Cơ hội và thách thức trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử đố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh bắc ninh (Trang 101 - 106)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠ

4.1.2. Cơ hội và thách thức trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử đố

đối với Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh.

4.1.2.1. Cơ hội

Cơ hội từ phía mơi trường kinh doanh

Hành lang pháp lý cho thương mại điện tử, giao dịch ngân hàng điện tử đã được hình thành và tiếp tục hoàn thiện. Trên nền tảng Luật giao dịch điện

tử ra đời vào năm 2005, đến nay đã có nhiều văn bản liên quan quy định cụ thể các khía cạnh liên quan đến hoạt động ngân hàng điện tử nhƣ Nghị định số 35/2007/NĐ-CP về Giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng; Nghị định số 55/2001/NĐ-CP về quản lý, cung cấp và sử dụng Internet; nghị định số 27/2007/NĐ-CP quy định chi tiết Luật giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính; nghị định 26/2007/NĐ-CP về chữ ký số và chứng thực chữ ký số (tháng 2/2007); nghị định số 57/2006/NĐ-CP hƣớng dẫn thi hành Luật giao dịch điện tử…Các quy định này đã góp phần làm rõ các vấn đề về pháp lý liên quan đến hoạt động ngân hàng điện tử, tạo tiền đề tốt cho các ngân hàng đẩy mạnh triển khai các dịch vụ ngân hàng điện tử.

Thương mại điện tử ở Việt Nam đang có những bước phát triển đáng kể.

Có đƣợc sự thành cơng này là nhờ vào sự quan tâm của Chính phủ đối với sự phát triển của TMĐT, ngày 15.09.2005 Chính phủ đã phê duyệt kế hoạch tổng

thể phát triển TMĐT giai đoạn 2006-2010 theo Quyết định 222/2005/QĐ- TTg; ngày 12.07.2010, thủ tƣớng Chính phủ lại ban hành tiếp quyết định 1073/QĐ-TTg phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2011- 2015. Thƣơng mại điện tử phát triển, việc tích hợp ngân hàng với vai trị là trung gian thanh toán qua dịch vụ NHĐT sẽ có tác động hai chiều, dịch vụ thanh toán qua NHĐT và TMĐT cùng phát triển.

Chính sách khuyến khích khơng dùng tiền mặt c a Chính ph và NHNN

cũng tạo cơ hội cho dịch vụ NHĐT phát triển. Hệ thống thanh tốn đƣợc Chính phủ đầu tƣ nâng cấp. Điều này trƣớc hết phải kể đến việc chính phủ đã phê duyệt dự án hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán do WB (World bank) tài trợ. Dự án đã thành công giai đoạn 2003 trong phạm vi 5 tỉnh, thành phố (Hà nội, TP HCM, Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng) và tiếp tục đƣợc triển khai giai đoạn 2 trong phạm vi cả nƣớc. Năm 2009, ngân hàng nhà nƣớc đã chính thức triển khai chƣơng trình thanh tốn điện tử liên ngân hàng giai đoạn 2. Đây là hệ thống thanh toán hiện đại cho phép cung cấp dịch vụ thanh tốn trực tuyến nhanh chóng giữa các ngân hàng trong cả nƣớc. Nhờ có hệ thống này mà một giao dịch thanh toán t ngân hàng này sang ngân hàng khác chỉ mất có khoảng 10 giây và đƣợc đảm bảo an tồn. Hơn thế nữa, hệ thống thanh toán thẻ ở Việt nam cũng rất phát triển, sự hình thành các liên minh thẻ, liên kết về thẻ (Smartlink, Banknet,…) làm cho việc thanh toán thẻ trở nên ngày một thuận lợi. Nhƣ vậy có thể nói rằng sự phát triển của hệ thống thanh toán tại Việt nam đã và đang thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ NHĐT.

Mạng truyền thông quốc gia đã được đầu tư, nâng cấp đáng kể trong

những năm gần đây. Với định hƣớng phát triển cơ sở hạ tầng và mạng lƣới viễn thông, tin học quốc gia tiên tiến, hiện đại, Việt Nam đã và đang nỗ lực thúc đẩy ứng dụng các phƣơng thức truy nhập băng rộng nhƣ cáp quang, vô

tuyến băng rộng, thông tin vệ tinh,…làm nền cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, thƣơng mại điện tử, chính phủ điện tử, dịch vụ cơng và các ứng dụng khác. Nhƣ vậy có thể nói rằng hạ tầng cơng nghệ thông tin của Việt Nam trong những năm qua có những bƣớc phát triển đáng kể đã thúc đẩy sự phát triển của kênh phân phối điện tử trong lĩnh vực ngân hàng.

