Tình hình chuyển QSDĐ ở Việt Nam và địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện vụ bản, tỉnh nam định giai đoạn từ 01 7 2014 đến 31 12 2018 (Trang 39 - 43)

Chương 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1.3. Tình hình chuyển QSDĐ ở Việt Nam và địa bàn nghiên cứu

1.3.1. Tình hình chuyển QSDĐ ở Việt Nam

Công tác quản lý đất đai nói chung và công tác chuyển QSDĐ nói riêng ở Việt Nam đang ngày được hoàn thiện, áp dụng công nghệ, tiến bộ khoa học xã hội vào trong công tác quản lý đất đai. Với công tác chuyển QSDĐ hiện nay đang là một trong những hoạt động sôi nổi, nhiều vấn đề nhạy cảm. Đặc biệt ở các Tỉnh, Thành phố lớn công tác này cực kỳ sôi động vì vậy công tác quản lý đất đai còn gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, Việt Nam đã và đang áp dụng công nghệ số vào trong công tác quản lý đất đai như phần mềm Vilis, Gcadas... nên hiệu quả tốt hơn giải quyết được nhiều khó khăn trong công tác này. Tuy nhiên việc áp dụng công nghệ này còn gặp nhiều khó khăn ở một số Tỉnh, Thành do Bản đồ địa chính đo vẽ từ những năm trước 2000 đến nay khi áp dụng phần mềm thì thửa đất đã biến động rất nhiều, việc thu thập dữ liệu để biên tập, số hóa không chính xác, không đảm bảo sự

thống nhất dẫn đến gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện ứng dụng vào phần mềm.

Nhìn chung việc quản lý các hoạt động chuyển QSDĐ ở nước ta tuy đã có những bước tiến đáng kể song những quy định còn chặt, chưa mở hoặc các văn bản pháp luật quy định và hướng dẫn thực hiện chưa đồng bộ, trong đó có thủ tục kê khai đăng ký, cơ quan chuyên môn và cơ quan dịch vụ chưa có kế hoạch và còn yếu kém về năng lực, đồng thời về giá đất tuy đã có nhiều văn bản quy định nhưng vẫn còn bất cập hạn chế cho việc xác định giá trị đất đai để chuyển nhượng; chuyển đổi; hay góp vốn bằng QSDĐ. Do những tồn tại nêu trên, các hoạt động chuyển QSDĐ phi chính quy vẫn diễn ra ở nhiều nơi tác động xấu đến thị trường bất động sản mới hoạt động, ảnh hưởng đến công tác quản lý, sử dụng đất đai, gây thất thoát về kinh tế và lãng phí nguồn tài nguyên đất đai cho Nhà nước và nhân dân.

