Những biến động diện tích đất theo mục đích sử dụng của huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện vụ bản, tỉnh nam định giai đoạn từ 01 7 2014 đến 31 12 2018 (Trang 61 - 93)

Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất của huyện Vụ Bản, tỉnh

3.1.3. Những biến động diện tích đất theo mục đích sử dụng của huyện

Bảng 3.3. Biến động diện tích theo mục đích sử dụng đất của huyện Vụ Bản năm 2018 so với các năm 2017, 2016

Đơn vị tính diện tích ha MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG Diện tích Năm 2018

So với năm 2017 So với năm 2016 So với năm 2015 So với năm 2014

Ghi chú Diện tích Tăng (+) Diện tích Tăng (+) Diện tích Tăng (+) Diện tích Tăng (+) năm 2017 giảm (-) năm 2016 giảm (-) năm 2015 giảm (-) năm 2014 giảm (-) -2 -3 -4 -5 (6) = (4) - (5) -7 (8) = (4) - (7) -9 (10)=(4- 9) -11 (12)=4- 11) -9 Tổng diện tích đất của ĐVHC 15280.7 15280.7 0 15280.7 0 15280.70 0.00 15280.70 0.00 Đất nông nghiệp NNP 10766.64 10789.26 -22.62 10804.35 -37.71 10820.86 -54.22 10824.05 -57.41

Đất sản xuất nông nghiệp SXN 9948.67 9970.07 -21.4 9983.3 -34.63 9998.11 -49.44 10001.14 -52.47

Đất trồng cây hàng năm CHN 9468.22 9489.39 -21.17 9502.36 -34.14 9517.07 -48.85 9520.10 -51.88 Đất trồng lúa LUA 8878.31 8899.35 -21.03 8911.95 -33.64 8926.50 -48.19 8929.53 -51.22 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 589.9 590.04 -0.14 590.41 -0.51 590.57 -0.67 590.57 -0.67 Đất trồng cây lâu năm CLN 480.45 480.68 -0.23 480.94 -0.49 481.04 -0.59 481.04 -0.59

Đất lâm nghiệp LNP 45.98 45.98 0 45.98 0 45.98 0.00 45.98 0.00 Đất rừng sản xuất RSX 0.00 0.00 Đất rừng phòng hộ RPH 45.98 45.98 0 45.98 0 45.98 0.00 45.98 0.00 Đất rừng đặc dụng RDD 0.00 0.00 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 634.76 635.98 -1.22 637.82 -3.06 639.45 -4.69 639.60 -4.84 Đất làm muối LMU 0.00 0.00

MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG

Diện tích Năm 2018

So với năm 2017 So với năm 2016 So với năm 2015 So với năm 2014

Ghi chú Diện tích Tăng (+) Diện tích Tăng (+) Diện tích Tăng (+) Diện tích Tăng (+) năm 2017 giảm (-) năm 2016 giảm (-) năm

2015 giảm (-) 2014 năm giảm (-)

Đất nông nghiệp khác NKH 137.23 137.23 0 137.26 -0.03 137.33 -0.10 137.33 -0.10

Đất phi nông nghiệp PNN 4464.07 4441.33 22.73 4426.15 37.92 4409.41 54.66 4406.23 57.84

Đất ở OCT 904.81 891.46 13.35 885.13 19.68 878.62 26.19 878.62 26.19

Đất ở tại nông thôn ONT 864.63 855.78 8.85 849.39 15.24 842.89 21.74 842.89 21.74

Đất ở tại đô thị ODT 40.18 35.68 4.5 35.74 4.44 35.74 4.44 35.74 4.44

Đất chuyên dùng CDG 2805.38 2795.41 9.96 2789.43 15.95 2778.75 26.63 2774.86 30.52

Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 17.38 17.41 -0.02 17.42 -0.04 17.96 -0.58 17.96 -0.58