Ngồi ra phí viễn thơng và truy nhập internet ngày càng giảm do cạnh tranh giữa các mạng viễn thông, và chiến lƣợc gắn kết các vùng miền của chính phủ. Điều này làm tăng số lƣợng sử dụng điện thoại và mạng internet và nhƣ vậy cũng gia tăng nhu cầu sử dụng dịch vụ NHĐT của ngƣời dân.

Việc gia nhập WTO đã tạo cho các ngân hàng ở Việt Nam trong đó có

BIDV có cơ hội tiếp cận đƣợc với nguồn vốn đầu tƣ t các ngân hàng nƣớc ngồi t đó tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm quản lý, công nghệ hiện đại t các ngân hàng lớn trên thế giới để có nguồn vốn đầu tƣ mạnh cho các dịch vụ ngân hàng hiện đại trong đó có dịch vụ ngân hàng điện tử và tăng năng lực cạnh tranh.

Hội nhập quốc tế cũng làm cho áp lực cạnh tranh quốc tế ngày càng gia tăng tạo điều kiện cho các sản phẩm dịch vụ hiện đại, mang tính cơng nghệ cao phát triển. Sau khi 7 năm gia nhập WTO, hệ thống ngân hàng Việt nam đã có những bƣớc chuyển biến tích cực theo hƣớng tạo ra thị trƣởng mở và mang tính cạnh tranh. Tính đến tháng 10/2012 trong cả nƣớc có 54 chi nhánh ngân hàng nƣớc ngồi, 5 ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài và 5 ngân hàng liên doanh (TS. Vũ Văn Thực, Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng ở Việt Nam). Điều này buộc các ngân hàng trong nƣớc trong đó có BIDV phải chuyển đổi cơ cấu sản phẩm dịch vụ theo hƣớng hiện đại hóa. Đây chính là cơ hội để dịch vụ NHĐT phát triển.

Cơ hội đến từ ngân hàng

Hệ thống ngân hàng lõi (corebanking) c a BIDV đã được nâng cấp trong thời gian qua. Nhận thức đƣợc tính cấp thiết cũng nhƣ vai trị to lớn của

dịch vụ NHĐT trong các dịch vụ ngân hàng, BIDV đã nỗ lực triển khai và phát triển dịch vụ này. Trƣớc hết phải kể đến các nỗ lực để hiện đại hóa hệ thống ngân hàng và tăng sức cạnh tranh trƣớc sức ép t những ngân hàng nƣớc ngoài trong bối cảnh xu hƣớng hội nhập ngày càng phát triển. Năm 2003, BIDV đã cùng với NHNN và một số ngân hàng khác vay của World Bank 49 triệu USD để thực hiện dự án “Hiện đại hóa hệ thống ngân hàng hệ thống thanh tốn” giai đoạn 1. Nhờ đó, hệ thống thanh tốn liên ngân hàng đã đƣợc thiết lập và hệ thống điện tử nội ngân hàng BIDV cũng đƣợc thiết lập. Không chỉ d ng lại ở đó BIDV tiếp tục thực hiện giai đoạn II của dự án. Nhờ có dự án hiện đại hóa mà hiện nay, BIDV đã xây dựng đƣợc hệ thống Corebanking (ngân hàng lõi) trên nền tảng cơng nghệ hiện đại, theo đó ngân hàng có thể kết nối tập trung các kênh phân phối dịch vụ ngân hàng điện tử, trong đó có dịch vụ ngân hàng qua Internet và triển khai các dịch vụ thanh toán. Hơn thế nữa, các giao dịch đƣợc cịn đƣợc thực hiện nhanh chóng, thuận lợi với chi phí thấp.

Những năm trở lại đây, cũng nhƣ các ngân hàng TMCP nhà nƣớc khác, BIDV đã nhận thức đƣợc tầm quan trọng của các dịch vụ ngân hàng bán lẻ trong đó có dịch vụ NHĐT. Vì vậy BIDV đã dành sự đầu tƣ rất lớn cho việc phát triển các dịch vụ này. Thêm vào đó, đội ngũ nhân viên ngân hàng trẻ, phần lớn đƣợc đào tạo t các trƣờng đại học danh tiếng trong và ngoài nƣớc cũng là tiền đề để phát triển các dịch vụ ngân hàng mới trong đó có dịch vụ ngân hàng điện tử.