1.3.2. Tình hình chuyển QSDĐ của tỉnh Nam Định

Nam Định là tỉnh nằm ở phía Nam đồng bằng Sông hồng có diện tích tự nhiên với 1.668 km². Dân số trung bình năm 2016: 1,85 triệu người; Mật độ dân số: 1.109 người/km2; Nam Định có 10 đơn vị hành chính, trong đó có 09 huyện và thành phố Nam Định (đô thị loại I). Tỉnh có nguồn nhân lực trẻ, dồi dào, có chất lượng: người trong độ tuổi lao động khoảng 1 triệu người, chiếm 60% dân số. Tỉnh Nam Định tiếp giáp với tỉnh Thái Bình ở phía Bắc, tỉnh Ninh Bình ở phía Nam, tỉnh Hà Nam ở phía Tây Bắc, giáp biển (vịnh Bắc Bộ) ở phía Đông. Nam Định có địa hình tương đối bằng phẳng, có 2 vùng chính là vùng đồng bằng thấp trũng và vùng đồng bằng ven biển, ở phía Tây Bắc tỉnh có một số ít đồi núi thấp. Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, chỗ cao nhất từ đỉnh núi Gôi cao 122m, chỗ thấp nhất -3m (so với mặt biển) ở vùng đồng bằng trũng huyện Ý Yên. Vùng ven biển có bờ biển dài, địa hình khá bằng phẳng. Một số nơi có bãi cát thoải mịn thích hợp với phát triển lĩnh vực du lịch nghỉ mát tắm biển như Thịnh Long (Hải Hậu), Quất Lâm (Giao Thuỷ), Rạng Đông (Nghĩa Hưng). Nam Định có 3 sông lớn là sông Hồng, sông Đáy, sông Ninh Cơ. Ngoài ra có sông Đào nối liền sông Hồng và sông Đáy cùng với nhiều sông nhỏ khác giúp cho giao thông đường thuỷ thuận lợi và bồi đắp phù sa, tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Về văn hóa truyền thống: Với dải đồng bằng cổ xưa, nơi lưu giữ các phong tục tập quán đặc sắc tại những làng mạc trù phú, Nam Định là vùng đất mang nét đặc trưng của nền văn minh lúa nước sông Hồng, thích hợp với các loại hình du lịch đồng quê, khảo sát, nghiên cứu văn hóa, tâm linh, sinh thái như di tích lễ hội Phủ Dầy tại huyện Vụ Bản được UNETSCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể. Còn lưu giữ trọn vẹn tại đây chứng tích của triều Trần, triều đại phong kiến với những chiến công rực rỡ trong lịch sử, cũng là giai đoạn phát triển cực thịnh của nền phong kiến Việt Nam. Lễ hội Đền Trần với hình ảnh 14 vị vua cùng Đức Thánh Trần Hưng Đạo luôn là nguồn cội để mọi người dân Việt hướng về tinh thần đoàn kết dân tộc. Tại Khu di tích lịch sử văn hóa Trần hiện hữu 45 di tích gắn liền với lịch sử Vương triều hưng thịnh bậc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Xưa kia, nơi đây vốn là hành cung Thiên Trường được coi như kinh đô thứ hai của đất nước, cho tới nay luôn có sức thu hút với du khách trong nước và quốc tế. Chính vì vậy mà việc quản lý hành chính và đặc biệt là việc quản lý đất đai và sử dụng đất đai hợp lý phù hợp đúng đủ với mọi nhu cầu phát triển trên mọi lĩnh vực là rất quan trọng và cần thiết. Hàng năm dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp cùng với sự chỉ đạo của ban lãnh đạo tỉnh, sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý và sử dụng đất đai một cách hợp lý và có hiệu quả. Trong đó, phải kể đến công tác chuyển QSDĐ diễn ra trên địa bàn tỉnh, từ khi Luật đất đai năm 2003 và nay là Luật đất đai 2013 được đưa vào áp dụng, có nhiều thay đổi về quy định cũng như các hình thức chuyển QSDĐ, ban lãnh đạo và các cơ quan chuyên môn đã kịp thời nắm bắt những quy định mới của Luật Đất đai, đồng thời cũng tổ chức tuyên truyền tới người dân nhằm nâng cao sự hiểu biết của người dân, thúc đẩy hoạt động chuyển QSDĐ trên địa bàn toàn tỉnh diễn ra sôi động hơn.

1.3.3. Tình hình chuyển QSDĐ của huyện Vụ Bản.

Huyện Vụ Bản là huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2018; Huyện nằm ở phía Bắc tỉnh Nam Định, có Sông Đào chạy qua ở phía Nam huyện và sông Sắt ở phía Tây huyện.

Trong những năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo của tỉnh công tác chuyển QSDĐ trên địa bàn huyện diễn ra mạnh mẽ. Hình thức chuyển quyền của huyện chủ

yếu tập trung vào hình thức chuyển đổi, tặng cho, thừa kế và chuyển nhượng QSDĐ, còn hình thức góp vốn bằng QSDĐ tuy có diễn ra nhưng vẫn còn ít. Huyện Vụ Bản những năm gần đây là một huyện có nền kinh tế phát triển tập trung chủ yếu vào lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp; tuy nhiên sự hiểu biết của người dân về công tác chuyển QSDĐ còn hạn chế, chính vì vậy cán bộ địa chính vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện các thủ tục của công tác chuyển quyền. Hiện nay huyện đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp Luật và nâng cao nhận thức của người dân để mang lại hiệu quả cao hơn và bền vững hơn trong công tác quản lí đất đai nói chung và công tác chuyển QSDĐ nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện vụ bản, tỉnh nam định giai đoạn từ 01 7 2014 đến 31 12 2018 (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)