Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KDTM
TOÁN KDTM TẠI CÁC NHTM VN NÓI RIÊNG VÀ TOÀN BỘ NỀN KINH TẾ NÓI CHUNG
3.3.1 Kiến nghị đối với Chính phủ
a) Phát triển thanh toán KDTM trong khu vực công
Chính phủ cần từng bước yêu cầu thanh toán KDTM đối với các khoản chi tiêu của Chính phủ, tiến tới áp dụng phương thức thanh toán KDTM đối với hầu hết các khoản chi của những người có chức vụ, các khoản chi tiêu thường xuyên và chi đầu tư xây dựng cơ bản.
Ngày 24/8/2007, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số
20/2007/CT-TTg về việc triển khai trả lương qua tài khoản cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức kinh tế - xã hội và các đối tượng khác hưởng lương từ ngân sách Nhà nước. Thủ tướng yêu cầu, Từ 01/01/2008 tập trung chỉđạo các đơn vị trực thuộc và cấp dưới chủ động phối hợp với các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán tiếp tục triển khai và mở rộng việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng trên làm việc trong các cơ quan trung ương, các cơ quan, đơn vị thuộc Uỷ ban nhân dân các cấp tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố, thị xã, khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung đã và đang triển khai. Từ 01/01/2009 tiếp tục mở rộng thực hiện việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng ở những đơn vị chưa triển khai trên phạm vi cả nước, nơi mà các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có khả năng đáp ứng việc trả
lương qua tài khoản.
Tiếp theo, Chính phủ cần sớm ban hành Chỉ thị chỉ đạo việc chi trả trợ
cấp ưu đãi xã hội và trợ cấp xã hội qua tài khoản. Tại Việt Nam, các đối tượng hưởng ưu đãi và trợ cấp xã hội rất đông đảo, bao gồm người hưởng lương hưu, các đối tượng chính sách như thương binh, bệnh binh,...
Việc chi trả lương qua tài khoản cho các đối tượng này cần đảm bảo một sự thuận lợi nhất cho các đối tượng khi rút tiền, chuyển tiền, thanh toán các
dịch vụ (điện thoại, điện nước,…) và mua sắm hàng hoá. Đồng thời không thu bất kỳ khoản tiền nào của đối tượng khi thực hiện phương thức chi trả này;
b) Thúc đẩy sự phát triển thanh toán KDTM bằng các chính sách ưu
đãi về thuế, phí trong lĩnh vực thanh toán
Chính phủ cần thúc đẩy sự phát triển thanh toán KDTM bằng các chính sách ưu đãi về thuế, phí trong lĩnh vực thanh toán; giá thuê đất, thuê mặt bằng cho các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Bộ Tài chính cần tham mưu cho Chính phủ xây dựng các chính sách thuế phù hợp theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán mở rộng dịch vụ và phát triển các sản phẩm, dịch vụ thanh toán KDTM.
Như đã phân tích ở trên, việc đầu tư hạ tầng thanh toán CNHĐ của các ngân hàng là rất tốn kém, do đó Chính phủ có thể hỗ trợ giảm nhẹ gánh nặng
đầu tư cho các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thông qua chính sách thuế
nhập khẩu đối với các máy móc thiết bị trực tiếp hình thành nên cơ sở hạ tầng kỹ thuật để thực hiện các dịch vụ thanh toán, cung ứng phương tiện thanh toán KDTM.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính có thể khuyến khích thanh toán KDTM bằng chính sách thuế giá trị gia tăng như: xây dựng phương án miễn hoặc giảm thuế
giá trị gia tăng để khuyến khích các tổ chức, cá nhân thực hiện thanh toán KDTM, trên cơ sở đó tạo dựng thói quen giao dịch thanh toán qua tài khoản ngân hàng.