Đất quốc phòng CQP 9.74 9.74 0 9.74 0 8.00 1.74 8.00 1.74

Đất an ninh CAN 6.41 6.41 0 6.41 0 6.41 0.00 6.41 0.00

Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 80.16 80.18 -0.03 80.27 -0.11 75.76 4.40 75.76 4.40 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 287.78 287.51 0.27 285.4 2.38 281.73 6.05 277.72 10.06 Đất có mục đích công cộng CCC 2403.91 2394.16 9.75 2390.19 13.72 2388.89 15.02 2389.02 14.89

Đất cơ sở tôn giáo TON 48.56 48.56 0 47.08 1.48 47.08 1.48 47.08 1.48

Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 39.29 39.29 0 37.51 1.78 37.51 1.78 37.51 1.78

Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, NHT NTD 219.97 220.06 -0.09 220.1 -0.13 220.12 -0.15 220.12 -0.15 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 218.61 218.61 0 218.61 0 218.61 0.00 218.61 0.00 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 224.94 225.36 -0.41 225.51 -0.57 225.92 -0.98 226.62 -1.68

Đất phi nông nghiệp khác PNK 2.52 2.59 -0.07 2.78 -0.26 2.80 -0.28 2.80 -0.28

Đất chưa sử dụng CSD 49.99 50.1 -0.11 50.2 -0.21 50.42 -0.43 50.42 -0.43

MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG

Diện tích Năm 2018

So với năm 2017 So với năm 2016 So với năm 2015 So với năm 2014

Ghi chú Diện tích Tăng (+) Diện tích Tăng (+) Diện tích Tăng (+) Diện tích Tăng (+) năm 2017 giảm (-) năm 2016 giảm (-) năm

2015 giảm (-) 2014 năm giảm (-)

Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 15.36 15.36 0 15.36 0 15.36 0.00 15.36 0.00

3.1.4. Tình hình quản lý đất đai của huyện Vụ Bản

(Theo nguồn: Báo cáo tổng kết thực hiện công tác ngành TN&MT huyện Vụ Bản năm 2018)

Trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về đất đai của huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường đã cơ bản hoàn thành những kế hoạch, nhiệm vụ của ngành cũng như của huyện và của tỉnh. Kết quả cụ thể trên từng nhiệm vụ quản lý được thể hiện ở các mặt sau:

*) Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó:

Thực hiện quy định của Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn dưới Luật, UBND huyện đã ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn công tác quản lý, sử dụng đất phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Đồng thời tổ chức thực hiện những văn bản quy định, hướng dẫn của Trung ương và của tỉnh ban hành kịp thời, mở các lớp tuyên truyền, học tập văn bản pháp luật đất đai nhằm không ngừng nâng cao nhận thức về pháp luật đất đai cho cán bộ và người dân góp phần làm cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn đảm bảo quy định của Pháp luật.

*) Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính

Được sự chỉ đạo của UBND tỉnh Nam Định, Sở Nội vụ cùng với các Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Tài Chính, UBND huyện Vụ Bản cùng với các huyện giáp ranh (huyện Hưng Ý yên, huyện Nam Trực, huyện Mỹ Lộc, Tp Nam Định, Tỉnh Hà Nam) đã tổ chức triển khai thực hiện công tác xác định địa giới hành chính ở cả 2 cấp huyện và xã. Các tuyến ranh giới ở 2 cấp huyện và xã đều được xác định, thống nhất bằng các yếu tố địa vật cố định hoặc các điểm mốc giới đã được chuyển vẽ lên bản đồ địa hình. Ranh giới hành chính của huyện và các xã, thị trấn trong huyện được xác định ổn định không có tranh chấp.

*) Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất

Tính đến thời điểm hiện tại, huyện Vụ Bản đã thực hiện đo vẽ, lập bản đồ địa chính theo tọa độ, độ cao Nhà nước cho 18/18 xã, thị trấn với độ chính xác cao. Tuy

nhiên, trong giai đoạn từ năm 2010 đến nay nhiều địa phương đã triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới gắn với quy hoạch lại đồng ruộng, dồn điền đổi thửa, dẫn đến có sự thay đổi về hiện trạng SDĐ so với các GCN QSDĐ đã cấp tại thời điểm 2004; do đó phải thực hiện đo đạc, chỉnh lý lại bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính và cấp đổi GCN QSDĐ cho người dân trong những năm tới để đáp ứng yêu cầu về công tác quản lý đất đai (Có 18/18 xã, thị trấn cần thực hiện đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính và cấp đổi giấy chứng nhận sau dồn điền đổi thửa);

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được lập ở 02 cấp thể hiện đầy đủ hiện trạng sử dụng đất, đảm bảo các quy định về thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo quy định của thông tư 28/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về thống kê kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

*) Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Đã hoàn thành tốt công tác lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và điều chỉnh quy hoạch giai đoạn 2016-2020, xây dựng có hiệu quả kế hoạch sử dụng đất hàng năm trên địa bàn huyện và 18/18 xã, thị trấn. Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được tăng cường và giữ vai trò quan trọng, đã góp phần đảm bảo tính thống nhất trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai, nắm chắc quỹ đất đai, bảo đảm cơ sở pháp lý cho việc giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

*) Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

Thực hiện Nghị định 43/CP , Nghị định 64/CP, Nghị định 60/CP về giao đất, Nghị định 85/CP và Chỉ thị 245/TTg, Nghị định số 35/ NĐ-CP về giao đất, cho thuê đất, công tác quản lý và sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn huyện trong thời gian qua đã có nhiều cải tiến, thủ tục đơn giản, đáp ứng yêu cầu của người dân.

Về cơ bản, công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giao đất, cho thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất được các địa phương triển khai thực hiện theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt, bảo đảm đúng các quy định của pháp luật về đất đai. Việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất có rừng đặc dụng, phòng hộ được kiểm soát chặt chẽ.

Tuy nhiên, việc áp dụng thực hiện quy định về điều kiện để được giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai còn

nhiều bất cập. Nguyên nhân là do vẫn còn thiếu các quy định để xử lý chuyển tiếp giữa Luật đất đai 2003 và Luật đất đai 2013 về các trường hợp giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng để thực hiện dự án đầu tư; dự án triển khai tại các khu vực nhạy cảm về an ninh, quốc phòng.

*) Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất.

UBND huyện Vụ Bản đã tổ chức chỉ đạo chủ đầu tư các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo đúng quy định của Nhà nước và của tỉnh. Hộ gia đình, cá nhân, tập thể sau khi bị thu hồi đất nhận tiền bồi thường đất và bàn giao mặt bằng đúng tiến độ được hỗ trợ tái định cư và đào tạo việc làm nhằm giúp cho người dân ổn định cuộc sống cả về vật chất lẫn tinh thần tránh nhằm tránh thất thoát nguồn ngân sách. Về cơ bản chính sách này được người dân đồng tình ủng hộ, không có thắc mắc hoặc khiếu kiện.

*) Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Việc lập hồ sơ địa chính được thực hiện ở tất cả các xã, thị trấn. Đến nay đã cơ bản lập xong sổ địa chính, sổ mục kê đất và sổ theo dõi cấp GCN QSDĐ.

Để thuận lợi trong việc quản lý và sử dụng đất đai đúng pháp luật, UBND huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Vụ Bản đã triển khai cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong khu dân cư và cấp đổi GCN QSDĐ nông nghiệp cho tất cả các xã, Thị trấn (hiện tại đang được thực hiện trên 18 xã thị trấn trong toàn huyện). Trong những năm tới, cần đẩy mạnh hơn nữa việc cấp GCN theo quy định hiện hành. Tính đến thời điểm 31/12/ 2018 toàn huyện đã cấp 10.717 GCN QSDĐ: Trong đó:

Số thửa đất ở cần cấp lần đầu 44.710: Số thửa đã cấp 41.581/ 41.581 giấy;

Số giấy chứng nhận cấp lại, cấp đổi sau dồn điền đổi thửa năm 2012 là 9.894 giấy.

