tƣ vấn trong công tác quản lý điều hành giúp đơn vị hoạt động ngày một hiệu quả hơn. Thông qua công tác kiểm toán, KTNN đã có nhiều kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nƣớc với Chính phủ nhằm hoàn thiện các cơ chế, chính sách về quản lý tài chính, ngân sách quốc gia, góp phần công khai, minh bạch và lành mạnh hơn các hoạt động tài chính công. Ngoài nhiệm vụ chuyên môn, KTNN còn đóng góp nhiều trong công tác xây dựng và tuân thủ pháp luật, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế và công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo bồi dƣỡng cán bộ phục vụ cho sự phát triển của ngành và của đất nƣớc.

3.1.2. Vai trò của Kiểm toán Nhà nước

Thực tiễn hoạt động cơ quan kiểm toán các nƣớc trên thế giới cũng nhƣ Việt Nam cho thấy hoạt động KTNN đã góp phần tích cực vào việc thiết lập và giữ vững kỷ cƣơng, kỷ luật tài chính, chấp hành pháp luật; phát hiện và ngăn chặn tham nhũng, lãng phí. KTNN thực sự đã trở thành cơ quan không thể thiếu trong hệ thống kiểm tra, kiểm soát của nhà nƣớc; là một chức năng, một công cụ quan trọng trong hệ thống quyền lực nhà nƣớc hiện đại

Vai trò của KTNN đƣợc thể hiện trên các khía cạnh sau:

Một là, góp phần quan trọng vào việc kiểm tra, kiểm soát việc phân bổ, sử dụng

tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn lực quốc gia; hỗ trợ Quốc hội, Chính phủ thực hiện giám sát và quản lý tài chính nhà nƣớc. KTNN thực hiện kiểm toán, xác nhận tính đúng

đắn, trung thực và hợp pháp của báo cáo quyết toán NSNN để cung cấp thông tin cho Quốc hội trong quá trình xem xét, phê chuẩn quyết toán NSNN. Số liệu quyết toán NSNN sau khi đƣợc KTNN - cơ quan chuyên môn về kiểm tra tài chính nhà nƣớc kiểm tra, xác nhận sẽ là cơ sở đáng tin cậy để xem xét, phê chuẩn quyết toán. Với ý nghĩa đó,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao chất lượng kiểm toán chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới do kiểm toán nhà nước thực hiện (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)