Tuy nhiên, việc thực hiện các phương án miễn giảm thuế chỉ nên triển khai trong ngắn hạn, tối đa không lâu quá 3 năm và sẽ ngừng lại khi giao dịch thanh toán KDTM đã trở nên tương đối phổ biến trong nền kinh tế và trong đời sống xã hội.
c) Thông tin tuyên truyền và phổ biến kiến thức về thanh toán KDTM
NHNNVN với vai trò là cơ quan chủ quản cần chủđộng phối hợp với Bộ
Thông tin và truyền thông, Bộ Văn hóa – Thể thao- Du lịch, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam, và các cơ quan báo chí khác tuyên truyền,
quảng bá, phổ biến kiến thức, cung cấp thông tin để các tổ chức, cá nhân nắm bắt được các tiện ích và hiểu rõ về các rủi ro, biện pháp bảo đảm an toàn trong việc sử dụng các phương tiện, dịch vụ thanh toán qua ngân hàng, trên cơ sở đó lựa chọn phương tiện, dịch vụ thanh toán phù hợp. Các đơn vị trên cần tuyên truyền, phổ biến kiến thức, cung cấp thông tin về các phương tiện, dịch vụ
thanh toán KDTM thông qua việc tuyên truyền quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng, các chương trình giáo dục đào tạo để công chúng và các tổ
chức xã hội có đầy đủ thông tin và hiểu biết về các phương tiện cũng như dịch vụ thanh toán KDTM; trang bị kiến thức và nâng cao hiểu biết về các phương tiện thanh toán KDTM, phổ biến rộng rãi các văn bản pháp lý, chủ trương, chính sách liên quan đến hoạt động thanh toán KDTM.
Ngoài ra, NHNN VN cũng cần tuyên truyền, quảng bá, phổ biến kiến thức, cung cấp thông tin để các tổ chức, cá nhân nắm bắt được các tiện ích và hiểu rõ về các rủi ro, biện pháp bảo đảm an toàn trong việc sử dụng các phương tiện và dịch vụ thanh toán qua ngân hàng, trên cơ sở đó lựa chọn phương tiện và dịch vụ thanh toán phù hợp.
3.3.2 Kiến nghị đối với NHNN
a) Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý trong hoạt động thanh toán của nền kinh tế
NHNNVN cần rà soát, bổ sung, chỉnh sửa cơ chế chính sách, các văn bản liên quan đến hoạt động thanh toán của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phù hợp với lộ trình thực hiện những cam kết quốc tế về lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng như Hiệp định thương mại Việt Mỹ (BTA), Hiệp định AFTA, Hiệp
định khung về thương mại, dịch vụ ASEAN (AFAS) và những cam kết với Tổ
chức Thương mại thế giới (WTO).
NHNN VN cần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, bao gồm các luật, quy định liên quan đến các chủ thể tham gia thanh toán nói chung trong nền kinh tế
cũng như hoạt động thanh toán KDTM qua ngân hàng. Hoàn thiện khuôn khổ
hoạt động thanh toán KDTM, trên cơ sở đó kiểm soát rủi ro pháp lý thích hợp; bảo đảm phù hợp với các chuẩn mực thông lệ quốc tế, tạo lập một môi trường cạnh tranh công bằng, bảo đảm khả năng tiếp cận thị trường và tiếp cận dịch vụ đối với các chủ thể có chức năng tương tự như nhau; hình thành cơ chế bảo vệ khách hàng hữu hiệu và bảo đảm quy trình giải quyết tranh chấp hiệu quả
và khách quan.
Cần xây dựng, sửa đổi, bổ sung các luật, văn bản dưới luật của Chính phủ, NHNN VN một cách đồng bộ, nhất quán và hoàn chỉnh về lĩnh vực thanh toán
để tạo điều kiện phát triển các dịch vụ, phương tiện thanh toán KDTM, đặc biệt là các dịch vụ, phương tiện thanh toán hiện đại dựa trên việc ứng dụng CNTT, đồng thời từng bước hạn chế thanh toán bằng tiền mặt. Hoàn thiện cơ
sở pháp lý hiện hành nhằm tạo điều kiện về mặt cơ chế, chính sách cho loại hình thanh toán này phát triển.
b) Phát triển các hệ thống thanh toán
- Hoàn thiện và phát triển hệ thống TTĐTLNH
Tập trung phát triển hệ thống TTĐTLNH vì đây là hệ thống thanh toán xương sống của nền kinh tế. Việc thiết kế mở rộng hệ thống đáp ứng nhu cầu cho các thành viên phải phù hợp với các chuẩn quốc tế áp dụng chung cho các hệ thống thanh toán và quyết toán. Các giải pháp phần mềm hệ thống cần đảm bảo độc lập giữa xử lý số liệu và truyền dữ liệu, đảm bảo tính bảo mật hệ
thống, tích hợp dữ liệu và tính liên tục trong hoạt động,…
Hệ thống TTLNH cần được xây dựng với giao diện mở rộng có thể sẵn sàng kết nối với các hệ thống thanh toán bán lẻ, hệ thống quyết toán chứng khoán và ngoại hối khi những hệ thống này sẵn sàng.