Nhìn chung, công tác thống kê, kiểm kê đất đai trên địa bàn huyện trong những năm qua đã đạt được kết quả tương đối tốt và cơ sở pháp lý cao, các số liệu phản ánh đúng tình hình biến động các loại đất, số liệu được đánh giá một cách khá chính xác từ cấp cơ sở, công tác thống kê được thực hiện theo đúng tiến độ và đảm bảo theo như hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Công tác thống kê, kiểm kê của huyện trong thời gian qua được thực hiện rất tốt hoàn thành theo đúng số liệu, bảng mẫu. Điều này đã phần nào giúp Nhà nước thực hiện quản lý đất đai trên địa bàn huyện đạt hiệu quả và góp phần vào việc triển khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm của huyện.

Tuy nhiên việc báo cáo và công bố kết quả thống kê đất đai hàng năm và kết quả kiểm kê đất đai định kỳ vẫn còn chậm so với kế hoạch đề ra. Nguyên nhân là do việc triển khai công tác này thường vào đúng thời điểm trước và sau tết âm lịch nên triển khai chậm. Mặt khác, việc thực hiện rà soát, điều chỉnh diện tích đo đạc bản đồ địa chính chính quy tại các đơn vị cấp xã mất nhiều thời gian để cập nhật, chỉnh lý biến động. Riêng với công tác kiểm kê đất đai lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014, do yêu cầu chất lượng, nội dung thực hiện có sự thay đổi so với kỳ kiểm kê trước đây, đòi hỏi năng lực, chuyên môn cao của các đơn vị tham gia thực hiện.

*) Xây dựng hệ thống thông tin đất đai

Thực hiện mục tiêu xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đất đai, trong thời gian qua, Huyện đã tập trung chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc tổ chức thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên phạm vi toàn Huyện.

Tuy nhiên, việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai còn phân tán, thiếu đồng bộ dẫn đến cơ sở dữ liệu đất đai cấp huyện chưa kết nối được với cấp tỉnh, phần mềm sử dụng để xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai chưa hoàn thiện và chưa thống nhất để thực hiện. Bên cạnh đó, hạ tầng kỹ thuật chưa đảm bảo cho việc vận hành hệ thống thông tin đất đai, do đó cơ sở dữ liệu địa chính không được vận hành khai thác sử dụng, dẫn tới cơ sở dữ liệu không được cập nhật biến động thường xuyên dễ dẫn tới tình trạng cơ sở dữ liệu bị lỗi thời, không có giá trị sử dụng. Việc lồng ghép giữa đo vẽ bản đồ địa chính với đăng ký, cấp GCN và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai còn hạn chế.

Nguồn thu từ đất bao gồm lệ phí giao đất, thuế chuyển QSDĐ, lệ phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất, tiền thuê đất… được thu nộp vào kho bạc theo đúng quy định về tài chính. Ngoài ra huyện Vụ Bản vẫn đang hoàn thiện hệ thống các công cụ tài chính, kinh tế đất để điều tiết các quan hệ đất đai và quản lí thị trường bất động sản.

*) Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

Những năm qua công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đã được UBND huyện quan tâm thông qua việc quản lý, giám sát các hoạt động chuyển nhượng, cho thuê đất, thu thuế, thu tiền sử dụng đất,…. góp phần đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng đất và nguồn thu ngân sách.

*) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai

Trong những năm qua, UBND huyện Vụ Bản đã thường xuyên phối kết hợp với cấp trên tăng cường công tác kiểm tra giám sát các chủ sử dụng đất được giao. Qua công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành Luật Đất đai và việc thực hiện Nghị quyết số 17-NQ/TU ngày 17/7/2012 của BCH Đảng bộ tỉnh Nam Định trên toàn huyện, đã góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật đất đai cho người quản lý và sử dụng đất, đưa đất đai vào sử dụng đúng mục đích, bền vững, có hiệu quả.

*) Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai

Trong những năm gần đây, huyện Vụ Bản luôn chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật đất đai nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng, tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước về đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện vụ bản, tỉnh nam định giai đoạn từ 01 7 2014 đến 31 12 2018 (Trang 61 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)