Cơ hội đến từ khách hàng

Việt Nam được đánh giá là một nước có dân số trẻ. Hiện nay, Việt Nam

có khoảng 35% dân số có độ tuổi trung bình dƣới 35 tuổi. Đây là lực lƣợng trẻ năng động và ƣa thích khám phá, sử dụng các dịch vụ mới mang tính cơng nghệ cao trong đó có dịch vụ NHĐT.

Thêm vào đó, thu nhập c a người dân càng ngày càng được cải thiện

nhƣng áp lực công việc lại tăng lên dẫn tới nhu cầu mua sắm và thanh toán trực tuyến ngày càng tăng lên.

Ngoài ra, số người sử dụng Internet và thuê bao điện thoại tăng lên một

cách mạnh mẽ. Theo thống kê có khoảng 31 triệu ngƣời Việt Nam sử dụng Internet chiếm khoảng 1/3 dân số. Số thuê bao điện thoại là 214 triệu trong đó có 188 triệu thuê bao di động. Đây chính là cơ hội để phát triển các dịch vụ NHĐT nói chung cho các NHTM ở Việt nam trong đó có BIDV Bắc Ninh.

4.1.2.2. Thách thức

Có thể nói thói quen sử dụng tiền mặt là một thách thức lớn đối với việc phát triển dịch vụ NHĐT nói chung tại Việt Nam và tại BIDV Bắc Ninh nói riêng. Với đặc thù buôn bán nhỏ lẻ, các chủ thể kinh doanh tại các chợ, các cửa hàng nhỏ lẻ thƣờng thích tốn ngay bằng tiền mặt và e ngại khi phải trả phí để các ngân hàng, tổ chức tín dụng lặp đặt máy POS để phục vụ thanh tốn qua thẻ. Do đó hạn chế sự phát triển của loại hình POS banking. Hơn thế nữa, tâm lý ngƣời Việt nam, đặc biệt là có một số doanh nghiệp vẫn còn e dè về sự an toàn trong giao dịch với các dịch vụ thanh toán trên môi trƣờng internet, điện thoại di động, chƣa có thói quen giao dịch qua internet, điện thoại di động.

Sự phụ thuộc vào công nghệ cũng là thách thức đối với các ngân hàng

nói chung và BIDV Bắc Ninh nói riêng trong việc phát triển dịch vụ NHĐT. Hệ thống máy tính, trang thiết bị công nghệ thông tin, mạng Internet,…ngày càng cho phép xử lý hiệu quả các giao dịch NHĐT. Điều này làm hạn chế các sai sót và gian lận thƣờng xảy ra trong môi trƣờng xử lý giao dịch thủ công truyền thống nhƣng cũng gia tăng sự phụ thuộc vào thiết kế, cấu trúc, liên kết và quy mô hoạt động của các hệ thống công nghệ. Nếu hệ thống công nghệ gặp sự cố hoặc bị xâm nhập, bị ăn cắp dữ liệu hoặc phá hoại thì những rủi ro

ngân hàng gặp phải là rất lớn. Có thể nói sự phụ thuộc vào cơng nghệ sẽ làm gia tăng rủi ro hoạt động cho các ngân hàng.

Hầu hết các ngân hàng tại Việt nam đều triển khai dịch vụ NHĐT, do đó

cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt. Các ngân hàng đã triển khai hệ

thống giao dịch trực tuyến ở các mức độ khác nhau. Các dịch vụ ngân hàng điện tử phổ biến đƣợc các ngân hàng cung cấp rộng rãi, trong đó có thể kể đến dịch vụ Internet Banking Mobile Banking. Hơn thế nữa, những thông tin và giá cả và sản phẩm dịch vụ đều đƣợc cung cấp trên mạng giúp cho khách hàng có thể dễ dàng so sánh các ngân hàng với nhau và lựa chọn dịch vụ NHĐT của ngân hàng tốt nhất. Do có nhiều sự lựa chọn nên sự trung thành của khách hàng cũng giảm đi.

Nhu cầu c a khách hàng ngày càng cao và phức tạp, đặc biệt là đối với

dịch vụ mang tính cơng nghệ cao. Cơng nghệ mang lại cho khách hàng nhiều thông tin về ngân hàng cung cấp cũng nhƣ sản phẩm dịch vụ trên thị trƣờng. Do có nhiều sự lựa chọn nên yêu cầu của khách hàng cũng cao hơn, không chỉ chú trọng về giá cả dịch vụ mà khách hàng còn chú ý nhiều hơn đến chất lƣợng dịch vụ (thời gian đăng ký, tiện ích dịch vụ, giải đáp thắc mắc,…).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh bắc ninh (Trang 101 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)