Đểđẩy nhanh tốc độ thanh toán, NHNN VN cần triển khai các giải pháp
đồng bộ để giai đoạn 2 của dự án này sẽ được sớm hoàn tất theo đúng kế
hoạch.
- Xây dựng trung tâm thanh toán bù trừ tự động phục vụ cho các giao dịch bán lẻ (ACH)
Phát triển hệ thống thanh toán bán lẻ, trung tâm thanh toán bù trừ bán lẻ
trên cơ sở khuyến khích sự tham gia góp vốn và vận hành của khu vực tư nhân trên cơ sở đáp ứng các quy định của NHNN VN nhằm giảm thiểu rủi ro hệ
thống và đảm bảo sự hoạt động ổn định, an toàn của hệ thống tài chính. Các hoạt động chính của Trung tâm thanh toán bù trừ quốc gia bao gồm: + Vận hành hệ thống bù trừ Séc/hối phiếu
+ Vận hành hệ thống Giro (UNC, UNT cho việc thanh toán định kỳ các khoản tiền nhưđiện, nước, điện thoại, phí bảo hiểm, thanh toán thẻ tín dụng,...)
+ Có thể vận hành hệ thống chuyển mạch thẻ ngân hàng + Vận hành hệ thống thanh toán TMĐT (B2C, B2B,...) + Vận hành các hệ thống thanh toán bù trừ khác.
Trung tâm thanh toán bù trừ quốc gia sẽ kết nối trực tiếp và có giao diện với hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng do NHNN VN vận hành. Trung tâm thanh toán bù trừ quốc gia đóng vai trò là trung tâm xử lý thông tin thanh toán bù trừ và gửi lệnh thanh toán bù trừ về NHNN VN để NHNN VN thực hiện quyết toán giao dịch cho các ngân hàng thông qua tài khoản của các ngân hàng mở tại Sở Giao dịch NHNN VN qua hệ thống TTĐTLNH.
- Xây dựng trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất (NSC)
NHNN VN với vai trò của một cơ quan chủ quản cần nhanh chóng định hướng và phối hợp với các Liên minh thẻ, các NHTM xây dựng trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất, với một thương hiệu thống nhất trên toàn quốc, kết nối các hệ thống máy ATM của các liên minh thẻ hiện hành thành một hệ
thống thống nhất nhằm tăng tính thuận tiện cho người sử dụng dịch vụ thẻ
ngân hàng, đảm bảo thẻ do một ngân hàng phát hành có thể sử dụng ở nhiều máy ATM và POS của các ngân hàng khác, tạo điều kiện cho các ngân hàng nhỏ với tiềm lực tài chính hạn chế có thể tham gia vào thị trường thẻ, đồng thời giảm nhẹ gánh nặng đầu tư hạ tầng kỹ thuật cho các ngân hàng lớn thông qua tập trung hóa đầu tư.
Ngày 27/12/2007, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số
thống nhất với sự lựa chọn Banknetvn là hạt nhân. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện đề án này là tương đối phức tạp. Trước tiên, NHNNVN cần khảo sát,
đánh giá hiện trạng của Banknetvn về các khía cạnh: mức độ hiệu quả, rủi ro, tính tích hợp, tính mở của hệ thống về khía cạnh kỹ thuật... để kết hợp với Bộ
Tài chính đề xuất lựa chọn mức và phương án đầu tư phù hợp. Đồng thời, cần nghiên cứu, khảo sát và tìm hiểu kinh nghiệm của các nước khác trong khu vực và trên thế giới (như mô hình trung tâm chuyển mạch CUP của Trung Quốc) đểđảm bảo triến khai đề án nhanh chóng và hiệu quả.
b) Xây dựng mức phí dịch vụ thanh toán hợp lý
Hiện nay, hầu hết các mức thu phí dịch vụ thanh toán của các NHTM đều
được xác định trên cơ sở mức thu phí dịch vụ thanh toán của NHNN đối với NHTM, tuy nhiên so với các nước trong khu vực và trên thế giới, mức phí dịch vụ thanh toán của Việt Nam vẫn còn cao, do dó trong thời gian tới, bên cạnh việc hoàn thiện các quy định điều chỉnh hoạt động thanh toán, NHNN cần điều chỉnh giảm mức phí dịch vụ thanh toán của mình, từđó tác động đến việc giảm phí dịch vụ thanh toán củc các NHTM đối với khách hàng và thúc đẩy thanh toán KDTM.
