2.1. Cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 1990-2009
2.1.1. Hoạt động xuất khẩu
Trước năm 1990, xuất khẩu của Việt Nam theo cơ chế “Nhà nước độc quyền ngoại thương”. Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất không được trực tiếp xuất khẩu hàng hoá, việc xuất khẩu hàng hoá do một số đầu mối là các tổng công ty thương mại Nhà nước thực hiện.
Bắt đầu từ năm 1990, nền kinh tế nước ta chuyển mạnh từ một nền kinh tế đóng sang nền kinh tế mở, tình hình thế giới có nhiều thay đổi, quan hệ kinh tế đối ngoại của ta được mở rộng. Chính phủ Việt Nam đã đổi mới một cách căn bản cơ chế xuất - nhập khẩu nói chung và cơ chế xuất khẩu nói riêng theo hướng xoá bỏ chế độ “độc quyền ngoại thương”; ngày càng mở rộng quyền xuất khẩu trực tiếp cho các doanh nghiệp sản xuất, các địa phương, các thành phần kinh tế, trong đó có cả các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Chính sách khuyến khích xuất khẩu nhận được sự quan tâm ngày càng lớn của mọi ngành, mọi cấp quản lý. Các hạn ngạch, giấy phép xuất khẩu ngày càng được giảm thiểu và xoá bỏ, từ đó góp phần hạn chế và đi đến xoá bỏ cơ chế “xin cho” trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu. Các chính sách, công cụ tiền tệ vĩ mô như lãi suất, tỷ giá hối đoái được nhận thức đúng mức và được sử dụng nhuần nhuyễn hơn để khuyến khích xuất khẩu; hành lang pháp lý từng bước được hoàn thiện theo hướng thúc đấy xuất khẩu.
Tất cả những yếu tố trên đã tạo ra tổng lực để thúc đẩy xuất khẩu cũng như sản xuất hàng xuất khẩu trong thời gian qua đã đạt được những kết quả ngoạn mục, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
Nghiên cứu tốc độ phát triển xuất khẩu người ta thường nghiên cứu trên hai khía cạnh: mức gia tăng kim ngạch xuất khẩu hàng năm và tốc độ gia tăng xuất khẩu so với nhập khẩu.
Từ 1990 đến nay, kim ngạch xuất khẩu hàng năm của Việt Nam đều gia tăng mạnh (trừ năm 1991 kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh do có sự biến động ở thị đường Đông Âu và Liên Xô).
Bảng 2.1: Đánh giá mức độ tăng trƣởng xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 1990-2009
Chỉ tiêu Năm
Trị giá xuất khẩu (Triệu USD) Mức độ tăng trƣởng Tuyệt đối (Tr.USD) Tƣơng đối (%) 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2402 2087 2580 2985 4054 5.448,9 7.255,9 9.185,0 9.360,3 11.541,4 14.482,7 15.029,2 16.706,1 20.149,3 26.485,0 32.447,1 39.826,2 48.389,0 62.685 56.600 -315 +493 +405 +1069 +1394 +1807 +1595 +511 +2162 +2941,3 +546,5 +1676,9 +3443,2 +6335,7 +5962,1 +7379,1 +8562,8 +14.296,0 -6.085 -13,19 +23,62 +15,7 +35,81 +34,38 +33,17 +26,60 +1,9 +23,3 +25,5 +3,8 +11,2 +20,6 +31,4 +22,5 +22,7 +21,5 +29,54 -9,7
Qua bảng 2.1 ta thấy: trừ năm 2009 do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, còn trong 6 năm từ 2003 đến 2009, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu luôn ở trên mức 20%/năm, đây là mức độ tăng trưởng cao so với thế giới.
Giai đoạn 2001 – 2006, do phải đối phó với nhiều biến động và khó khăn thử thách nên qui mô và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hoá không cao bằng 5 năm trước nhưng đều đạt và vượt các chỉ tiêu đặt ra cho giai đoạn 5 năm đầu của Chiến lược xuất khẩu 2001 – 2010. Trong đó, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá trung bình cả giai đoạn đạt 17,4% năm (vượt 1,5%) so với chỉ tiêu đặt ra trong Chiến lược là 16%/năm. Kim ngạch xuất khẩu năm 2005 đạt trên 32,4 tỷ USD, vượt hơn 4 tỷ USD so với chỉ tiêu đặt ra (28,4 tỷ USD). Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá trong giá trị tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng từ 44,7% (năm 2000) lên 61,3% (năm 2005) so với chỉ tiêu đặt ra (66,3%).
Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng xuất khẩu diễn ra không đều trong giai đoạn 2001 – 2006. Giai đoạn 2001 – 2002, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trung bình chỉ đạt mức 7,5% /năm, thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu trung bình của cả giai đoạn là 17,4%. Trong 3 năm (2003 – 2005), hoạt động xuất khẩu đã có sự bứt phá mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng đạt mức bình quân 24,7%/ năm [9]. Riêng năm 2006, hoạt động xuất khẩu tiếp tục tăng mạnh, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của cả nước đạt 39,8 tỷ USD, tăng 22,7% so với năm 2005 và đạt 66,4% GDP.
Năm 2007, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, kim ngạch xuất khẩu được duy trì ở mức cao, tỷ trọng hàng hoá chế biến, chế tạo, có hàm lượng công nghệ và chất xám cao tăng dần, tỷ trọng hàng hoá chưa qua chế biến giảm dần. Giá trị kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt 48,389 tỷ USD, tăng 21,5% so với năm 2006 (kế hoạch Chính phủ đề ra là 46,7 tỷ USD, tăng 17,4%), trong đó hàng hoá công nghiệp chiếm 76,3% tổng kim ngạch xuất khẩu. Hàng
hóa công nghiệp tiếp tục là động lực cho hoạt động xuất khẩu. Xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 27,8 tỷ USD (chiếm 57,5%) và tăng 21,0% so với năm 2006; xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt 20,6 tỷ USD (chiếm 42,5%) tăng 22,2%.
Năm 2008, mặc dù có nhiều khó khăn làm hạn chế đến khả năng cạnh tranh của hàng hoá nước ta trên thị trường thế giới, nhưng do các yếu tố thuận lợi từ việc tăng giá cả xuất khẩu hàng nông sản, dầu thô, than đá và sự dễ dàng hơn trong việc tiếp cận thị trường các nước nên xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng 29,54% so với năm 2007. Tuy nhiên cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã làm kim ngạch xuất khẩu năm 2009 giảm -9,7% so với 2008, đạt 56,6 tỷ USD (không đạt mục tiêu 72 tỉ USD như chỉ tiêu Quốc hội đề ra và chỉ bằng 90,5% của năm 2008). Nhìn chung, xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 20 năm (1990-2009) đã đạt được những thành tựu chủ yếu sau:
Một là, quy mô và tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu đã được mở rộng và tăng trưởng ở mức độ khá cao. Hầu hết những chỉ tiêu được đặt ra về tăng trưởng xuất khẩu đã được thực hiện và vượt so với mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển xuất khẩu giai đoạn 2001- 2005 và giai đoạn 2006- 2010, đặc biệt có một số chỉ tiêu đã vượt ở mức cao.
Hai là, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu đã có những chuyển biến tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng nhóm hàng chế biến, chế tạo, nhóm hàng có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giảm dần xuất khẩu hàng thô, hàng gia công có giá trị thấp. Nhiều mặt hàng xuất khẩu đã mở rộng được quy mô sản xuất, nâng cao giá trị xuất khẩu như dệt may, giày dép, thủy sản, gạo, …; nhiều mặt hàng mới có tốc độ tăng trưởng cao và sẽ là những là những hạt nhân quan trọng trong cơ cấu xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong những năm tới như sản phẩm gỗ, điện tử và linh kiện máy tính, dây điện và cáp điện, sản phẩm nhựa,…
Ba là, công tác phát triển thị trường xuất khẩu đạt được nhiều thành tựu quan trọng, vừa mở ra những thị trường mới, vừa thâm nhập và khai thác tốt hơn những thị trường đang có.
Bốn là, các chủ thể tham gia xuất khẩu không ngừng được mở rộng, đa dạng hóa và hoạt động ngày càng hiệu quả, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân và khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Có được thành tựu xuất khẩu trên là do nhiều nguyên nhân.
Thứ nhất, do cơ chế chính sách phát triển nền kinh tế và chính sách ngoại thương ngày càng xây dựng hoàn thiện theo hướng đầy đủ, hội nhập, đảm bảo cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tham gia thuận lợi vào hoạt động xuất khẩu.
Việt Nam đã huy động và thu hút được một lượng lớn vốn đầu tư phục vụ sản xuất, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài, tạo ra nguồn lực quan trọng để mở rộng quy mô sản xuất trong nước, gia tăng khối lượng hàng hóa phục vụ cho xuất khẩu. Tính đến hết năm 2009, Việt Nam thu hút gần 11.000 dự án đầu tư FDI, các dự án tham gia vào hoạt động xuất khẩu chiếm trên 60% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Kết quả đó nhờ môi trường đầu tư - kinh doanh đã được tiếp tục cải thiện, công tác xúc tiến đầu tư có hiệu quả hơn, công tác cải cách hành chính đã có tiến bộ.
Thứ hai, xuất khẩu tăng nhanh nhờ chủ trươngcủa nhà nước: Nền kinh tế phát triển theo hướng “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa hướng về xuất khẩu”. Chính chủ trương đúng đắn này, cùng với những biện pháp hỗ trợ cụ thể về chính sách, về thuế, về vốn, lãi suất trợ giá v.v… là những động lực giúp xuất khẩu phát triển với tốc độ cao.
Thứ ba, mở rộng thị trường buôn bán với nhiều nước trên thế giới, với phương châm: đa dạng hóa thị trường, đa phương hóa mối quan hệ kinh tế là điều kiện quan trọng giúp đẩy mạnh xuất khẩu. Hoạt động xúc tiến thương
mại trên toàn quốc đã từng bước hình thành và dành được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, các ngành. Các hình thức xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp ngày càng đa dạng, phong phú và chuyên nghiệp hơn, góp phần quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp khai thác và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Thứ tư, Việt Nam đã thực hiện xong Chương trình cắt giảm thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) của AFTA từ năm 2006, cho nên nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN được giảm thuế, nên mức tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ngày càng tăng trong khu vực.
Thứ năm, các nhà doanh nghiệp đầu tư mới công nghệ , nâng cao tay nghề và trình độ quản lý đã làm cho sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam mang tính cạnh tranh cao hơn, đáp ứng yêu cầu của thị trường thế giới.
Thứ sáu, việc đẩy mạnh đàm phán, ký kết các hiệp định, thỏa thuận hợp tác thương mại giữa chính phủ Việt Nam với chính phủ các nước, các khu vực thị trường cũng đã góp phần quan trọng giúp mở rộng nhiều thị trường, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu thâm nhập và khai thác các thị trường thuận lợi và hiệu quả hơn. Điển hình là việc ký kết Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ cuối năm 2001 đã tạo ra bước đột phá quan trọng trong việc nâng cao giá trị hàng xuất khẩu của Việt Nam nói chung và xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ nói riêng. Việc Việt Nam tháng 1 năm 2007 chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã góp phần tạo ra môi trường kinh doanh trong và ngoài nước cực kỳ thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 1990-2009 còn có những hạn chế cơ bản sau:
Một là, quy mô xuất khẩu vẫn còn nhỏ bé, kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Năm 2004, kim ngạch xuất khẩu của nước ta chỉ bằng 1/4 kim ngạch xuất khẩu của
Malaysia, 1/3 của Thái Lan và 2/3 của Philippin; kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người của Việt Nam còn thấp hơn, chỉ bằng 1/4 của Thái Lan và 2/3 của Philippin.
Hai là, xuất khẩu tăng trưởng nhanh nhưng chưa vững chắc và rất dễ bị tổn thương bởi các cú sốc từ bên ngoài như sự biến động giá cả trên thị trường thế giới hay sự xuất hiện của các rào cản thương mại mới của nước ngoài.
Ba là, khả năng chủ động nắm bắt những cơ hội thuận lợi để thâm nhập và khai thác các thị trường xuất khẩu còn nhiều hạn chế. Nhiều doanh nghiệp chưa nắm bắt được các cơ hội để thâm nhập và khai thác các thị trường xuất khẩu; chưa tận dụng triệt để lợi ích từ việc gia nhập WTO, các hiệp định thương mại song phương và khu vực đã ký kết giữa Việt Nam và các đối tác nhất là việc cắt giảm thuế quan để khai thác tiềm năng của các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc,…
Bốn là, năng lực cạnh tranh còn yếu kém ở cả 3 cấp độ (nền kinh tế, doanh nghiệp và mặt hàng xuất khẩu). Trong đó, những hạn chế từ phía doanh nghiệp chuyển biến chậm: đại bộ phận có quy mô nhỏ, yếu về năng lực, kém về kiến thức và kinh nghiệm kinh doanh thương mại quốc tế, phần nhiều doanh nghiệp không có chiến lược kinh doanh, xuất khẩu dài hạn, mức độ thụ động cao.