KẾT LUẬN
Phát triển dịch vụ thanh toán KDTM trong nền kinh tế nước ta trong điều kiện hiện nay khi mà khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, nhiều nước đã bước vào nền kinh tế tri thức. Hệ thống thanh toán qua ngân hàng của ta thực tế còn nhiều bất cập, chưa theo kịp được tốc độ phát triển của nền kinh tế.
Trên cơ sở lý luận tác giả mạnh dạn khái quát một số vấn đề về thực trạng phát triển hệ thống dịch vụ thanh toán KDTM qua Ngân hàng, đi sâu vào đánh giá thực trạng về dịch vụ thanh toán qua ngân hàng ở Việt Nam với những nhận định chung về tình hình chung và nhu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán KDTM. Trên cơ sở đó đưa ra những định hướng, giải pháp để phát triển hoạt
động thanh toán KDTM qua ngân hàng nhằm đáp ứng được đòi hỏi của nền kinh tế Việt Nam trong điều kiện hiện nay. Đồng thời, cũng mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị trong thời gian trước mắt cần làm để có thể phát triển hệ
thống thanh toán của ngân hàng thành một hệ thống thanh toán hiện đại, thực sự là một công cụ hữu hiệu trong việc điều hành chính sách của NHNN trong
điều kiện nền kinh tế hội nhập hiện nay.
Nói chung giải pháp thiết thực có tác dụng hiện tại và trong tương lai dài hạn đến 2010 tầm nhìn đến 2020 một đóng góp cần thiết cho công tác thanh toán KDTM ở nước ta hiện nay. /.
TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Kim Anh, “Cần có nhận thức đúng về thẻ ATM để hạn chế thanh toán tiền mặt ở nước ta”, Thị trường tài chính tiền tệ số 20 ngày 15/10/2007
2. Chính phủ (2001), Nghịđịnh số 64/2001/NĐ-CP ngày 20/9/2001 3. Chính phủ (2006), Nghịđính số 161/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006
4. DavidCox (1997), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Chính trị quốc gia 5. Frederic S.Mishikin (1994), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, Nxb Khoa học và Kỹ thuật
6. Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo trình Kinh tế học tiền tệ ngân hàng (2005), Nxb Đại học Quốc gia, Chủ biên: TS.Trịnh Thị Hoa Mai
7. Đào Mạnh Hùng, “Bàn về phát triển dịch vụ thanh toán KDTM tại các NHTM VN”, Tạp chí ngân hàng số 7, tháng 4/2006
8. Học viện Ngân hàng, Giáo trình Lý thuyết tiền tệ ngân hàng (2005), Nxb Thống kê, Chủ biên: TS.Tô Kim Ngọc
9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Báo cáo thường niên 2002, 2003, 2004, 2005, 2006, 2007
10. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (1997) Pháp luật về Ngân hàng Trung ương & NHTM một số nước- Nxb Thế giới
11. NHNN Việt Nam (2006), Đề án chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
12. NHNN Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, “Các thành tựu công nghệ và dịch vụ ngân hàng hiện đại”, 2006
13. NHNN Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học, "Phát triển dịch vụ bán lẻ của các NHTM VN", 2007
14. Trường Đại học kinh tế quốc dân (2005) Nghiệp vụ NHTM, NXB Tài chính
15. Trường Đại học kinh tế quốc dân (2002), NHTM Quản trị và nghiệp vụ, Nxb Thống kê
16. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg ngày 29/12/2006 17. Tạ Quang Tiến, “Bàn về hệ thống thanh toán ngân hàng Việt Nam”, Tạp chí ngân hàng số 3, 4 và 14/2007
18. Thị trường tiền tệ ngân hàng, số 22 ngày 15/11/2007.
TÀI LIỆU TIẾNG ANH
1. Bank for International Settlements, RED BOOK - Committee on Payment and Settlement Systems, 2003
2. Bank of Korea, Payment system in Korea, November 2005 3. Bank of Japan, Payment and Settlement Systems Report 2006
4. European central bank, BLUE BOOK - Payment and securities settlement