Năm là, hoạt động của mạng lưới đại diện của phía Việt Nam (đặc biệt về thương mại) ở nước ngoài còn nhiều yếu kém, chưa thật sự hỗ trợ tốt cho các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh quốc tế, các chương trình xúc tiến thương mại nhỏ lẻ, rời rạc, hiệu quả chưa cao.
Sáu là, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chưa hợp lý. Để đánh giá trình độ sản xuất và tính hiệu quả của xuất khẩu thì phải thông qua cơ cấu ngành hàng xuất khẩu. Cơ cấu xuất khẩu là tỷ lệ tương quan giữa các ngành hàng xuất khẩu. Tùy theo mỗi nước mà người ta phân hàng hóa xuất khẩu vào các ngành
hàng theo mức độ chi tiết khác nhau. Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam chia thành 3 nhóm lớn: nông lâm thủy sản; nhiên liệu khoáng sản; nhóm hàng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.
Hiện nay, mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam khá đa dạng, các mặt hàng đã khai thác các lợi thế của Việt Nam về: tài nguyên, điều kiện tự nhiên và nguồn nhân lực. Nhiều mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn, chiếm vị trí cao trong hoạt động xuất khẩu của thế giới (xuất khẩu gạo, cà phê đứng thứ hai thế giới; hạt tiêu đứng đầu thế giới; cao su và điều nhân đứng thứ năm thế giới; giày dép, hàng may mặc và thủy sản đứng trong top 10 nước xuất khẩu hàng đầu của thế giới). Tỷ trọng xuất khẩu hàng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ngày càng gia tăng về khối lượng và giá trị. Ngày nay, Việt Nam có trên 30 mặt hàng có giá trị xuất khẩu trên 100 triệu USD, trong đó có 11 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, đó là dệt may, dầu thô, giày dép, thủy sản, sản phẩm gỗ, hàng điện tử và máy tính, sản phẩm cơ khí, cà phê, gạo, cao su, than đá.
Tuy nhiên, nghiên cứu cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam cho thấy vẫn còn có những tồn tại sau: Thứ nhất, tỷ trọng hàng hóa xuất khẩu dưới dạng thô ít qua chế biến vẫn còn cao: kể cả xuất khẩu dầu thô thì tỷ lệ xuất khẩu dầu thô chiếm trên 50% trị giá xuất khẩu. Việc xuất khẩu thô chẳng những giá bán thấp, mà còn tạo thế bất lợi trong đàm phán vì xuất khẩu thô hàng nhanh giảm chất lượng, khó đa dạng về mẫu mã chủng loại, khó tạo thương hiệu riêng cho hàng xuất khẩu. Ngoài ra không cho phép sử dụng lợi thế lao động của Việt Nam; Thứ hai, những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam là những mặt hàng trên thị trường quốc tế mang tính cạnh tranh cao, lượng cung lớn hơn cầu đòi hỏi nhà xuất khẩu Việt Nam phải có nỗ lực lớn mới chiếm được thị trường; Thứ ba, hàng dệt may và giày dép xuất khẩu chiếm trị giá xuất khẩu rất lớn nhưng chủ yếu thực hiện gia công, nguyên liệu sản xuất
hàng xuất khẩu chủ yếu phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu nên trị giá xuất khẩu cao nhưng hiệu quả xuất khẩu hạn chế. Ngoài ra, vấn đề xuất khẩu sản phẩm khai thác tài nguyên, sản phẩm nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao là vấn đề nan giải trong chiến lược xuất khẩu của Việt Nam. Vì tài nguyên thiên nhiên kể cả quỹ đất của nước ta có hạn, đã và đang khai thác ở mức độ cao cho nên mức tăng trưởng bắt đầu đi xuống, mang tính bấp bênh.